Trong bài viết khái niệm SEO On Page và SEO Off Page trước chúng ta đã hiểu được một cách đơn giản về SEO On Page. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu về SEO Off Page.
2/ Vậy SEO Off Page là gì ?
SEO Off Page liên quan đến tất cả các yếu tố bên ngoài website và ảnh hưởng điểm chấm của Google về các từ khóa trên trang.
3 yếu tố quan trọng nhất của SEO Off Page đó là :
- Độ uy tín website
- Link trỏ về từ các trang khác ( hay còn gọi là backlink)
- Mạng xã hội
2.1/ Độ uy tín website
Google đánh giá độ uy tín website thông qua 4 tiêu chí
- Authority
- Bounce rate
- Domain age
- Indentity
2.1.1/ Authority ( độ uy tín )
Website/Blog chất lượng cao sẽ có điểm Authority cao và ngược lại.
Authority bao gồm 2 chỉ số nhỏ là DA và PA :
- DA ( Domain Authority) : đại diện cho toàn trang blog của bạn, thang điểm từ 1 đến 100. Các yếu tố như tuổi tên miền, lượng backlink sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này.
- PA ( Page Authority) : đại diện cho chất lượng của từng trang trong website
Bạn có thể check điểm số PA và DA của website thông qua website seoreviewtools.com
Ví dụ :
– PA, DA của website ATP Software là 23/100. (SEOmoz)
– PA, DA của Thachpham.com là 43 và 33. (SEOmoz)
(*) Lưu ý các điểm đánh giá của SEOmoz cập nhật rất chậm cho nên bạn có thể sử dụng các site trả phí như Ahref để xem các chỉ số DR,UR ( tương tự như DA,PA của moz)
2.1.2. Bounce rate ( tỷ lệ thoát trang) và thời trang xem trang
Vậy Bounce rate là gì?
Nó là số lượng % người đọc rời khỏi trang của bạn chỉ sau khi xem trang đầu tiên. Google ngày càng quan tâm chỉ số này, nó lợi dụng bạn để đánh giá dùm nó đó.
Dễ hiểu thôi, blog hay, nhiều cái để xem, người ta sẽ lần từng ngóc ngách để thưởng ngoạn. Blog dở, chẳng có gì để xem, tốt nhất thoát, kiếm cái khác ngon hơn.
Còn cái thời gian xem trang thì cũng đơn giản. Bài hay, xem lâu, ghi nhớ, thực hành, nếu quên, lâu lâu lại dở ra xem. Bài dở, thoát ngay lập tức.
Bounce rate và thời gian ở lại trang quan hệ mật thiết với nhau.
Nội dung tốt, tốc độ tải trang nhanh, giao diện thân thiện sẽ giúp giảm bounce rate và tăng thời gian ở lại trang.
Một trong những cách hữu hiệu nhất để tăng thời gian lưu là đặt liên kết nội (internal link) trong bài viết.
Đảm bảo liên kết nội có nội dung liên quan đến bài viết họ đang đọc.
Người xem sẽ tò mò đi theo các link nội này để khám phá tận cùng ngõ ngách blog của bạn.
Và con nhện Google nó cũng làm y như thế.
Hãy chọn những bài được xem nhiều nhất (thông qua Google Analytics), cố gắng đặt liên kết nội trong đó.
Một trong những mẹo để người ta ở lại trang bạn lâu là chèn video clip vào bài viết (lấy từ youtube chẳng hạn). Nhưng bạn phải đảm bảo là video nội dung phù hợp, dễ hiểu và ngắn gọn.
Ok, nếu bài viết của tôi chất lượng thì dài bao nhiêu được xem là tốt nhất?
Theo thống kê thì các bài viết có từ 2300 từ trở lên đều thuộc top 5 các kết quả tìm kiếm của Google.
2.1.3 Tuổi thọ tên miền (Domain Age)
Thật ngạc nhiên là cái này cũng ảnh hưởng đến SEO, nhưng nó có đấy! Tên miền tuổi đời càng lâu thì sẽ có lợi thế SEO cao hơn (nhưng không đáng kể).
Do đó, nếu bạn muốn làm 1 blog, nên xem xét canh mua các tên miền gần hết hạn và có tuổi đời lâu, sẽ tốt hơn được chút ít.
Lưu ý: không chọn những tên miền đã bị google phạt. Bạn có thể sử dụng trang https://ismywebsitepenalized.com để tra cứu xem tên miền mình định mua có bị Google thổi còi vì chủ trước nó làm bậy không nhé.
2.1.4 Nhận diện thương hiệu ( Indentity)
Thương hiệu website/blog nó thể hiện như thế nào ở kết quả Google Search? Khi gõ từ khóa thachpham ở Google, nó sẽ hiện lên như vầy:
Bạn có thấy khung menu ngay dưới kết quả hiển thị site Thachpham không? Quá ấn tượng phải không nào? Quá chuyên nghiệp. Đó chính là thương hiệu đó.
Blog nào mà có cái này sẽ làm tăng sự tin tưởng cho người tìm kiếm, và xác suất click vào trang tất nhiên sẽ cao hơn cái không có.
Điểm qua một số trang nổi tiếng Việt Nam hiện tại:
Bạn sẽ hỏi ngay?
Làm sao để tạo được cái menu PRO như vậy? Dùng plug in gì? Hay chèn code gì? Xui cho bạn, câu trả lời là: Bạn không thể tự mình làm được!
Google nó sẽ tự đánh giá trang web của bạn, nếu là trang nội dung tốt, điều hướng rõ ràng, nhiều lượt truycập tự nhiên… thì nó sẽ dựa vào thuật toán của nó để tự tạo ra cái menu này.
Điều này đảm bảo những trang web chất lượng kém không thể làm cái menu “treo đầu dê bán thịt chó” dẫn dụ khách được.
Cuộc chơi này quá công bằng đúng không nào?
2.2 Link
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất của SEO Off-page.
Bởi vậy người ta mới nói: “Content is King, link is Queen?”. Trải qua bao thay đổi thuật toán của Google, “Link is Queen” vẫn đúng.
Dân trong nghề SEO thường gọi cái link này là backlink. Vì nó nằm trong trang của người ta, khi người truy cập vào trang của người ta, thấy link của bạn trong đó, click vào thì quay về trang bạn. Con bọ index của Google nó cũng làm thế.
Nhưng quan trọng nhất ở đây là đi backlink như thế nào là đúng?
Trước đây, nếu có backlink, bất kể ở đâu, càng nhiều càng tốt, thì y như rằng bạn được lên trang nhất Google, bất kể nội dung bạn tốt hay không.
Thời kỳ “đen tối” này là mảnh đất màu mỡ cho trường phái Black Hat SEO (mà giờ thấy một số đông các bạn vẫn có suynghĩ sai lầm như vậy, không chịu xây dựng nội dung, mà cứ tập trung đi link)
Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác. Quan niệm backlink đã thay đổi sau khi Google cập nhật thuật toán Panda (2/2011) và đặc biệt là Penguin (4/2012).
Ngày nay, Google không đánh giá cao số lượng backlink, mà nó đánh giá cao chất lượng backlink.
Backlink chất lượng là những backlink được đặt trên những trang chất lượng.
Những trang chất lượng ở đây là những trang có DA (Domain Authority) cao (thông thường DA từ 50 trở lên).
Tuy nhiên, để đặt được link trên những trang DA cao không hề dễ. Lý do?
Giả sử trang của bạn thực tế không có nội dung gì đặc sắc đi. Bạn muốn tăng hạng nhanh bằng các đi tìm backlink ở những trang có DA cao. Khi đặt được backlink vào những trang này, không những được Google cho tăng hạng, mà còn lôi kéo được rất nhiều người truy cập nữa.
Nói thì dễ lắm. Tuy nhiên, những trang DA cao hầu như tất cả xét duyệt rất gắt gao vụ đặt backlink này.
Họ không muốn uy tín, chất lượng họ gầy dựng bấy lâu nay bị hủy hoại chỉ vì đặt cái backlink của bạn có chất lượng thấp.
Giải pháp ở đây là gì?
Bạn có thể thấy ngay. Đó là bài viết bạn phải có nội dung hay, phù hợp với chủ đề mà cái trang DA cao đang trao đổi. Làm được như vậy, chủ nhân trang DA cao sẽ dễ dàng chấp nhận backlink của bạn. Vì họ quan tâm đến độc giả, muốn có thêm nhiều nguồn tra cứu hay cho độc giả.
2.2.1/ Anchortext ( liên kết neo)
Đây là cách mà backlink hiển thị như thế nào để người đọc click vào.
Chú ý ở đây là Anchor Text nói chung cho link ngoài trang và link trong trang luôn. Hiển thị thế nào là đúng?
Càng tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh thì càng tốt. Tránh dùng các từ thiếu tự nhiên như “xem tại đây“, “click tại đây”
Googe cũng rất kị chèn từ khóa ngắn vào Anchor Text. Nếu bạn làm như vậynhiều lần, nó xem bạn đang spam đấy.
Thay vào đó, bạn nên dùng Anchor text chứa từ khóa nhưng là một đoạn dài có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Google sẽ đánh giá cao cái kiểu này.
Ví dụ :
Nếu bạn muốn làm MMO giỏi thì bắt buộc phải học SEO. Nếu bạn là người mới, chưa có kiến thức gì về SEO thì bạn vào xem tại đây để tránh đi sai hướng.
Nếu bạn muốn làm MMO giỏi thì bắt buộc là bạn phải học SEO. Nếu bạn là người mới thì nên tham khảo các bài viết học SEO căn bản từ đầu, một cách có hệ thống để tránh đi sai hướng.
Bạn thấy thích kiểu viết nào hơn? Tôi thì thích cái thứ 2. Ngoài ra, còn có một số quy tắc backlink nên được áp dụng:
Tránh đặt backlink những trang có nội dung dở, yếu (kiểu gần mực thì đen gần đèn thì sáng vậy). Cái này có vẻ hơi ít kỷ, nhưng muốn thăng hạn, cũng là 1 việc nên làm, “thân bất vô kỷ”. Vì nghĩ lại cuối cùng cũng phục vụ người đọc mà.
Backlink nên trỏ về 1 bài viết cụ thể để giải quyết 1 vấn đề cụ thể, chứ không nên trỏ về trang chủ chung chung. Ví dụ, khi tôi đi backlink, gặp vấn đề là người ta đang nói về SEO. Tôi sẽ nhảy vô bàn, tôi đặt backlink. Thay vì tôi đặt Anchor text cái từ khóa SEO nó link tới trang chủ langthangweb.com, thì tôi nên cho nó link tới bài cụ thể này luôn.
2.3 Mạng xã hội
Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook và Twitter
Câu hỏi thú vị đặt ra là sau khi tôi post bài trong blog, tôi lại dán cái link bài đó vào bài mới của facebook fanpage của tôi và vào tài khoản twitter của tôi.
Như vậy tôi có được google cộng điểm để thăng hạng hay không? Facebook, Twitter là những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, chắc hẳn là nó uy tín, thăng hạng là cái chắc.
Câu trả lời là không bạn nhé! Cái gì? Lý do?
Theo giải thích của Matt Cutts mặc dù Google là 1 cỗ máy tìm kiếm siêu năng lực, nhưng nó cũng đành bó tay với số lượng bài đăng của facebook và tweet mỗi ngày.
Thông thống kế thì Twitter có hơn 500 triệu tweet mỗi ngày, còn với facebook con số đó có thể còn hơn thế nữa. Con số này không ngừng tăng. Thêm nữa, chủ nhân của những bài post, tweet có thể thay đổi nội dung xoành xoạc. Chưa kể đến khả năng bị ban tài khoản.
Nếu mà thằng Google nó index hết, khi xảy ra những thay đổi như vậy, nó không thể cập nhật hết được, kết quả là xếp hạng sai, cung cấp thông tin sai cho người dùng.
Cũng khá hợp lý đúng không nào?
Tuy nhiên làm như vậy không phải là không tốt cho SEO. Nó sẽ mang lại giá trị tích cực một cách gián tiếp.
Bởi Facebook, Twitter có số lượng người truy cập đông đảo nhất thế giới. Nếu bạn post những bài viết hay, phù hợp với sở thích, hay đúng nhu cầu tìm kiếm, người dùng face, tweet sẽ nhảy vào để xem bài của bạn.
Bạn được tăng traffic, mà traffic từ social cũng là 1 yếu tố để sắp hạng của Google.
Ok, thế còn Google Plus thì sao?
Đây là đứa con cưng của Google nhưng bị xã hội ruồng bỏ. Hãy dùng nó!
Nó ảnh hưởng đến thứ hạng, điều nàyđã được khẳng định. Bởi ai cũng biết rằng Google yêu Google. Nó là sản phẩm của Google, nên nó khuyến khích bạn làm như thế (đây có thể là 1 chiêu dìm hàng đối thủ Facebook)
Mặc dù nó không được lợi về mặc traffic như 2 thằng kia, nhưng nó lại được lợi về ranking của Google.
Khi chia sẻ trên Google + cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Không chia sẻ nội dung trùng lặp
Không nên chỉ copy và dán link vào bài đăng google +, bạn nên thêm vào vài từ miêu tả trong đó có từ khóa. Cái này giống như thêm miêu tả cho thẻ meta tôi đã nói trước đây vậy.
LỜI KẾT
SEO là một kỹnăng không phải mì ăn liền. Bạn phải tập luyện nó hàng ngày, giống như bất kỳ một kỹ năng, một ngành nghề nào vậy. SEO cũng không phải là cái gì trừu tượng, cao siêu. Bạn chạm được vào nó.
Nếu bạn xem viết blog là một công việc nghiêm túc, hãy sử dụng White Hat SEO. Thế còn On-page SEO và Off-page SEO?
Tôi cho rằng On-page SEO quan trọng hơn, hãy tập trung tâm sức vào nó. (Tất nhiên cũng không nên bỏ qua Off-page)
Hãy tập trung vào nội dung. Hãy cung cấp thông tin giá trị cho người đọc. Hữu xạ tự nhiên hương. Sớm hay muộn, bạn sẽ có đông khách đến chơi nhà. Chúc bạn viết blog thành công!
Nguồn : Langthangweb.com
[…] Để hiểu Trust và Authority là như thế nào bạn có thể xem bài viết về khái niệm SEO Offpage toàn tập […]