Logistics là gì? Tầm quan trọng của Logistics trong doanh nghiệp hiện nay ra sao? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết sau của ATP Software!
Logistics là gì?
Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng.
Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Ngoài ra Logistics còn làm nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa để thuận lợi cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng. Nói cách khác, Logistics là “nhân vật trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Dịch vụ khách hàng trong Logistics là gì?
Dịch vụ khách hàng trong logistics là các hoạt động, hành động phục vụ được cung cấp thêm, đóng vai trò là giá trị gia tăng. Với mục đích là đem đến giá trị nhiều hơn so với dịch vụ cốt lõi mà khách hàng cần thiết và đem lại sự hài lòng nhiều nhất cho khách hàng. Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh hiện nay đều cung cấp thêm các dịch vụ cho khách hàng bên cạnh sản phẩm chính của họ.
Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng
Đối với doanh nghiệp, họ phải coi dịch vụ khách hàng trong logistics như là một hoạt động gắn liền với những gì mà họ cung cấp. Do đó Logistics cũng được xem là một phần quan trọng của doanh nghiệp.
Các công ty về logistics thường có khách hàng là doanh nghiệp. Đặc điểm mua hàng của họ là xu hướng gắn bó lâu dài. Nếu làm tốt, hoàn toàn có thể giành được niềm tin khách hàng và có được một hợp đồng lâu dài. Gắn bó lâu dài là một yếu tố cực kì quan trọng để công việc kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Nhờ việc gắn bó đó, bạn sẽ giữ được khách hàng trung thành và có cơ hội có các đối tác lớn. Sau đó bạn có thể tìm kiếm các khách hàng mới, rồi làm điều tương tự với họ. Cứ như vậy, việc kinh doanh có thể ngày càng phát triển và mở rộng.
Các hoạt động của Logistics
Quy trình cơ bản của Logistic đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là một chuỗi cung ứng từ đóng gói => Vận chuyển => Lưu kho => Bảo quản => người tiêu dùng. Đối với những doanh nghiệp lớn thì đó là cả quá trình cần đầu tư chiến lược cũng như tiền bạc.
Logistics sẽ bao gồm các hoạt động sau:
- Dịch vụ khách hàng
- Ước tính nhu cầu
- Thông tin về phía phân phối
- Kiểm soát hàng hóa và lưu kho
- Vận chuyển vật liệu/ hàng hóa
- Quản lý đặt hàng
- Lựa chọn vị trí nhà máy, vị trí kho
- Thu gom vật liệu/ hàng hóa
- Đóng gói cẩn thận
- Xếp và dỡ hàng
- Phân loại hàng
Các yếu tố quan trọng đối với dịch vụ khách hàng trong Logistics
1. Thời gian
Đối với cuộc sống hiện nay, thời gian luôn là yếu tố được xem trọng hàng đầu. Do đó trong dịch vụ khách hàng của logistics, thời gian là một yếu tố cực kì quan trọng để tạo nên sự hài lòng cho khách hàng. Không chỉ đối với ngành logistics, mà bất cứ ngành nghề nào thì thời gian mà khách hàng nhận được sản phẩm càng ngắn thì khách hàng sẽ càng hài lòng.
2. Độ tin cậy
Đây chính là một yếu tố không thể nào thiếu đối với dịch vụ khách hàng trong logistics. Đối với độ tin cậy thì thương hiệu sẽ luôn là yếu tố được khách hàng quan tâm nhất. Nếu thương hiệu của dịch vụ mà công ty bạn cung cấp có độ tin cậy càng cao. Thì dịch vụ khách hàng càng có cơ hội để làm thỏa mãn khách hàng lớn hơn.
Điển hình thực tế là khi chúng ta mua hàng, nếu mua ở những thương hiệu uy tín thì sẽ luôn cảm thấy an toàn hơn. Chúng ta sẽ không cần phải lo lắng hay áp lực về việc lừa đảo hay những gì tương tự khi sử dụng sản phẩm đó.
3. Giá tiền
Sự cạnh tranh về giá là chưa bao giờ hạ nhiệt trong thị trường hiện nay. Đặc biệt là khi mà khách hàng luôn luôn thích những sản phầm có giá rẻ hơn. Hay nói đúng hơn là có giá cả phù hợp với nhu cầu của họ.
Nếu dịch vụ logistics của bạn có thể cung cấp cùng các mặt hàng, cùng chất lượng (hoặc là chất lượng cao hơn). Nhưng lại có giá thành rẻ hơn thì hiển nhiên bạn sẽ có một lợi thế rất lớn.
4. Độ linh hoạt
Độ linh hoạt chính là khả năng linh động về sản phẩm cung cấp theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, khách hàng luôn luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm có thể giải quyết được vấn đề của họ. Vì vậy, nếu có thể hãy luôn tùy biến sản phẩm để nó có thể phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.
Ý nghĩa của Logistics trong xuất khẩu
Logistics ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Sau khi sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện các hoạt động logistics như vận chuyển, đóng hàng, phân phối đến khách hàng và các nhà bán sỉ, nhà bán lẻ. Trên thực tế thì bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực logistics đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Những ảnh hưởng này bao gồm phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, hư hỏng, bảo quản và bất kỳ vấn đề gì khác liên quan đến việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể nếu có thể giảm thiểu tình trạng sản phẩm bị hư hỏng và giảm chi phí hậu cần. Điều đó đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng.
Logistics ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng
Bên cạnh việc làm hài lòng khách hàng thì những dịch vụ Logistics tốt còn giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng chỉ quan tâm đến thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm mà họ sẽ nhận được. Đối với cách mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hay các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất và vận chuyển khách hàng thường không chú trọng.
Khách hàng buộc phải tìm kiếm một cửa hàng khác nếu hệ thống Logistics của bạn không đủ nhanh trong quá trình chuẩn bị đơn và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
Doanh nghiệp có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách tự động hóa một số chức năng như kiểm soát hàng tồn kho, xác định những mặt hàng còn trong kho và những mặt hàng nào sắp hết. Bằng cách này, sẽ giúp cải thiện hoạt động Logistics, chuẩn bị đơn và giao hàng nhanh hơn cho khách hàng. Từ đó sẽ làm cho khách hàng hài lòng hơn và tin dùng doanh nghiệp của bạn nhiều hơn.
Phân loại Logistics theo quá trình
Inbound Logistics (Logistics đầu vào): quá trình này bao gồm các hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, sao cho các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Để đảm bảo việc sản xuất diễn ra một cách thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, hiệu quả nhất và ít rủi ro nhất có thể thì quá trình di chuyển trên phải được diễn ra với sự giám sát nghiêm ngặt.
Outbound Logistics (Logistics đầu ra): quá trình này bao gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm cuối cùng với giá thành hợp lý, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu của khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Reverse Logistics (Logistics ngược): bao gồm các hoạt động của quá trình thu hồi những sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm đến khách hàng, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.
Mong rằng qua bài viết trên bạn cũng nắm được những vấn đề liên quan và hiểu Logistics là gì. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp nhé!
Thúy Quyên tổng hợp
Xem thêm:
Supply Chain Management là gì? Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp