KỊCH BẢN VIẾT CV – DỰ PHỎNG VẤN
Phần 1: Kiến thức nền tảng
Bài 1: Vì sao Doanh nghiệp cần tuyển dụng?
Phần lớn mọi người đều không biết lý do vì sao doanh nghiệp cần phải tuyển dụng, họ cứ nộp đơn đi xin việc, sau 1 thời gian làm họ lại xin nghỉ vì công việc không phù hợp và lại nộp đơn đi xin chỗ khác đó thực sự là sự đáng tiếc.
Ông cha có câu “ biết mình biết người trăm trận trăm thắng”
Quá trình tuyển dụng thành công:
2 yếu tố của ứng viên: công việc phù hợp ứng viên, ứng viên đáp ứng yêu cầu.
Lý do DN cần tuyển dụng
- Nếu doanh nghiệp tuyển dụng đủ thì như cái bánh xe lăn, còn nếu thiếu 1 số bộ phận thì bánh xe rất khó đi. Thiếu vị trí nào thì càn tuyển ngay nếu không bánh xe sẽ không lăn được.
- Bánh xe đã lăn, nhưng doanh nghiệp vẫn muốn tuyển dụng, vì họ muốn xe lăn nhanh hơn.
Bạn cần biết mình mạnh về lĩnh vực gì và sẵn sàng ứng tuyển vào lĩnh vực đó, nếu bạn ứng tuyển vào lĩnh vực mình không thích thì đó thực sự là 1 thảm họ.
Bài 2: vì sao bạn cần có 1 công việc
HỌ xin được việc do chuyên môn, may mắn và do lý do của họ khác nhau nếu lý do của họ đủ lớn họ xin việc rất nhanh. “ the big why, easy how”.
Mỗi người đều có 1 vòng tròn với những mảnh ghép khác nhau, nhà tuyển dụng cũng vậy, họ cũng có những mảnh ghép. Dù là ai thì mọi người đều có mảnh ghép “ công việc” để có hạnh phúc và có tiền,…
Mỗi người có 1 lý do khác nhau:
- Tôi cần công việc để có tiền
- Cần cv để học kinh nghiệm
- Cần công việc để lấy niềm vui,….
Bạn cần tìm 1 công việc như thế nào?
Jack Ma – chủ tịch tập đoàn Alibaba nói:
“ Nếu muốn trở thành 1 doanh nhân : dưới 20 tuổi bạn học hành, dưới 25t được mắc sai lầm, dưới 30t lên lựa chọn 1 công ty mà có 1 chủ doanh nghiệp là người tài năng, từ 30t đến 40t lên khởi nghiệp, 40t-50t tập trung vào điểm mạnh, 50t-60t hãy đầu tư vào giới trẻ, trên 60t lên tập trung vào bản thân”.
Dưới 30t thì chọn 1 doanh nghiệp và coi sếp là người thầy để học hỏi, sếp phải tài năng và có tâm, sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn có quyền chọn doanh nghiệp.
Bài 3: 4 tiêu chí lựa chọn 1 doanh nghiệp
Bạn đều có quyền lựa chọn doanh nghiệp, ứng viên và nhà tuyển dụng đều có quyền lợi ngang bằng.
- Chế độ đãi ngộ: khi bạn có chuyên môn vững chắc, cần có 1 môi trường ổn định để làm việc và cống hiến.
- Người sếp : DN là môi trường để bạn học hỏi cách quản lý, vận hành, khởi nghiệp. Người sếp giỏi sẽ dạy và tạo ảnh hưởng tới chúng ta.
- Danh tiếng của DN : khi bạn muốn học hỏi cách họ làm thương hiệu, cách phát triển 1 doanh nghiệp.
- Sản phẩm của DN: khi họ thích sản phẩm đó, họ có đam mê về sản phẩm đó.
Vì mục tiêu học hỏi, nên chọn 3 tiêu chí cuối.
Bài 4: 3 yếu tố các doanh nghiệp đều quan tâm khi tuyển dụng.
Bạn cần phải biết DN cần gì, bạn sẽ nói ra những điểm mạnh của bạn mà liên quan đến thứ doanh nghiệp cần để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
- Thái độ:
Nhà tuyển dụng cần ứng viên có thái độ sống tích cực, quan tâm đến việc học hỏi, hòa đồng với ng khác.
- Kiến thức
Xin vào công việc nhân viên Marketing thì kiến thức là khi bạn biết quy trình về mar, được học mar, biết được những việc mình chuẩn bị làm,…
- Kinh nghiệm: Khi bạn đã từng làm công việc đó trong quá khứ.
Dù tuyển vị trí nào thì Trọng số về thái độ luôn cao hơn 2 yếu tố còn lại.
Để có 1 thái độ tốt thì cần có những mối quan hệ tốt, hãy chơi với những người tích cực, thành công.
Làm sao để có kiến thức ?. hãy học từ sách, video, tham gia các khóa học. Công thức có kiến thức: 1,14,40. 1 là lần đầu tiên xem 1 video nào đó, cứ xem lần thứ 14 bạn sẽ giỏi hơn rất nhiều.
Làm sao để có kinh nghiệm?. Hãy nói với cuộc đời rằng “ hãy bóc lột tôi đi”.
Phần 2: Tạo CV ấn tượng
Bài 5: Cách tạo bố cục đơn giản- sáng tạo cho bản CV xin việc.
Bố cục của CV dựa vào những điểm mạnh mà mình đang có và dự vào những nội dung nhà tuyển dụng đang cần.
Các phần cần phải có:
- Thông tin cá nhân: họ tên, quê quán, nơi ở, sđt, email, địa chỉ fb của bạn, địa chỉ web, ảnh chân dung ( cười tươi hơn, chụp nghệ thuật hơn).
- Mục tiêu nghề nghiệp:
- Mục tiêu ngắn hạn
- Mục tiêu dài hạn
- Học vấn
- Học vấn chính quy
- Các khóa học ngắn hạn
- Kinh nghiệm
Làm thái độ tuyệt vời nếu không có kinh nghiệm
Có kinh nghiệm: tháng mấy đến tháng mấy làm vị trí nào, công ty nào.
- Mối quan hệ hiện tại của bạn.
“ hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, thì tôi cho bạn biết bạn là ai”.
Tôi có MQH mật thiết với những người làm nghề bán hàng lâu năm.
- Kỹ năng: thuyết trình, đàm phán, BH
Bài 6: Cách viết nội dung CV ấn tượng
- Thông tin cá nhân:
Phải có địa chỉ FB : thái độ, kiến thức, kinh nghiệm. Chia sẻ những stt đúng chuyên môn của mình. Đăng những thông tin phát triển bản thân, tư duy tích cực.
Email: tên của bạn thể hiện sự tôn trọng, sự nghiêm túc.
- Mục tiêu nghề nghiệp.
Mục tiêu ngắn hạn:
VD: xin vào vị trí nhân viên KD của GCC VN. Mục tiêu ngắn hạn trong 30 ngày tới tôi xin được vào công ty làm nhân viên kinh doanh của lĩnh vực đào tạo, tôi ưu tiên những DN có người lãnh đạo xuất sắc, thích chia sẻ.
Mục tiêu dài hạn:
3 năm tới : tôi muốn làm giám đốc KD, hoặc trưởng phòng đào tạo.
5 năm nữa tôi sẽ tách ra mở một doanh nghiệp.
- Học vấn
Tốt nghiệp, ngành, các khóa học ngắn hạn lên tham gia: khóa học phát triển bản thân, ngôn ngữ, phát triển chuyên môn ( tên, người dạy và thời gian học).
- Kinh nghiệm
Liên quan đến công việc: thời gian, tên vị trí, tên công ty…..
- Kỹ năng
Tôi đã từng giúp cho 10 người bạn của tôi từ việc thuyết trình kém đến thuyết trình trước đám động
Bạn giúp cho bao nhiêu người có kỹ năng đó.
- Mối quan hệ
Tôi có mối quan hệ rất mật thiết và thường xuyên với những người đang làm ……, những chủ doanh nghiệp…….
Bài 7: Demo xây dựng nội dung cho CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh.
Đề bài: 1 cv của 1 người chưa có kinh nghiệm ứng tuyển vào công ty GCC VN vị trí nhân viên KD.
Viết: HQD ứng tuyển vào
Thông tin cá nhân:
Họ và tên,sđt,email,quê quán, nơi ở hiện tại, ngày sinh, fb,website, ảnh
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn.
Học vấn: tốt nghiệp trường…
Tốt nghiệp khóa ( khóa học ngắn hạn, năm…)
Kỹ năng:
Tôi đã từng giúp cho 10 người từ việc không biết thuyết trình thành thuyết trình tốt và và chia sẻ cho người khác.
Viết sách điện tử
Mối quan hệ
Tôi có mối quan hệ rất mật thiết với các người thầy trong lĩnh vực đào tạo…, tôi có mối quan hệ với chủ doanh nghiệp…, tôi có mối quan hệ với những anh chị ở lĩnh vực….
Tôi cam kết những điều tôi nêu ở trên đó là sự thật ( chữ chỉ có 2 màu đỏ và đen).
Phần 3: Tạo đơn xin việc ấn tượng
Bài 8: Bố cục của 1 đơn xin việc chuẩn
Tiêu đề của thư xin việc:
Cộng Hòa XHCNVN…….
Thư ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh ( viết to)
Kính gửi:…. phụ trách tuyển dụng của công ty…..
Nội dung chính: WHAT- WHY-HOW
WHAT: bạn là ai
WHY: tại sao họ nên nhận bạn vào phỏng vấn
HOW: làm thế nào để họ nhận bạn.
WHAT: tên, tự hòa về điều gì nhất thì nói ra, điểm mạnh nhất ( tôi là 1 ng đươcj đánh giá là rất năng động, tự tin phù hợp với nghề kinh doanh).
WHY: “ biết mình biết người trăm trận trăm thắng”.
Thông qua kênh nào đó, ai đó… tôi có biết được quý công ty đang cần tuyển dụng vị trí,… tôi thấy rằng công ty mình đang cần 1 người…( liệt kê những yêu cầu trong bản tuyển dụng DN người ta nêu ra thể hiện bạn đọc rất là rõ) năng động, nhiệt tình,… và tôi nhận thấy rằng mình là 1 trong số ít những người công ty đang cần tuyển dụng
Nhưng lý do đặc biệt nhất là tôi viết thư tuyển dụng này là mục tiêu ngắn hạn sắp tới của tôi là…., mục tiêu dài hạn……… ( cho người ta cảm giác phù hợp).
HOW.
Trong lúc tôi viết thư ứng tuyển này, tôi biết quý doanh nghiệp đang có rất nhiều sự lựa chọn bởi có quá nhiều người đang ứng tuyển vào vị trí…. tuy nhiên tôi vẫn tin rằng, bằng niềm đam mê kd, mục tiêu sẵn có của mình và khả năng chinh phục mục tiêu của mình thì tôi tin rằng tôi sẽ nhận được lời mời ứng tuyển từ quý công ty.
Xin trân thành cám ơn chị… hẹn gặp lại chij vào buổi phỏng vấn ngày…
Xin trân thành cảm ơn.
Hn, ngày….
Kí tên. ( chiết từ file word sang PDF và gửi).
Bài 9: Bố cục của 1 đơn xin việc thôi miên
B1: bỏ cộng hòa XHCNVN
THƯ ỨNG TUYỂN
Gửi từ…….. đến…….. phụ trách phòng tuyển dụng công ty ( gửi người đại diện tuyển dung)
Chủ đề: ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh.
Chào chị Thu, lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến chị Thu vì đã dành thời gian để đọc những lời tâm huyết này ( khi có kinh nghiệm), chưa có kinh nghiệm xưng em.
Em là HQD, sinh ra và lớn lên…… ( bê PHẦN WHAT) và em là 1 ng cuwucj kỳ đam mê về kinh doanh
Why( kể ra câu chuyện cuộc đời mình). Ngay từ khi học ĐH em đã có khát khao rằng mình phải trở lên thành công giống như……. và em mong mỏi từng ngày được ra trường để hiện thực hóa cái khát khao đó. Em hiểu rằng để hiện thực hóa điều này mình cần phải có môi trường để trải nghiệm và học hỏi rèn luyện nhiều hơn. Và điều may mắn cho cuộc đời em là đã xem được thông tin tuyển dụng của quý công tin. Em xem được thông tin tuyển dụng từ quý cty từ…………
Thực sự thông tin tuyển dụng của quý cty cũng không khác biệt gì mấy công ty khác nhưng không hiểu sao em lại có 1 cảm giác cực kỳ lạ nó thôi thúc em phải viết bức thư này cho chị và bộ phận tuyển dụng. Em tin rằng với khát khao của mình, với sự ham học hỏi của mình em sẽ cống hiến và hoàn thành suất sắc những việc mà công ty giao cho.
Em mong mỏi được gặp chị và các anh chị ở phòng tuyển dụng để có thể thể hiện rõ được cái khát khao, đam mê về mục tiêu của mình. Và cũng để cho anh chị nhìn được sự phù hợp của em với quý công ty.
Mong được gặp chị tại buổi phỏng vấn
Kí tên.
Phần 4: Tạo án tượng tốt trước khi phỏng vấn.
Bài 10: kịch bản nói chuyện điện thoại với người thông báo tuyển dụng.
Kết quả bạn được vào vòng phỏng vấn hay không thì ảnh hưởng tới rất nhiều người.
Nói chuyện với cô gọi điện đặt lịch
- Tôn trọng
- Đặt câu hỏi
- Cho người khác biết tầm quan trọng của họ
Khi bên cty gọi, thì xin phép 3s để ra chỗ yên tĩnh nc mặc dù là bạn đang ở chỗ yên tĩnh rồi vẫn nói như vậy.
Alo, chị ơi, em dự đây ạ……
Dùng từ ngữ chứng minh sự vui mừng, vỡ òa “ oaaa, cám ơn chị rất nhiều ạ”
Chị: Tgian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn
Em: ( dùng kỹ thuật đặt câu hỏi). Em nghe rõ rồi, và đọc lại địa chỉ để cho người ta cảm giác chú trọng tới thông tin đấy. ( thể hiện sự quan tâm)
Vâng em cảm ơn, em nghe rõ rồi ạ. Chị ơi, chị cho em biết tên của chị để tiện xưng hô được không ạ
Em hẹn gặp chị vào ngày……. tại buổi phỏng vấn ạ.
( không lên tắt điện thoại trước, đếm 123 ấn nút tắt).
Bài 11: kịch bản giao tiếp với bảo vệ, lễ tân và các nhân sự khác.
- Bác bảo vệ
Hãy luôn cười và chào hỏi bác bảo vệ
Hỏi chỗ đề xe, lên công ty,… để họ cảm thấy quý mình, cảm thấy họ có ích.
- Lễ tân
Kịch bản gây ấn tượng với cô lế tân:
Em chào chị ạ, chỉ ơi cho em hỏi… ( tích cực hỏi) để họ vui hơn
Đi 3 bước, quay lại hỏi : chị ơi chị là chị Thu hôm trước gọi điện mời em đến phỏng vấn. Nếu không phải thì xin lỗi ( để tạo cảm giác tích cực ).
Phần 5: làm chủ buổi phỏng vấn – chinh phục nhà tuyển dụng.
Bài 12: kịch bản giới thiệu 30s trước nhà tuyển dụng.
Ấn tượng đầu tiên luôn luôn quan trọng trong 30s đầu tiên.
Họ mời, “ vâng, có em ạ”
Hãy để họ hỏi mất 5s, trong 25s sau:
“ em chào a/c ạ,dạ em xin phép để tiện xưng hô trong quá trình phỏng vấn, a/c cho em được biết tên của a/c được không ạ”. Họ sẽ rất ấn tượng hoặc lúng túng.
Bài 13: giải quyết 5 câu hỏi hóc búa nhất trong quá trình phỏng vấn.
Nguyên tắc: không có đúng, có sai. Quan trọng là cách bạn trả lời ntn.
Câu hỏi 1: “ giới thiệu về bản thân” câu hỏi khó nhất, trả lời trong vòng 30s bố cục trả lời lấy nguyên từ phần thư ứng tuyển phần giới thiệu. ( bài bán thân)
CH2: nếu như có 2 cụm từ nói về em, em sẽ nói như thế nào
Dành tgian suy nghĩ:” cho em xin phép 30s suy nghĩ ạ, thứ nhất là năng động ( dẫn chứng), ham học hỏi ( dẫn chứng) trả lời dưới 1phút “.
Nếu có 2 cụm từ nói về em,năng động ( điểm mạnh), làm việc nhóm ( điểm yếu) và thời gian tới em khắc phục nó.
CH3: khám phá. ( kỹ năng sử lý tình huống).
“Suy nghĩ 1 chút”. Thực ra em không quan tâm đến vấn đề đó lắm, nên em thực sự biết được chính xác câu trả lời là gì.
Kết quả không quan trọng, quan trọng là bạn thành thật với câu trả lời và thể hiện sự bình tĩnh của bạn.
CH4: câu hỏi khám phá sự bình tĩnh.
“ em có thể cho anh biết cái tường phía sau khoảng bao nhiêu viên gạch k”.
B1. Nhìn nhà tuyển dụng và cười,
B2. nhìn 4 góc tường
B3. Nhìn nhà tuyển dụng cười và nói rằng.
Dạ thưa a, câu hỏi này của anh rất là hay ạ. Nhưng em biết chắc rằng chính người xây lên bức tường này cũng không biết chắc là bao nhiêu viên gạch thì ae mình làm sao mà biết được hả a ( thể hiện sự hài hước).
CH5: nếu cho em đk làm 1 con vật, em muốn biến thành con vật nào ( hòa với môi trường giả định).
Dạ thưa a, câu hỏi này rất là tuyệt vời, và em biết rất nhiều người trả lời câu hỏi này rằng họ thích làm chó, con hổ,.. còn em thích làm con đại bàng vì nó là con vật dũng mãnh, mạnh mẽ. Năm 50, 60 t nó sống rất vật vã, nó đập đầu vào đá, rũ hết lông đi vì tuổi này nó có sự lột xác, nếu con nào qua được tuổi này thì nó rất là mạnh mẽ. ( lựa chọn được và kể câu chuyện về nó).
CH6: Tháng lương đầu tiên của em, em sẽ dự định làm gì.
Dạ thưa anh, thì bình thường tháng lương đầu tiên họ mua sách, mua quần ó cho bố mẹ, và học khóa phát triển bản thân. Còn em thì hơi xấu hổ 1 chút, tháng lương đầu tiên của em em dành để em trả nợ cho các bạn và số tiền còn lại sẽ mua quà cho bme và phát triển bản thân.
CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HAY SAI KHÔNG QUAN TRỌNG, QUAN TRỌNG LÀ CÁCH TRẢ LỜI.
51% nhà tuyển dụng chọn bạn vì thái độ, bạn cần có sự trung thành, trân thật, bình tĩnh.
Bài 14: Nghệ thuật vận động hành lang.
Cách sử dụng các yếu tố bên ngoài để đạt mục tiêu thử việc.
Mức lương: “ em rất là muốn thử việc ở đây 1 tuần đã rồi a/e mình bàn với nhau được không ạ”.
Gọi điện thoại và email cho những người trong cuộc phỏng vấn:
Xin sđt của người phỏng vấn, “ vâng, chào và cảm ơn”. Đứng dậy chào và ra về ( dùng kịch bản 3 bước) quay lại xin 30s nữa. cảm ơn và ngưỡng mộ,em k biết là có cơ may được quay lại đây làm việc được vs a/c hay không. Nhưng vs em, em luôn coi anh chị là những người đi trước và là những người em cần học hỏi. Vì thế em có 1 đề xuất nho nhỏ nữa được chứ ạ. Em rất muốn được xin sđt của a/c. Sau này em có gặp khó khăn trong cs thì em có thể gọi xin kinh nghiệm của a/c đk k ạ.
Nếu mình đã có kinh nghiệm hoặc hơn tuổi: cũng áp dụng 3 bước, rất có khả năng không trở thành cộng sự ở đây được, có thể là trong tương lai sẽ trở thành đối tác hoặc chia sẻ cuộc sôngs, cv.
Trong vòng 24h thì gọi điện cho người đó, bố cục 1 cuộc gọi:
B1: chào hỏi, tạo sự liên kết
B2: xin phép
Xin 1ph để nc
B3: chủ đề cuộc gọi điện
Gửi lời cảm ơn
Chia sẻ cảm xúc sau buổi phỏng vấn, ở đó chưa kịp chia sẻ.
B4: kể ra câu chuyện
Trước khi đến đó, em đã nộp hồ sơ rất nhiều nơi.. và ngay mai, ngày kia em còn phỏng vấn công ty khác nữa. nhưng từ mai em sẽ k phỏng vấn nữa và em sẽ chờ 3 đến 5 ngày để đợi kết quả của công ty, e rất mong muốn được làm việc môi trường công ty của chị ạ.
Vâng, em dự chào chị ạ, hẹn gặp chị vào……
Kỹ thuật: 123 rồi tắt
Phần 6: Vượt qua giai đoạn thử việc và lộ trình thăng tiến
Bài 14: Bí quyết để vượt qua vòng thử việc nhanh nhất
DN tuyểnchúng ta khi DN thiếu đi 1 mảnh ghép, bạn có thực sự phù hợp vs mảnh ghép hay không thì phụ thuộc vào vòng thử việc.
Tiêu chí của nhà tuyển dung: “ giúp đỡ, hiệu quả công việc”.
Giúp đỡ: từng ng trong phòng sẽ nhận được sự cảm tình, sự yêu mếm của họ, sự có mặt của bạn cũng giúp người khác tốt hơn. Giúp đỡ từ việc nhỏ.
Hiệu quả cv không quan trọng bằng cách bạn làm ra kết quả đó. Để họ thấy rằng bạn hết mình vì cv, nhiệt huyết vì cv. Hoàn thành kế hoạch vượt hơn sự mong đợi.
Bài 15: lộ trình để từ nhân viên bình thường trở thành nhân sự cốt cán của DN trong 90 ngày.
Thân sếp : giúp đỡ sếp, hiểu và đồng cảm vs họ.
Giai đoạn 1: “đèn pin” phát hiện ra vấn đề của từng người và báo cáo, nói chuyện riêng vs sếp. Để sếp nhận ra vấn đề.
GĐ2: kết thân + các nhân hóa MQH : gia đình, xã hội, sở thích… chung 1 thứ gì đó và trở thành người bạn vs người lãnh đạo.
Tổng hợp