Khi nói đến những chiến dịch Marketing hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến việc vận dụng KOL là con át chủ bài để lan tỏa thương hiệu hay dùng influencer để nhấn mạnh sự lan tỏa của sản phẩm và thương hiệu. KOL hay Inffluencer được sử dụng nhuần nhuyễn và thuần thục trong các chiến dịch Marketing, vậy bạn đã có thể phân biệt được giữa KOL và Influencer hay chưa? Hãy cùng ATP Sofware phân tích rõ KOL và Influencer nhé!
KOL là gì?
KOL, hay Key Opinion Leaders, là những cá nhân có tiếng nói với tầm ảnh hưởng lớn, là những cá nhân có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực đặc trưng cụ thể. KOL là một phương thức hiệu quả để doanh nghiệp truyền tải đi thông điệp về sản phẩm / dịch vụ của mình.
Vì tầm ảnh hưởng nhất định của họ, mà mọi đề xuất, quyết định của các KOL này đều được lắng nghe và coi trọng. Ví dụ, một sản phẩm thuốc chắc chắn sẽ được khách hàng tin tưởng sử dụng hơn, khi nó được một bác sỹ nổi tiếng khuyên dùng. Một quán ăn sẽ có nhiều khách hàng tới ăn hơn nếu một đầu bếp nổi tiếng thường xuyên ghé thăm và dành nhiều lời khen cho những món ăn tại đó.
KOLs gồm 3 nhóm chính:
– Celeb hay “celebrity”: người nổi tiếng, SAO, có sức ảnh hưởng đến nhiều người trong 01 nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Celeb là những người có thể làm đại sứ nhãn hiệu, đại diện hình ảnh cho các nhãn hàng.
– Influencer hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng”, bất kỳ người dùng Online nào đều có khả năng trở thành người có sức tác động đến những đối tượng hoặc thị trường nhất định. Tùy vào hoạt động, tiếng nói, lĩnh vực mà họ đang ở trong, hoặc mục đích dùng mạng xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…
– Mass seeder: là những người có sức ảnh hưởng ở những nhóm khách hàng nhỏ lẻ, tuy nhiên có thể dùng họ để chia sẻ các nội dung từ celebs/influencers – nhằm quảng cáo hay PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ này. Nhóm này chia sẻ những nội dung chân tình và “rất thực”.
Phương thức KOL tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thể thao, nhiếp ảnh, mỹ phẩm, giải trí, và nhiều ngành nghề khác nhau vốn phụ thuộc vào sự tin cậy. Những cá nhân có tầm ảnh hưởng có thể là bình luận viên thể thao, huấn luyện viên, vận động viên, nhà phê bình, và người nổi tiếng…
Nhưng đôi khi, họ là những KOL không hẳn vì họ thực sự nổi tiếng như một ngôi sao hạng A đích thực, mà phần lớn là do tiếng nói của họ có tầm ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nhất định. Khách hàng, vốn là người được tiếp nhận ít thông tin hơn, trở nên trông cậy vào những tiếng nói có tầm ảnh hưởng, để giúp họ đưa ra quyết định và thực hiện giao dịch mua bán.
Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội hiện nay, như Facebook, Instagram, Zalo hay TikTok, vai trò của các KOL hay influencer lại càng quan trọng trong việc xây dựng và định hướng thông điệp Marketing của các doanh nghiệp.
Phân biệt KOL và Influencer trong Marketing
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng 2 khái niệm này là một. Bởi lẽ chúng đều chỉ những người nổi tiếng, có sức hút và tầm ảnh hưởng đối với công chúng. Tuy nhiên, KOL là một thuật ngữ nghĩa rộng hơn và nó bao trùm cả Influencer.
Influencer, giống KOL, có thể đưa ra những ý kiến tác động lớn tới khách hàng. Họ có thể là những người vô cùng nổi tiếng, được fan hâm mộ hoàn toàn tin tưởng. Trong nhiều trường hợp, những người hâm mộ nói trên tìm tới họ không phải là để giải trí, mà là để tìm những lời khuyên về sản phẩm mà họ đang băn khoăn tìm mua trên thị trường.
Trong khi influencer thường là những cá nhân có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, có lượng người theo dõi lớn, KOL lại là một thuật ngữ rộng hơn, dùng để chỉ chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học, nông nghiệp, y khoa, chính trị, công nghệ và nhiều hơn thế.
Có một vài điểm không tương thích giữa hai khái niệm KOL và Influencer: Trong khi influencer thu hút được rất nhiều người hâm mộ và thường xuyên theo dõi hoạt động của mình, KOL không thu hút được lượng fan đông đảo đến vậy.
Điều giá trị của một KOL, đó chính là tiếng nói của họ về một vấn đề có sự chính xác và giá trị tham khảo cao hơn. Có những trường hợp, influencer chính là KOL, nhưng cũng có trường hợp không phải vậy.
Một đặc điểm phân biệt dễ dàng hơn là các KOL có sự phủ sóng rộng rãi hơn từ khắp các phương tiện truyền thông, truyền hình, bill board… còn hầu hết các Influencer thì họ xuất hiện chủ yếu tại các trang mạng xã hội.
Khi doanh nghiệp muốn quảng bá những sản phẩm / dịch vụ liên quan tới một ngành nghề chuyên sâu, cần sự giới thiệu của một tiếng nói có trọng lượng, họ cần ý kiến của một KOL thay vì influencer. Bởi mục tiêu sau cùng của doanh nghiệp không phải là cần sự chú ý của một tập thể khán giả rộng lớn, họ cần khách hàng mục tiêu của họ lựa chọn sản phẩm và tiến hành mua hàng (dựa trên lời khuyên từ vị chuyên gia nói trên).
Làm thế nào để trở thành KOL chuyên nghiệp?
Để trở thành một KOL cần cả một quá trình. Dưới đây là chia sẻ của một KOL nổi tiếng, mời các bạn tham khảo.
1. Hiểu thế mạnh của bạn
Điều đầu tiên và quan trọng nhất để trở thành một KOL là bạn phải hiểu thế mạnh của mình là gì. Nếu bạn sở hữu kiến thức chuyên sâu và có nhiều bí kíp hãy trở thành bolgger, hay nếu bạn giỏi makeup hãy làm video chuyên dạy makeup…
2. Xác định đối tượng khán giả
Bạn cần xác định rõ đối tượng khán giả bạn nhắm đến là ai, ở độ tuổi nào, có mức thu nhập cao hay thấp để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn làm review cho giới trẻ phổ thông, thì những sản phẩm bạn dùng không nên quá đắt tiền…
3. Đầu tư
Bạn cần có tài chính ổn định để đầu tư thiết bị, thiết kế giao diện, mua tên miền cho blog, chạy quảng cáo, trang trải các item để làm review… trước khi nhận được bất kì một hợp đồng nào.
4. Làm việc có tâm
Mỗi một bài review, bạn cần bỏ công sức, thời gian và cả sự tận tình vào đó để có chất lượng tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được nhiều người dùng hơn là thật nhiều bài review, đa dạng sản phẩm mà bài nào cũng hời hợt.
5. Networking
Một KOL cần có khả năng giao tiếp tốt và thân thiện với tất cả mọi người để có thể mở rộng mối quan hệ với các đồng nghiệp, nhãn hàng, agency và tăng followers.
Tổng hợp
ATP SOFTWARE