Những doanh nghiệp vừa bước chân vào cuộc chiến Digital Marketing, hay thậm chí những doanh nghiệp đã xây dựng lâu năm vẫn giữ phong cách “đi đến đâu hay đến đó”. Tuy nhiên việc thiếu đi những kế hoạch sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho doanh nghiệp trong dài hạn, 11 lý do buộc phải có chiến lược Digital Marketing trong 2020 của ATP Software sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự cấp thiết của công việc này!
Tầm quan trọng của việc sáng tạo và sử dụng kế hoạch Digital Marketing giúp chuyển đổi số và tăng trưởng doanh nghiệp
Có một sự thật mà mình muốn chia sẻ với các bạn rằng hầu hết mọi doanh nghiệp đều biết tầm quan trọng của kênh Digital trong hoạt động quảng bá hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ thương hiệu trong thời đại ngày nay. Nhưng xây dựng nó như thế nào? Bắt đầu từ đâu?.. vẫn là những thách thức với đại đa số doanh nghiệp và chắc chắn rằng bạn sẽ tụt hậu khi đối thủ cạnh tranh có sự ứng dụng hiệu quả các kênh marketing online
Những thách thức khi lập chiến lược Digital Marketing
1. Bắt đầu từ đâu?
Theo kinh nghiệm của mình thì 2 chữ “bắt đầu” thường là thử thách khó vượt qua của hầu hết mọi người. Lời khuyên là hãy bỏ suy nghĩ “làm cồng kềnh” bản chiến lược Digital Marketing ra khỏi đầu và thay vào đó là sự tinh gọn, đem lại hiệu suất cao.
Những bước khởi động tốt nhất nên được tóm tắt trong 2 – 3 trang giấy A4 với những mục chính như mục tiêu SMART hay mô hình RACE nhằm đo lường và hoạch đinh chiến lược Digital Marketing của mình.
2. Digital Marketing là chân trời mới khổng lồ
Thử thách đáng gờm tiếp theo với những người mới là quy mô, phạm vi cũng như lượng thông tin của mảng tiếp thị số là quá lớn từ công cụ tìm kiếm (search marketing), mạng xã hội (social marketing), email marketing, website,….
Vì vậy việc của bạn là hãy đọc những kiến thức tổng quan như: FULL KIẾN THỨC NỀN VỀ DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN
Song song đó tính toán và ước lượng doanh nghiệp của mình từ quy mô, loại sản phẩm, loại dịch vụ, nguồn lực,.. phù hợp với những kênh marketing và phân loại ra các kênh nên ưu tiên, nên triển khai ngắn – dài hạn.
10 lý do vì sao bạn phải có chiến lược Digital Marketing trong 2020
1. Mất phương hướng
Như nội dung mình đã nhấn mạnh ở trên, Digital Marketing rộng lớn và khối lượng việc phải làm nhằm tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng là cực kỳ nhiều, chưa kể những danh mục về nguồn lực phải phân bổ. Nếu không có kế hoạch rõ ràng sẽ dễ khiến doanh nghiệp bị lạc lối, dàn trải quá nhiều hoặc đi sai hướng dẫn đến mất phương hướng.
2. Không định vị được khách hàng và thị phần
Một trong những lý do lớn nhất của việc triển khai hoạt động Digital Marketing là thu thập thông tin khách hàng phục vụ cho việc tạo chuyển đổi. Cụ thể là tiềm kiếm insight, nhu cầu, hành vi và những tương tác của khách hàng với từng loại nội khác nhau.
Công việc này yêu cầu nghiên cứu và sự tập trung nguồn lực cụ thể trong khoảng thời gian nhất định.
3. Đối thủ hiện tại và đối thủ mới sẽ chiếm lĩnh thị phần
Đối thủ chắc chắn là “người bạn” luôn quan tâm và quan sát bạn thường xuyên và môi trường Online cũng không ngoại lệ. Nếu hoạt động của bạn có lỗ hổng nhưng thiếu kế hoạch bù đắp thì việc rơi miếng bánh vào tay người khác hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Thiếu đi đề xuất giá trị trực tuyến
Đề xuất trực tuyến được xác định rõ ràng, phù hợp với các tính cách khách hàng mục tiêu khác nhau của bạn sẽ giúp bạn phân biệt dịch vụ trực tuyến của mình, khuyến khích khách hàng hiện tại và khách hàng mới tương tác ban đầu và hình thành sự trung thành.
Phát triển một chiến lược tiếp thị nội dung cạnh tranh là chìa khóa cho điều này đối với nhiều tổ chức vì nội dung là thứ thu hút khán giả của bạn thông qua các kênh khác nhau như tìm kiếm, mạng xã hội, tiếp thị qua email và trên blog của bạn.
5. Không hiểu rõ về khách hàng cùa mình
Từ ngày Digital Marketing phổ biến trên thế giới và phát triển hệ thống dữ liệu thông qua các kênh kỹ thuật số thì đây trở thành phương tiện đo lường với số lượng nhiều nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên Google Analytics và những công cụ tương tự chỉ cho bạn biết số liệu thô cứng chứ không phải cảm xúc, hành vi khách hàng nghĩ gì hay muốn gì. Để kích thích được nhu cầu sâu thẳm bên trong khách hàng chúng ta buộc phải biết được các yếu tố trên và khi sở hữu kế hoạch tổng thể bạn sẽ biết kết hợp như thế nào để thăm dò cảm xúc của khách hàng.
6. Bảo đảm tính nhất quán
Hầu hết các chiến dịch truyền bá chú trọng các kênh truyền thông mà ở đó thông tin quan trọng được lan truyền một cách rộng lớn.
VD, bạn đăng mọi thắc mắc của mình lên Blog và mạng xã hội nhằm tìm kiếm sự thảo luận và chỉ dẫn từ cư dân mạng. đấy là một trong những cách triển khai Content Marketing tuyệt vời. Nhờ sự tự do ngôn luận, bạn sẽ đơn giản tiếp xúc khách hàng mục tiêu của mình thông qua hàng loạt kênh giao tiếp.
Thế nhưng, điều mà những chuyên viên marketing thường mắc sai lầm chính là độ nhất quán của thông tin. thông thường nội dung sẽ bị dàn trải vào nhiều chủ đề khác nhau, nên dễ làm cho khách hàng bị nhầm lẫn.
Lời khuyên ở đây là bạn đơn giản gặp rắc rối chính bởi không thiết lập một chiến lược cụ thể trước khi khai triển. Nhưng để phát triển một chiến lược đúng nghĩa, bạn phải hiểu rõ được hướng đi của mình. Điều đấy sẽ bảo đảm sự nhất quán cũng như sự độc đáo của thông tin, cùng lúc đó còn tạo thêm hiệu ứng cộng hưởng khiến cho khách hàng nghĩ theo hướng mình mong muốn.
7. Cài đặt bản sắc thương hiệu
Việc tạo lập hình ảnh đặc trưng cho thương hiệu lúc nào cũng là điều tiên quyết. Hiện nay có rất nhiều phân khúc thị trường đang bước vào thời kỳ bão hòa, có thể tưởng tượng như là hình ảnh vô số chú chuột cứ mãi rượt đuổi theo một lượng phô mai hữu hạn. Việc chúng ta cần làm là làm cho bản thân trở nên khác biệt hơn so với số đông.
8. Tăng hiệu suất của Content Marketing
Để đạt bước tiến vượt bậc thì việc cần thiết là tinh thần trách nhiệm với những gì mình đang làm. Không phác thảo kế hoạch, doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái chông chênh. Bởi vì doanh nghiệp sẽ không biết mình cần những thông tin nào, truyền tải ở đâu là thích hợp, và thời điểm nào là đúng.
Nếu như bạn thuộc tuýp người nên có cú huých thì mới có bước tiến thì việc cần làm ngay bây giờ là một kế hoạch cụ thể, VD như mục đích của bạn là đăng 2 bài blog trong một tuần, cập nhật Twitter 5 lần một tuần, cập nhật trang Facebook 2 lần một tuần, thiết kế sơ đồ pác họa những việc cần làm trong một tháng và vân vân.
Khi bạn đã có kế hoạch cụ thể, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn và việc cố gắng đạt mục tiêu trở nên thiết thực hơn.
9. Thiếu hút nguồn lực và ngân sách
Vì Digital Marketing quá rộng lớn nên khi không có sự chuẩn bị doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái khó kiểm soát nguồn lực và tiền bạc.
10. Bạn đang lãng phí tiền bạc và thời gian bởi sự “trùng lặp”
Ngay cả khi có đủ nguồn lực thì có thể bạn cũng đang lãng phí trong vô thức. Trường hợp này đặc biệt xảy ra ở các công ty lớn hơn nơi mà các bộ phận khác nhau thuộc phòng marketing mua các công cụ hoặc sử dụng các agency khác nhau để thực hiện cùng một nhiệm vụ bởi họ không được hệ thống rõ ràng.
11. Không đủ tốc độ và nhạy bén để đột phá.
Khi ngôi nhà cũ hoạt động rời rạc thiếu hiệu quả chúng ta gần như không có thời gian để xây dựng căn nhà mới. Nếu bạn nhìn vào các thương hiệu trực tuyến hàng đầu như Amazon, Dell, Google, Tesco, Zappos, tất cả họ đều năng động – đang thử nghiệm các phương pháp tiếp cận mới để thu hút hoặc giữ chân khán giả trực tuyến của họ như TikTok hoặc những nền tảng tiềm năng.
Chúc các bạn thành công trong quá trình lập chiến lược Digital Marketing của mình!