Booking KOL để làm gì? Gợi ý cách marketing qua KOLs – Chiến dịch marketing thành công với KOLs sẽ được thực hiện như thế nài? Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn 12 lưu ý khi muốn tạo chiến dịch marketing với KOLs và Influencer một cách hiệu quả nhất!
Nào bắt đầu thôi!
KOL là gì?
KOL là viết tắt của Key Opinion Leader tạm dịch tiếng Anh qua là “Người tư vấn chính“, như trên giải thích đó là những ngôi sao, có tầm tác động với mọi người.
KOL có thể là người nổi tiếng, hot Instagram, beauty blogger, vlogger,… Được nhiều người biết đến trên diện rộng.
Influencer là ai?
Influencer hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng”, bất kỳ user online nào đều có khả năng trở thành người có sức ảnh hưởng đến những đối tượng hoặc thị trường nhất định. Tùy vào hoạt động, tiếng nói, lĩnh vực mà họ đang ở trong, hoặc mục đích sử dụng social… Mà sẽ có những cấp độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…
Influencer ở Việt Nam được chia làm 2 nhóm chính:
- The Networker
Nhóm này có bạn bè Facebook khủng, lượng follower đầy, có trường hợp cón có fan như nghệ sĩ… đi đâu cũng thấy, bạ đâu cũng gặp. Dân thường ai cũng biết. nhóm này thường viết những nội dung hài hước, chuyện trên trời, dưới đất gì cũng nói…
- The opinion leader
Nhóm này được đánh giá là nhóm giá trị nhất. Thường phổ biến một ngành nhất định, có thể là :kinh doanh, sáng tạo, viết lách, doanh nhân…
Độ phủ nhận diện của KOL và Influencer
Danh tiếng và sự công nhận của KOL có thể bị giới hạn trong một khu vực cụ thể (có thể là thành phố, thị trấn hoặc là một quốc gia).
Còn danh tiếng của Influencer mức độ ảnh hưởng có thể xuyên quốc gia, tạo sức lan toả khắp hành tinh (như Cristiano Ronaldo chẳng hạn)
TVC đang ngày càng lỗi thời
Bởi vì trước đây, sản phảm/ hàng hóa buôn bán chưa đa dạng, không có nhiều sự lựa chọn và cạnh tranh như hiện nay. Do đó, TVC quảng cáo được nhiều người chú ý và nó ảnh hưởng một phần khá lớn trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Hiện nay sản phẩm/dịch vụ vô cùng đa dạng, có nhiều sự lựa chọn thay thế. Vì thế, TVC không còn gây được sự thu hút và quan tâm lớn của người tiêu dùng.
Một yếu tố nữa đó là TVC không có nhiều yếu tố cảm xúc trong đó, không khiến người dùng ghi nhớ thông điệp mà brand muốn gửi gắm.
Như thế nào là một bài PR hiệu quả
Một mẹo khi bạn tạo chiến dịch marketing qua KOLs, đó là để có một bài PR hiệu quả, brand không nên đưa sẵn bài post cho influencer đăng trên trang của họ, hãy để influencer tự viết theo giọng văn của mình, vì nếu tất cả brand đều cung cấp bài cho influencer, thì độc giả sẽ không còn nhận ra bài viết và cá tính riêng biệt của influencer đó nữa.
Hãy để cho influencer dùng thử và test sản phẩm của bạn để họ chia sẻ cho các followers của họ bằng những cảm nhận thực tế, có cảm xúc hơn về sản phẩm đó.
Hãy nhớ “Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ”
Có mấy loại influencer, giai đoạn nào dùng Celebrities, giai đoạn nào dùng KOLs, …
Có tất cả 4 loại influencer, đó là- Celebrities, KOLs, Fanpage và Fiction Character.
– Celebrities là những người nổi tiếng, được nhiều người biết đến qua các khả năng như hát, diễn, nói, viết. họ là ca sĩ, MC, diễn viên, diễn giả…
– KOLs là những nguời được nhiều người follow trên mạng xã hội.
– Fanpage là những page có nhiều người theo dõi.
– Fiction Character là những fanpage hay communities, group có nhiều người theo dõi, hình ảnh đại diện của những Fanpage này không phải là người thật, nó là những catoon hay hình ảnh nào đó.
Gđ1: Celebrities: dành cho giai đoạn tung sản phẩm mới ra thị trường hoặc là một thương hiệu mới toanh, dùng influencerđể brand được viral, tăng sự nhận diện cao, giúp nhiều người biết đến sản phẩm, thương hiệu.
Gđ2: Fist trial: dùng KOLs, Fanpage, communiti, Fiction Charater để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, những người dùng thử sản phẩm đầu tiên của brand để cảm nhận và chia sẻ.
Gđ3: Thuê đội comments, còm trong bài post để tăng sự chú ý và sức thu hút của bài post.
CASE STUDY “Tấm Cám Chuyện Chưa Kể”
Chi phí truyền thông bỏ ra trên FB để bộ phim được nổi như cồn, làm mưa làm gió trong những ngày qua là 70 triệu đồng.
Nhưng doanh thu tính đến thời điểm hiện tại thì thật kinh khủng @@, nó đã lên tới 75 tỷ đồng.
Vậy vì sao chiến dịch truyền thông của “Tấm Cám chuyện chưa kể” cực kì thành công và chi phí lại thấp như vậy, đây là tips mà họ đã làm.
Bước 1:
Mời diễn viên, ca sĩ nổi tiếng đến tham dự buổi ra mắt phim và nhờ họ viết review trên FB cá nhân, như vậy là Ban tổ chức đã tiết kiệm được một phần chi phí rất lớn nhờ tận dụng được các mối quan hệ với influencers.
Và thêm một lý do nữa là tại buổi ra mắt phim, có rất nhiều phóng viên, báo chí đưa tin, những người nổi tiếng cần cập nhật hình ảnh, thông tin của họ đến với công chúng một cách thường xuyên hơn là lẻ đương nhiên.
Bước 2:
Tiếp theo, họ đánh vào những KOLs lớn, có sự tương tác cao trong các bài PR.
Thuê một vài người, chi phí dưới 50 triệu. Quản lý truyền thông và KOLs chính của bộ phim này là một KOLs lớn và rất có tiếng trong nghề.
Họ thuê thêm một vài Fanpage (bao gồm các Fanpage và Fiction characters) có lượt follow, tương tác cao, đối tượng target audience phù hợp với bộ phim để post bài PR.
Tất cả những việc làm trên cũng đủ để bộ phim làm cho mọi người chú ý, tò mò và nóng lòng đi xem cho biết.
Bước 3:
CHỐT: Họ thuê một đội comments, những người này sẽ nhảy vào các post PR để cmt, khen bộ phim, chê bộ phim, bình luận qua lại, tag bạn bè vô, í ới rủ nhau đi xem.
Thế là cuộc tranh cãi xung quanh “Tấm Cám Chuyện Chưa Kể” bổng nhiên sôi nổi, ồn ào và náo nhiệt, đủ để lôi kéo, gây tò mò cho những người ngoài cuộc hay thậm chí những người chưa từng đi xem phim rạp.
Các thông tin về bộ phim cứ liên tục xuất hiện, văng vẳng bên tai mỗi khi họ online, và rồi lí trí của họ cũng sẽ thôi thúc họ đi tìm “bộ phim tấm cám chuyện chưa kể như thế nào?”
Tiêu chí để đánh giá KOLs và hiệu quả của bài post
Có nhiều loại người ảnh hưởng khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người theo dõi mà họ có. Các số liệu như:
- Nano-influencer: 0 – 10.000 người theo dõi
- Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi
- Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi
- Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi
Hầu hết những influencer là macro-influencer, nhưng nano và micro-influencer đang dần phổ biến hơn.
NHƯNG theo mình, Một influencer có hàng triệu followers chưa hẳn đã là influencer tốt nhất. Và ngược lại, influencer có 10000 flowers chưa hẳn là không hiệu quả!!
Lượng follow không nói lên được vấn đề, do đó, hãy vào các bài post của influencer encer để check số lươt tương tác như like, share, comments…số like có thể mua được, nhưng share, comment thì ít môt tool nào để thực hiện được công việc này và số lượng làm cũng k quá nhiều được.
>> SIMPLE SEEDING – PHẦN MỀM TĂNG LIKE TĂNG COMMENT HIỆU QUẢ
Nếu influencer là một fanpage, hãy yêu cầu họ cho bạn biết về số lượt tương tác, reach trong các bài viết của họ. Nếu influencer là một profile, thì bạn cứ việc thẳng thắn hỏi họ, họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, số liệu đó.
Ví dụ về một CASE STUDY “Về nhà đi con”
🔻 Cách 1:
🔻 Cách 2:
🔻 Cách 3:
- Thay vì chỉ đến dự event của 1 hãng quần áo, KOL có thể sd công nghệ để transform quần áo trên người.
- Thay vì chỉ đến nhà hàng ăn và chụp hình đồ ăn, KOL có thể chơi với web AR ngay trên bàn của nhà hàng.
- Thay vì đến TT thương mai chụp ảnh với các store, KOLs có thể trải nghiệm mapping cảm ứng như Digital Art Museum tại Nhật Bản để tăng traffic cho các đơn vị này.
Tần suất đăng bài và tần suất nhắc đến brand trong một bài post
Nên đăng xem kẽ nhiều nhất ba bài trong một tuần, nếu không thì mỗi tuần một bài là tốt nhất.
Lưu ý là đừng bao giờ yêu cầu influencer nhắc đến các đặc điểm của brand và tên sản phẩm quá 3 lần trong một bài post.
Nguyên nhân là người đọc khó để nhớ được nhiều hơn 3 đặc điểm của một vấn đề trong một thời gian ngắn. Thứ 2 là nhắc quá nhiều về brand thì bài PR dẫn đến lộ liễu gây mất thiện cảm cho người xem.
Lưu ý khi đặt các URL trên Facebook
Nên hạn chế đính kèm đường link trong bài post trên Facebook
Facebook và Google hoàn toàn đối nghịch nhau, Facebook không khuyến khích người dùng đưa đường link từ google lên platform của họ.
Những bài post chứa đường link thường và hầu như có lượt reach, view thấp hơn bình thường.
Nếu muốn dẫn đường link ở trong bài viết, hãy yêu cầu influencer đặt đường link ở phần comment và push cho đường link luôn ở top đầu.
Cách làm việc với các influencers
Cách tốt nhất để book được giá tốt với các influencer đó là trực tiếp inbox hỏi giá họ.
Book trực tiếp với influencer sẽ tránh được một chi phí đáng kể cho bạn, thay vì book qua các agency. Vì book qua trung gian thì họ đã đội thêm một mức phí nữa 😉
Gía một bài PR trên FB thường không cố định hay không có thứ gọi là giá cả thị trường, dựa vào khả năng thương lượng, giao tiếp khéo léo của bạn thì hoàn toàn có thể book được giá rẻ, bởi post PR do influencer viết, nên họ có thể giảm giá hoặc hỗ trợ bạn nếu như ngân sách marketing của bạn hạn chế.
Chi phí thuê influencers đắt hay rẻ?
Cài này thì tùy hợp trường, nếu như ngôi sao hạng A thì giá một bài post thường 50- 60 triệu, influencertrên bình thường chút tầm 30-40 tr, influencer bình thường khoảng 20tr.
Các KOLs giá tầm 5-20tr. Fanpage từ 4-10 tr. Để tính chính xác hơn hiệu quả khi dùng influencer để PR, ta làm một phép tính đơn giản như thế này nhé: Bạn book một bài post của Nguyễn Ngọc Thach, giá mỗi bài là 8tr.
Mỗi tuần post một bài, một tháng post 4 bài. Vị chi ngân sách PR mỗi tháng là 36tr, mỗi năm là 432tr.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng của bạn dài hạn, khoảng một năm, thì tất nhiên chi phí sẽ rẻ hơn nhiều, bạn có thể deal xuống 5 hoặc 6tr/bài, vậy mỗi năm, chi phí PR của bạn ở mức giá này là 240tr, nghĩa là chi phí đăng bài của bạn từ 240tr-432 tr/năm.
Với chi phí marketing này, không chỉ hiệu quả trong việc tăng sự hiểu biết về thương hiệu mà còn mang lại doanh thu, đơn hàng cho doanh nghiệp. Nó hiệu quả hơn nhiều so với việc mua 1 tấm pano tương đối oke ngoài trời với giá 800tr.
KPI và một bảng đánh giá, đo lường
Cần đánh giá, ước lượng và đo đường hiệu quả của chiến dịch, chúng ta không thể thuê KOLs đăng bài rồi ngồi đếm số like, comment, share, hãy lập 1 bảng excel ước lượng số lượt tương tác của bài post này dựa vào kết quả của các bài post trước, hoặc bạn cũng có thể dựa vào các kết quả của nhiều bài post trước để tính toán ra môt con số gần chính xác.
Đánh giá, đo lường và phân tích sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, hiệu quả hơn cho các chiến dịch sau này.
Chọn influencer phù hợp
Một influencer không thể quảng cáo cho tất cả các nhãn hiệu.
Ví dụ, công ty Thép Vina One không thể mời Nguyễn Ngọc Thạch hay MC Phan Anh, Trấn Thành quảng cáo sắt thép rồi nói rằng “Thành vừa mới mua thép của Vina One về để xây nhà, thép của Vina One là sự lựa chọn đúng đắn của Thành…bởi chất lượng sắt thép của Vina One là số 1 Việt Nam, Thành không còn lo nhà sập hay nước mưa tràn vào nhà lúc SÀI GÒN mùa nước lũ nữa”. @@
Bạn hãy mời những chuyên gia trong nghề đánh giá, sau đó các influencer này có thể share or trích dẫn qua page của mình và nói VN nên có những doanh nghiệp chất lượng, làm ăn giữ chữ tín như vậy thì đất nước mới phát triển được!
Hay sự việc lần trước của Tân Hiệp Phát, thay vì mời các ca sĩ, diễn viên đi tham quan nhà máy để chứng minh công nghệ sản xuất trà xanh không độ của họ là sạch sẽ thì hãy mời các chuyên gia nước ngoài về đánh giá và thẩm định có phải phù hợp hơn không và sẽ không mắc phải sự chỉ trích của người tiêu dùng.
Thêm một vấn đề nữa, yếu tố quan trọng quyết định thành công của chiến dịch đó là Target Audience, hãy nhìn vào list những followers, influencer, xem họ có phải là đối tượng sử dụng sản phẩm của mình hay không rồi hãy chọn influencer.
KOLs có được PR cho nhiều thương hiệu cùng ngành trong cùng một thời điểm không?
KOLs hoàn toàn có thể PR được cho nhiều thương hiệu, kể cả các thương hiệu của đối thủ. Bởi KOLs khác với infl, influencer là đại sứ thương hiệu, một đại sứ thương hiệu thì họ chỉ được đại diện cho một brand cùng ngành duy nhất.
Một sự khác biệt đáng chú ý giữa KOL và influencer là độ phủ rộng tầm ảnh hưởng của họ. Danh tiếng và sự công nhận của KOL có thể bị giới hạn trong một khu vực cụ thể. Có thể là một thị trấn nhỏ, một thành phố, một tiểu bang hoặc thậm chí là một quốc gia.
Còn khi bạn là influencer thì người hâm mộ sẽ phủ rộng trên toàn cầu vì Internet không có giới hạn. Nếu bạn gây được sự hứng thú cho người xem, bạn sẽ được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, cũng có KOL dành thời gian cho mạng xã hội và tạo sức ảnh hưởng trên đó. Ví dụ như Sơn Tùng MTP, một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam và được mọi người biết đến vì những thành công nhất định trong ngành âm nhạc. Dù bận rộn nhưng Sơn Tùng MTP vẫn có cho mình một trang cá nhân trên Facebook với hơn 10 triệu lượt theo dõi. Do đó, độ phổ biến của Sơn Tùng MTP cũng vươn xa ra tầm Châu Á hay các buổi trình diễn thời trang trên toàn cầu.
KOLs thì được xem như một người dùng, họ dùng thử sản phẩm và viết review về sản phẩm cho những người theo dõi họ. Do đó, họ có thể viết cho nhiều sản phẩm, tuy nhiên, KOLs cần khéo léo trong cách viết.
Nguyên tắc khi PR đồng thời 2 thương hiệu tại một thời điểm gần nhau, đó là, trong các bài viết không nên chứa những từ như tốt nhất, rẻ nhất, ngon nhất, bạn không thể hôm nay khen Graptaxi là taxi số một việt nam, ngày mai khen Uber đứng thứ nhất Việt Nam thì followrs sẽ đặt câu hỏi và không tin vào lời bạn nói nữa. Điều quan trọng nhất của một KOLs đó chính là chiếm được lòng tin của followers.
Xem thêm:
ATP Media – GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỘI DUNG SỐ
Phần mềm kết bạn bán hàng tự động Simple Facebook
CRM Profile – Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook cá nhân
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096