Kinh doanh gia đình vốn là hình thức kinh doanh lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Kinh tế gia đình xuất hiện rộng khắp, từ các cửa hàng góc phố cho tới các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh toàn cầu. Tại Việt Nam, từ năm 1986 đến nay đã có nhiều sự thay đổi và phát triển trong nền kinh tế. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như các doanh nghiệp gia đình, công ty tư nhân đã ra đời và có đóng góp lớn vào tổng GDP.
Theo thống kê của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vào 2017, có khoảng 100 doanh nghiệp gia đình đang đóng góp vào tổng GDP của cả nước. Rất nhiều doanh nghiệp gia đình nổi tiếng được biết đến rộng rãi như tập đoàn Thành Thành Công, Công ty Minh Long hay công ty Bitis’s. Mô hình kinh doanh gia đình đương nhiên cũng có những lợi thế và hạn chế nhất định khi đặt lên bàn cân so sánh với các doanh nghiệp tư nhân khác.
Có thể nói lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp gia đình là mối liên hệ của các thành viên trong gia đình. Thông thường cũng chính là những người lãnh đạo hoặc giữ vị trí chủ chốt của công ty. Mối liên hệ này tạo nên một nền tảng vững chắc và niềm tin để họ cũng đưa doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, lợi thế đôi khi cũng trở thành hạn chế, mỗi quyết định đưa ra không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ mà có thể ảnh hưởng đến cả công ty. Đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến cả lợi ích của gia đình. Vấn đề thường gặp nhất trong các mô hình doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam là không tách bạch được giữa vấn đề kinh doanh và vấn đề gia đình. Vấn đề gia đình thường đưa vào kinh doanh và ngược lại dẫn đến việc phát sinh mâu thuẫn trong công việc.
Đối với mô hình doanh nghiệp gia đình, quản trị nhân sự ra sao để kết hợp được thế mạnh của những người quản lý trụ cột với nguồn lực từ bên ngoài thực sự là một câu hỏi lớn.
Không riêng gì các mô hình doanh nghiệp gia đình, ở các công ty tư nhân hay các tập đoàn toàn cầu. Việc xây dựng nhân sự kế thừa để sẵn sàng cho những vị trí trụ cột là vô cùng quan trọng. Để thấu hiểu nhân sự và có những điều chỉnh kịp thời. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên cân nhắc để theo sát lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn để từ đó có thể lm mờ đi khoảng cách giữa những nhân sự bình thường với tất cả những người trụ cột trong doanh nghiệp gia đình.
Điều cuối cùng cũng là điều mà thường kiềm chân các doanh nghiệp gia đình, chính là sự chuyên nghiệp hóa. Để phát triển hơn trong tương lai các doanh nghiệp gia đình nên có sự nhìn nhận và thay đổi từng bước trong chiến lược quản trị. Để mô hình doanh nghiệp ngày càng được chuyên nghiệp hóa và phát triển vững bền hơn.
Chuyển động kinh doanh