Ecosia là 1 công cụ tìm kiếm tương tự như Google, nhưng điều đặc biệt là 80% lợi nhuận của công cụ tìm kiếm này sẽ được trích ra để trồng cây trên khắp thế giới.
Hiện tại, Ecosia đã góp vốn và trồng được hơn 65 triệu cây xanh, góp phần tái tạo lại nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Báo The Guardian nhận xét: “Lựa chọn sử dụng Ecosia và bạn sẽ thật sự giúp đỡ môi trường này bằng mỗi lần tìm kiếm của mình”.
Ecosia là công cụ tìm kiếm thân hiện với môi trường được hỗ trợ bởi Yahoo, Bing và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).
Trong năm 2015, Ecosia phối hợp với tổ chức WeForest (Bỉ) và Tổ chức Doanh nhân không biên giới trồng cây ở quốc gia Burkina Faso (châu Phi) với thông điệp rồng cây gây rừng giúp cải thiện khí hậu và đời sống của người dân nơi đây.
Xem thêm: 10 bước đơn giản về cách tối ưu hóa hình ảnh cho SEO
Dự án trồng cây này là một phần của Africa’s Great Green Wall (Bức tường xanh châu Phi), khởi xướng bởi Liên minh châu Phi và Ngân hàng Thế giới.
Như các công cụ tìm kiếm khác, Ecosia kiếm tiền nhờ vào quảng cáo đặt cạnh kết quả tìm kiếm. Nhưng ít nhất 80% lợi nhuận (sau khi đã trừ các khoản chi phí tiếp thị, cơ sở vật chất, lương bổng, thuế,…) của Ecosia được đóng cho chương trình trồng rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
20% còn lại được để dành cho các sản phẩm tương lai của Ecosia. Trong thời điểm hiện tại, họ đang đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Bạn có thể cài đặt tiện ích Ecosia vào trình duyệt web của mình. Điều làm cho Ecosia thu hút chính là ý tưởng: người dùng Internet thoải mái “search” tại nhà mà vẫn có thể góp sức trồng rừng ở một nơi nào đấy trên trái đất.
Trang chủ www.ecosia.org cho biết hiện có gần 2,5 triệu người dùng. Mỗi 1 search, Ecosia kiếm được 0,5 cents quảng cáo. Trung bình cứ mỗi 13 giây, Ecosia đủ tiền trồng một cây mới. Với sự mệnh chống lại nạn phá rừng, Ecosia đặt mục tiêu trồng được một tỷ cây xanh đến năm 2020.
Ecosia hoạt động khá minh bạch do mọi thông tin số liệu, xác nhận sự đóng góp đều có thể tìm thấy trên trang web của họ.
Xem thêm: Tiêu đề phụ là gì? Tại sao tiêu đề phụ lại quan trọng?
5 giải pháp thiết thực nhất mà một người bình thường như chúng ta có thể làm để bảo vệ môi trường
Mới đây, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên Nhiên WWF đã đưa ra 5 giải pháp thiết thực nhất mà một người bình thường như chúng ta có thể làm. Với thông điệp “Be part of the Change”, chúng ta có thể trở thành một phần của sự thay đổi, để giải cứu khu rừng và cũng để cứu rỗi chính chúng ta.
1. CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP: HÃY GIÚP TẤT CẢ MỌI NGƯỜI NHẬN RA TÌNH TRẠNG CỦA AMAZON HIỆN NAY
Hãy chia sẻ bài viết này, hoặc các thông điệp về rừng Amazon lên mọi mạng xã hội mà bạn có. Chia sẻ với bạn bè, người thân, và kêu gọi sự lan tỏa đi khắp mạng xã hội, sao cho tất cả phải nhận ra rằng việc tàn phá rừng Amazon là điều không thể chấp nhận được.
Độ lan tỏa càng lớn, tính khẩn thiết càng cao và càng tạo sức ép cho những người có thẩm quyền có những hành động khẩn cấp để giải cứu khu rừng.
2. QUYÊN GÓP TRỰC TIẾP CHO QUỸ GIẢI CỨU RỪNG KHẨN CẤP CỦA WWF
Trong bài viết của mình, WWF cho biết quỹ này sẽ được dùng như sau:
– Xác định và ưu tiên hỗ trợ những khu vực, cộng đồng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ vụ cháy.
– Hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại từ “giặc lửa” rừng Amazon, và dự trữ cho trường hợp khẩn cấp.
– Nâng cao nhận thức về nạn tàn phá rừng tại Amazon
– Đòi hỏi, gây sức ép cho chính phủ Brazil về vấn đề siết chặt quy định liên quan đến bảo vệ rừng Amazon.
Đóng góp của mọi tấm lòng hảo tâm ở thời điểm hiện tại đều đáng quý. Bạn có thể trực tiếp đóng góp tại link sau đây:
https://support.wwf.org.uk/donate-amazon…
3. KÝ VÀO ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA WWF
Hiện tại, WWF đang kêu gọi chính phủ Anh Quốc, nhằm ưu tiên đưa vấn đề khẩn cấp của Amazon lên hội nghị G7 sắp tới, cùng bất kỳ chương trình nghị sự nào trên thế giới sau đó. Để bản kiến nghị được đưa ra xem xét, họ cần chữ ký của cộng đồng, càng nhiều càng tốt.
Tham gia đơn kiến nghị của WWF tại đây:
https://www.wwf.org.uk/save-the-amazon
4. TỰ TRAU DỒI CHO CHÍNH MÌNH
Amazon không tự nhiên được xem là “Lá phổi xanh” của thế giới. Dù chỉ chiếm 1% diện tích bề mặt Trái đất, nhưng đó lại là hơn 1/3 số rừng mưa còn sót lại trên hành tinh. Và chúng ta đang không thể giữ được nó. Vậy nên, hãy tự trau dồi, tự thay đổi chính mình. Bạn càng hiểu về câu chuyện này bao nhiêu, bạn sẽ thấy rằng mình có thể đóng góp cho sự thay đổi thông qua rất nhiều việc thường ngày.
Đơn cử như trong vấn đề ăn uống. Ai cũng nghĩ rằng những gì mình ăn đều vô hại, nhưng thực ra ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường. Lý do là vì rất nhiều khu rừng đã bị dọn sạch để trồng cỏ, phục vụ cho chăn nuôi gia súc và trồng cây nông nghiệp. Dân số con người càng tăng, nhu cầu ăn thịt càng lớn, thì hiển nhiên rừng bị chặt sẽ nhiều hơn.
5. HÃY LÀ MỘT PHẦN CỦA SỰ THAY ĐỔI
Với bất kỳ ai có điều kiện, hãy đăng ký làm thành viên của WWF để hỗ trợ thảm họa đang xảy ra tại Amazon. Trong bài viết của mình, WWF cho biết họ đang làm việc với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tại Amazon, nhằm đảm bảo về sự cam kết bảo tồn khu rừng, cũng như ổn định lại vấn đề biến đổi khí hậu.
Một khối lượng công việc như vậy chẳng thể thực hiện được nếu không có sự trợ giúp từ cộng đồng.
——————–
Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu quốc gia (INPE) thuộc trung tâm nghiên cứu vũ trụ của Brazil, tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 75.000 vụ cháy xảy ra tại rừng Amazon, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Và nếu tính trên toàn bộ phạm vi lưu vực sông, riêng trong năm 2019 đã có hơn 110.000 vụ cháy xảy ra.
Nguyên nhân gây cháy rừng được cho là vì nông dân dọn rừng lấy đất canh tác. Theo các nhà môi trường học thì kể từ khi tổng thống Jair Bolsonaro lên cầm quyền với chủ trương khai thác tiềm năng kinh tế của rừng Amazon, các hoạt động chặt phá rừng cũng gia tăng khủng khiếp. Điều này gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường, đến đời sống của người dân xung quanh lưu vực sông Amazon, và rồi tạo điều kiện cho vụ cháy với quy mô “chưa từng thấy” này xuất hiện.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
WEBSITE DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? 7 LÝ DO BẠN NÊN THIẾT KẾ WEBSITE
Chia sẻ chi tiết cách tạo và xây dựng SEO website từ 0 lên Top Google cho người mới