Nếu bạn là người quản trị website hoặc dân SEO chắc hẳn phải biết đến khái niệm Internal link là gì. Trong bài viết này, ATPSOFTWARE sẽ giới thiệu khái quát lại về giá trị của Internal Link và cách sử dụng plugin Interlinks Manager trong hoạt động SEO website.
Internal Link là gì?
Internal là nội bộ, bên trong còn Link là đường dẫn liên kết. Do đó ghép 2 từ này lại Internal link có nghĩa là liên kết nội bộ của website.
Liên kết nội bộ là một loại siêu liên kết (Hyperlinks) trên một trang web đến một trang hoặc tài nguyên khác, chẳng hạn như liên kết đến một hình ảnh hoặc tài liệu, trên cùng một trang web hoặc tên miền khác. Các siêu liên kết được phân loại là liên kết “bên ngoài” (external link) hoặc “bên trong”( internal link) tùy thuộc vào mục tiêu của bạn. Nói chung, một liên kết đến một tên miền khác gọi là liên kết bên ngoài, trong khi một liên kết trỏ đến một phần khác trên cùng một trang web gọi là liên kết nội bộ. (Nguồn Wikipedia)
Lấy ví dụ ở trên Anchor Text “Nguồn wikipedia” có siêu liên kết dẫn đến trang web https://en.wikipedia.org/wiki/Internal_link đây là liên kết không cùng tên miền vì vậy gọi là liên kết ngoài (External Link)
Còn Anchor Text ” ATPSOFTWARE ở đầu bài viết dẫn link về web https://atpsoftware.vn/ cùng tên miền với bài viết này, do đó được gọi là liên kết nội bộ trang.
Giá trị của Internal link với SEO website
Internal link xuất hiện trên website có rất nhiều ý nghĩa. Đó là …
Internal link có thể giúp bổ sung thêm nội dung xung quanh cho bài viết gốc. Chẳng hạn bài viết này liên quan đến Internal Link – một trong các khái niệm của SEO, vì vậy mình sẽ dẫn link nội bộ đến các bài viết khác trên site có cùng chủ đề về SEO để bạn có thể hiểu sâu hơn về nó.
Internal link giúp điều hướng khách hàng đến trang đích (landing page hoặc sale page) bán hàng của website. Thông thường khi bạn viết các bài viết chất lượng, Google sẽ gợi ý bài viết này của bạn lên top tìm kiếm và khách hàng sẽ click vào xem. Khi đọc bài viết hay, người dùng sẽ có nhu cầu tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan và click vào các liên kết nội bộ để đến trang khác trên website. Vì vậy nếu khéo léo đặt link tốt, bạn sẽ có được rất nhiều người dùng truy cập trang đích bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Giúp bạn có doanh số mà không tốn tiền quảng cáo Google.
Trong ảnh trên bài viết “ Nên kinh doanh gì với số vốn 100 triệu đồng” là bài viết đang lên top của website Ytuongkinhdoanh.vn. Tận dụng traffic từ nó, mình đã để thêm liên kết nội bộ đến bài viết tiếp theo là “53 ý tưởng kinh doanh ở nước ngoài” và nhờ vậy bài viết mới này đang có view tốt!
Internal link giúp tăng thời gian ở lại website, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng độ nhận diện cho website đó. Các chỉ số vừa nhắc đến là một trong các chỉ số SEO của website mà bất kỳ người quản trị website nào cũng cần phải chú ý. Việc giữ chân khách hàng ở lại lâu trên website có rất nhiều thủ thuật (như dẫn link nội bộ, chèn video youtube, liên tục load ra các bài viết mới, viết bài thật dài,…)
Giới thiệu Plugin Interlinks Manager
Plugin Interlinks Manager cung cấp cho bạn một loạt các công cụ giúp bạn phát triển cấu trúc link nội bộ của website, giúp bạn có thể tăng lượt truy cập trang web của mình, bán nhiều sản phẩm hơn hoặc chuyển đổi nhiều người dùng hơn.
Link plugin: https://codecanyon.net/item/interlinks-manager/13486900
Bạn có thể mua nó với giá 33 USD trên Codecanyon.
Hướng dẫn sử dụng tool Interlinks Manager
Interlinks Manager có rất nhiều tính năng liên quan đến cài đặt liên kết nội bộ cho website. Sau đây là các hướng dẫn chi tiết.
Bỏ qua việc cài đặt Plugin này lên website wordpress vì Goolge đã có nhiều bài hướng dẫn cài plugin rồi. Nên mình sẽ đi thẳng vào giới thiệu các tính năng và khái niệm của plugin luôn.
Interlinks Manager – Dashboard
Đây là khu vực hiển thị thông tin các bài viết của website kèm theo các thông tin như
- Date : ngày viết
- PT (Post type): dạng bài viết
- CL (Content Length): độ dài thô của bài viết
- MIL (Manual Internal link of post): số liên kết nội bộ tạo thủ công trong bài
- AIL (Auto Internal link of post): số liên kết nội bộ tự động
- RI (Recommnend number internal link of post): Số link nội bộ gợi ý (dựa trên số lượng ký tự và số ký tự trên link nội bộ để xác định)
- VG (The number of visits generated with the internal link of post): số lượt click vào link nội bộ
- OF (Optimization Flag): điểm tối ưu hóa
Interlinks Manager – Juice
Link Juice Là một thuật ngữ thông dụng trong SEO nó đề cập đến sức mạnh của website thông qua các liên kết ngoại vi hoặc liên kết nội bộ bên trong website ( external link hoặc internal link ). Và giả sử coi các đường link của website bạn là hệ thống ống nước, thì link juice chính là dòng nước được vận chuyển trong đường ống đó. Link Juice là một trong những yếu tố quyết định cực kỳ quan trọng trong việc xác định thứ hạng trên SERPs của Google.
Menu Juice cung cấp cho bạn thông tin về dòng nước chảy trong các liên kết trên của trang web của bạn và cung cấp cho mỗi URL một danh sách chi tiết tất cả các liên kết trỏ đến nó trong hệ thống link nội bộ của web.
Các khái niệm
- IIL (Number of inbound internal links received by the URL): lượng link nội bộ dẫn đến bài viết
- Juice value (the link juice received by the URL): giá trị link juice
- Juice visual (the visual representation of the link juice received by the URL)”
Interlinks Manager – AIL
Với menu AIL (tự động tạo liên kết nội bộ), bạn có thể chuyển đổi các từ khóa hoặc cụm từ cụ thể trên các bài viết website thành các liên kết nội bộ. Tính năng này có thể đặc biệt hữu ích trong các tình huống sau:
Tạo các nội dung liên quan tự động trên website
Bằng cách thêm các từ hoặc cụm từ cần SEO cùng với link bài viết muốn nhắc đến. Các bài viết trên website chứa từ hoặc cụm từ đó sẽ tự động nhắc đến liên kết của bạn
Dẫn link tự động về trang đích bán hàng
Sau khi lên danh sách các bài viết để SEO, bạn chỉ cần đặt link sale page cùng với cụm từ bạn đã đặt trong các bài viết thì tự động sẽ có link về sale page của bạn mà bạn không cần phải vào lại từng bài để edit thủ công.
Dẫn link tự động đến bài viết các bài viết cụ thể
Nếu bạn có một bài viết mới trên site và muốn các bài viết cũ cùng chủ đề nhắc về nó thì bạn chỉ cần chọn cụm từ phù hợp và điền link rất tiện lợi
Cách tạo liên kế nội bộ tự động
Bạn vào Menu Interlinks Manager – AIL sẽ hiển thị bảng thông điền để tạo liên kết nội bộ mới như sau
Các khái niệm cơ bản
- Case Insensitive Search: phân loại cụm từ dạng viết hoa, viết thường (chọn Yes nếu không phân loại)
- Limit: giới hạn số lượng cụm từ phù hợp trên website tự động chuyển sang liên kết nội bộ
- Priority: giá trị ưu tiên xác định thứ tự thay thế của từ khóa
Xem video hướng dẫn
Gợi ý liên kết nội bộ cho bài viết
Khi cài đặt plugin, tại phần soạn thảo bài viết website sẽ hiện thị thêm mục danh sách các bài viết gợi ý để sử dung cho liên kết nội bộ.
Ở phần Interlinks Suggestion chọn Generate để hiện thị các bài viết liên quan (xem hình dưới)
Plugin sẽ tự động tạo ra thêm các bài viết liên quan với bài bạn đang soạn thảo. Từ đây bạn có thể lựa chọn các bài viết liên quan rất thuận lợi.
Interlinks Optimization
Ngoài ra, plugin còn dựa trên số lượng từ của bài viết để đưa ra các gợi ý số lượng liên kết nội bộ phù hợp cho bài viết.
Cách khai thác tốt plugin Interlinks Manager
Vì plugin này hỗ trợ tạo liên kết nội bộ tự động, vì vậy bạn cần tìm ra các bài viết đang có traffic tốt trên website để tạo các liên kết nội bộ về đó hoặc tận dụng các bài viết này để kéo traffic về các sale page hoặc bài viết khác.
Các công cụ hỗ trợ lọc ra các bài viết tốt trên website
- Google Analytics: lọc ra các bài viết có nhiều view nhất để tối ưu liên kết nội bộ
- Ahref: phân tích website để tìm ra các “top page” để tối ưu liên kết nội bộ
Các công cụ hỗ trợ tìm ra các keyword của website
- SEOquake: plugin lọc ra các anchortext trên website và tần suất xuất hiện
- Ahref: tool SEO hỗ trợ tìm ra các keyword lên top của website hay bài viết.
hay lam