Landing Page không phải là phép màu, không phải cứ đầu tư vào Landing Page là có tiền, có khách hàng ngay. Nhiều AE có landing page rồi nhưng kết quả vẫn giậm chân tại chỗ mà không hiểu nguyên nhân do đâu, khắc phục như nào?
>> Dưới đây là 65+ checklist câu hỏi kiểm tra chất lượng Landing page – list câu hỏi khá toàn diện để mọi người tối ưu Landing page của mình. ACE chịu khó xem kỹ và note lại nhé!
1/ Nội dung landing page có nhất quán với thông điệp quảng cáo không?
Nội dung landing page cần nhất quán với nội dung quảng cáo bạn đang truyền tải khiến khách hàng click vào trang. Khách hàng đọc nội dung quảng cáo cho đến nội dung landing page càng mượt thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn.
2/ Nội dung trang đích của bạn có tập trung vào một mục đích không?
Đừng làm khách hàng phân tâm với quá nhiều sự lựa chọn. Chỉ nên xác định 1 mục tiêu cần chuyển đổi cho landing page của bạn.
3/ Một người lạ có thể hiểu nội dung trên trang đích sau 5-10 giây không?
Trung bình khách hàng chỉ lướt qua 5-7 giây cho 1 landing page, vì vậy bạn cần tận dụng tối đa thời gian đầu này để thu hút khách hàng tiếp tục xem nội dung bằng những hình ảnh bắt mắt, tiêu đề dẫn dắt.
4/ Nội dung tôi viết có nói được những thứ làm cho khách hàng quan tâm?
Nhiều bạn rơi vào cái bẫy khi Thiết kế landing page là tập trung nói thiệt hay, thiệt đẹp về doanh nghiệp hay lời đề nghị của mình.
Nhưng sự thật là khách hàng tiềm năng họ lại không quan tâm mấy tới chuyện anh hay ho ra sao đâu. Họ chỉ quan tâm chuyện mình làm gì được cho họ thôi.
5/ Trang đích của bạn có nhiều đề nghị (sản phẩm, dịch vụ) cho khách truy cập lựa chọn không?
Lý tưởng nhất là mỗi sản phẩm, dịch vụ nên có trang đích riêng. Quá nhiều lựa chọn làm giảm sự “chú ý” của khách hàng với sản phẩm
6/ Trang đích của bạn có đoạn mô tả để làm rõ cho tiêu đề không?
7/ Nội dung của bạn đọc có thể hiểu được trong 30 giây không?
8/ Có ai biết công ty của bạn và làm về lĩnh vực gì không? (logo và khẩu hiệu)
Xác định rõ tệp khách hàng mục tiêu và nền tảng kênh tiếp cận quảng cáo. Giữa KH đã biết thương hiệu sản phẩm của bạn và khách hàng mới chưa biết bạn là ai có thể sẽ cần những mục tiêu và hình thức landing page khác nhau.
9/ Có tiêu đề trang không?
10/ Dòng tiêu đề có thể hiện rõ mình kinh doanh gì và lời đề nghị mình đưa ra?
Đây cũng là chỗ đầu tiên người ta đánh giá xem nội dung trang landing page có đúng như họ kỳ vọng không. Và dĩ nhiên, đây cũng là nơi lý tưởng để cho họ thấy doanh nghiệp của bạn và lời đề nghị hấp dẫn của bạn là gì. Tiêu đề cần rõ ràng, gọn gàng, và chỉ tập trung cho vào thông điệp đã thu hút họ khi xem quảng cáo.
11/ Tiêu đề có nổi bật, rõ ràng và súc tích ? Có mô tả được lợi ích (chứ không phải là tính năng) cho khách hàng không ?
Tiêu đề tốt là rất quan trọng vì nó là thứ khách hàng nhìn thấy trước tiên của một đoạn văn bản
12/ Dòng tiêu đề của bạn có trả lời cho câu hỏi “Trang này nói về nội dung gì?”
13/ Giá trị có được truyền tải qua tiêu đề và tiêu đề phụ?
14/ Trang đích của bạn có giải thích tại sao sản phẩm/dịch vụ của bạn đặc biệt không?
15/ Bạn có giải thích giá trị hay kích thước của quảng cáo (% chiết khấu, số trang ebook, giá trị sản phẩm)?
16/ Bạn có cung cấp bất cứ thứ gì miễn phí trên trang đích của bạn?
Hãy nhấn mạnh và làm nổi bật sự miễn phí để nó thúc đẩy khách truy tương tác nhiều hơn
17/ Trang đích của bạn có chứa ảnh chụp màn hình, bản demo hoặc ví dụ mẫu của những gì đang được giới thiệu không?
Các trang có ảnh chụp màn hình hoặc ví dụ mẫu của những gì đang được cung cấp sẽ có chuyển đổi rất tốt
18/ Trang đích của bạn có liệt kê lợi ích (chứ không phải là tính năng) ngay ở đoạn đầu tiên?
Một trang đích nên làm khách truy cập hào hứng bằng cách khéo léo nói với họ những gì bạn đang có trong cửa hàng.
19/ Có yếu tố gây phân tán nào trên trang?
Dù có rất nhiều thứ ta muốn truyền tải về công ty hay lời đề nghị của mình, nhưng quá nhiều thông tin hoặc quá nhiều hình ảnh có thể gây tác dụng phụ, làm phân tán khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của landing page là giúp người ta thực hiện bước hành động mình mong muốn. Nên nếu có yếu tố nào không đóng góp cho việc đó, thì đừng đưa vào.
20/ Có phải mọi trường thông tin đều cần thiết?
21/ Trang landing page của bạn có dài? (nhiều hơn 2 trang)
Nhìn chung, các trang dài có thể làm giảm động lực mua hàng. Yếu tố độ dài của landing page còn phụ thuộc sản phẩm/ dịch vụ bạn đang cung cấp. Thường những sản phẩm có giá trị càng cao thì 1 landing page dài sẽ thuyết phục khách hàng hành động hơn là 1 trang ngắn.
22/ Có nhiều lời kêu gọi hành động (hoặc hướng dẫn bước tiếp theo) trên trang đích không?
Đừng làm cho khách truy cập của bạn phải suy nghĩ nên hành động gì tiếp theo. Luôn luôn có chỉ một lời kêu gọi hành động.
23/ Lời kêu gọi hành động có kích thước lớn hơn so với các chi tiết khác trên trang không?
Thông điệp kêu gọi hành động lớn hơn thể hiện tầm quan trọng của nó tới khách truy cập.
24/ Màu sắc của lời kêu gọi hành động có khác với các thành phần khác trên trang không?
Nút kêu gọi hành động nên có màu sắc khác để nó nổi bật
25/ CTA có đủ lớn để nổi bật khi nhìn từ khoảng cách xa không?
26/ Bạn có sử dụng các ký hiệu hình ảnh để hướng sự chú ý về CTA không?
27/ Bạn có nói rõ khách truy cập sẽ nhận được gì sau khi click vào CTA của bạn?
28/ Nút kêu gọi hành động của bạn có nội dung thuyết phục về lợi ích hay giá trị mang lại (không giống như các nút chức năng thông thường như “Gửi” hoặc “Bấm vào đây”) không?
Một nút bấm kêu gọi hành động có lời lẽ thuyết phục sẽ làm khách hàng không mất thời gian và nỗ lực để nghĩ ra lý do nên để bấm vào nó
29/ Nút kêu gọi hành động của bạn có nằm ở phía dưới trang ?
Để tránh trường hợp khách truy cập không cuộn xuống, hãy thử chuyển lời kêu gọi hành động lên trang đầu.
30/ Trang đích của bạn có nhiều hơn 3 liên kết ra bên ngoài?
Nhiều khách truy cập có thể không quay lại trang của bạn sau khi bấm vào các liên kết ra bên ngoài.
31/ Có chèn link nào không cần thiết?
Các liên kết tới trang bên ngoài là gây ra xao lãng cho khách truy cập. Thực sự thì không nên có bất kỳ lý do nào để chuyển họ sang trang khác.
32/ Vị trí của thông điệp kêu gọi hành động và nội dung quảng cáo (lợi ích, tiêu đề, v.v.) có nằm gần nhau không?
Bạn nên cung cấp bố cục và điều hướng nội dung rõ ràng cho khách hàng khi “lướt qua” các phần nội dung trên trang đích.
33/ Trang đích của bạn có trải qua nhiều bước và mở ra nhiều màn hình mới?
Hãy giảm số bước trên trang đích của bạn (tốt nhất là chỉ có 1 bước) bởi vì ở mỗi bước một số khách hàng sẽ rời trang
34/ Trang đích của bạn có quá nhiều thông tin bắt buộc phải điền không?
Hãy cố gắng chỉ hỏi những thông tin thực sự quan trọng. Bởi vì khách hàng e sẽ do dự khi phải mất thời gian cung cấp thông tin trước khi thực sự nhận được lợi ích mà bạn đã hứa hẹn.
35/ Bạn có đưa ra đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình?
Hãy đưa ra những lời nhận xét đó để khách hàng tin tưởng vì họ sẽ cần thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định trên trang đích.
36/ Trang đích của bạn có đưa ra bằng chứng về những lợi ích (mà bạn hứa hẹn) không?
Hãy chứng minh cho khách hàng biết, cam kết của bạn đã được thực hiện và xác nhận bởi những khách hàng trước đó rồi
37/ Bạn có làm nổi bật sự hiện diện của biểu tượng hay hình ảnh để đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu không?
Điều này sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng.
38/ Trang đích của bạn có giao thức HTTPS (giao thức bảo mật) không?
Hãy thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc về an toàn và bảo mật của thông tin giao dịch
39/ Bạn có cung cấp nhiều phương thức liên lạc khác nhau (điện thoại, email, chat trực tuyến)
40/ Trang đích của bạn có được thiết kế chuyên nghiệp không?
41/ Thiết kế trang đích của bạn có dễ nhìn như quảng cáo của bạn?
42/ Thiết kế có phù hợp với website chính hay thương hiệu của bạn?
43/ Bạn sử dụng các lightbox để cung cấp thêm thông tin mà không cần phải rời khỏi trang?
44/ Bạn cung cấp một mẫu chương trình khuyến mại, nếu áp dụng?
45/ Các yêu cầu và số liệu của bạn có xác minh được không?
46/ Bạn có lặp lại ưu đãi của bạn ở khu vực biểu mẫu để nhấn mạnh mục đích sử dụng biểu mẫu của bạn là gì không?
47/ Bạn có sử dụng trang xác nhận của mình để cung cấp thêm huớng dẫn không?
48/ Nếu ưu đãi của bạn có giới hạn thời gian, bạn có nói rõ thông tin này không?
49/ Bạn có xây dựng một trang đích độc lập cho từng nguồn traffic (email, xã hội, PPC) và xem nguồn nào mang về cho bạn nhiều chuyển đổi nhất.
50/ Nếu bạn sử dụng video, bạn đã cài đặt chế độ phát trực tiếp theo người dùng không?
51/ Kết thúc video, bạn có lời kêu gọi hành động không?
52/ Nếu bạn đang mời mọi người đăng ký tham gia hội thảo trực tuyến, bạn có cho hiển thị số người đăng ký để làm một dạng bằng chứng xã hội không?
53/ Nếu bạn sử dụng cửa sổ pop-up khi thoát, chỉ đánh dấu chọn mục này nếu mục này mang lại giá trị nào đó có liên quan đến trang và không sử dụng mẹo lôi kéo để khuyến khích click.
54/ Bạn có thực hiện các thử nghiệm khác nhau trên các trang của bạn không?
55/ Bạn có thu thập đánh giá của khách hàng để cái thiện cho lần thử nghiệm tiếp theo không?
56/ Nếu bạn có một quá trình gồm nhiều bước (đăng ký, v.v.), bạn có nói rõ cho khách truy cập biết không?
57/ Bạn có sử dụng một trang đích riêng cho mỗi quảng cáo/chiến dịch không?
58/ Bạn có thử sử dụng một trang ngắn với một trang dài để biết khách truy cập của bạn cần bao nhiêu thông tin để chuyển đổi không?
59/ Trang đích của bạn có tuân theo nguyên tắc thống nhất, trong đó mỗi thành phần của trang tập trung giải thích một khái niệm đơn giản không?
60/ Bạn có làm yếu trang đích của mình không?
61/ Không chọn mục này nếu nút biểu mẫu của bạn có dạng “Click Here” hay “Submit” (Gửi).
62/ Nếu bạn sử dụng một biểu mẫu, hãy chắc rằng biểu mẫu của bạn được đóng khung với màu nền làm cho biểu mẫu nổi bật và trở thành phần quan trọng nhất trên trang.
63/ Bạn đã từng sử dụng kỹ thuật giảm tỷ lệ thoát trang chưa?
64/ Đọc rà soát kỹ chưa?
65/ Đã kiểm tra kỹ các mẫu thông tin và nút bấm?
66/ Đã tối ưu trang cho mobile chưa?
67/ Và cuối cùng trang của mình có làm cho khách hàng cảm thấy “mình sinh ra là dành cho nhau” chưa?
#Thaotran_ATP tổng hợp và edit