Bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh thời trang quần áo những còn băn khoăn về các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc mở shop để kinh doanh. Cùng ATP Software tìm hiểu những thủ tục giấy tờ cần thiết để mở một cửa hàng kinh doanh thời trang như thế nào trong bài viết này nhé!
Giấy phép đăng ký kinh doanh cửa hàng thời trang
Do là hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ, nên khi mở shop kinh doanh quần áo, bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Đối với loại giấy phép đăng ký này, bạn chỉ cần đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Trong đó cần chuẩn bị các loại giấy tờ bao gồm Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (có thể tải về trên mạng hoặc điền vào giấy đề nghị được phát tại cơ quan đăng ký) đi kèm bản sao chứng minh nhân dân có công chứng.
Trong trường hợp, bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập thì cần nộp kèm theo Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
Về hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng quần áo gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh
– Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất
Như vậy, bạn mang theo những giấy tờ sau không cần mang giấy tạm trú tạm vắng.
Về thủ tục đăng ký kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:
– Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tà chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký
– Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Lệ phí để làm thủ tục khoảng bao nhiêu?
-Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần (thông tư 176/2012/TT-BTC)
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Nộp các khoản thuế theo quy định
Sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động, hộ kinh doanh của bạn phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đối với thuế môn bài, hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời hạn 6 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và mã số thuế. Mức thuế môn bài, bạn có thể tham khảo thông tư 96/2002/TT-BTC.
Đối với thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%, hoạt động dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%, hoạt động sản xuất vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3% còn đối với các hoạt động kinh doanh khác là 2%. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Như vậy, shop quần áo thời trang thuộc nhóm hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa với tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu là 1%.
Thuế giá trị gia tăng là một trong số các khoản thuế mà bạn phải nộp cùng với thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân khi kinh doanh mở shop quần áo.
>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2019
Đối với thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau phân phối, cung cấp hàng hoá là 7%, dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 30%, sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 15% và các hoạt động kinh doanh khác là 12%. Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh khác.
>> Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới nhất 2019
Như vậy, bạn có thể trả lời được việc mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh hay không. Ngoài giấy phép kinh doanh thì bạn còn cần đóng các loại thế bắt buộc. Trong đó nếu kinh doanh dạng cá nhân, hộ gia đình thì bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân còn nếu kinh doanh dạng công ty, doanh nghiệp thì thay thuế thu nhập cá nhân bằng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mở shop kinh doanh quần áo cần chuẩn bị gì?
Bên cạnh các thủ tục giấy tờ khi kinh doanh mở shop quần áo thì bạn còn cần chuẩn bị một số vấn đề khác khi kinh doanh. Dưới đây là một số điều quan trọng bạn cần phải chuẩn bị khi mở shop kinh doanh quần áo thời trang.
Nguồn vốn kinh doanh
Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi kinh doanh mở shop quần áo ở thời điểm hiện nay. Khi mới bắt đầu kinh doanh quần áo bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh nhỏ với số vốn khoảng 50 triệu đến 70 triệu đồng để tiến hành mở shop quần áo kinh doanh. Nếu không đủ vốn, bạn có thể huy động vốn từ bạn bè, người thân hoặc lựa chọn mô hình kinh doanh shop quần áo online để tiết kiệm chi phí hơn.
Xác định đối tượng khách hàng chính
Khi chuẩn bị được số vốn kinh doanh, đừng vội mở shop quần áo ngay mà nên xác định đối tượng khách hàng kinh doanh chính của bạn. Điều này giúp bạn định hướng được mặt hàng kinh doanh chủ đạo hay nói cách khác là chọn loại quần áo và phân khúc khách hàng hướng đến để bán hàng hiệu quả hơn, tránh tình trạng bán tràn lan.
Việc xác định đối tượng khách hàng chính hướng tới giúp bạn có thể tối ưu hóa hiệu quả và chi phí khi mở shop quần áo thời trang kinh doanh ở thời điểm hiện nay.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh và trang trí cửa hàng
Bước tiếp theo bạn cần chuẩn bị khi mở shop quần áo đó chính là lựa chọn mặt bằng kinh doanh và trang trí cửa hàng. Nếu bạn mới kinh doanh thì có thể thuê một cửa hàng với diện tích nhỏ, giá cả phải chăng để kinh doanh hoặc các ship đang chuyển nhượng để hạn chế chi phí cho việc sang sửa hay trang trí cửa hàng. Tốt nhất là nên thuê các địa điểm và mặt bằng kinh doanh ở nơi đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại, có khu vực để xe hoặc gần với khu vực tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng giá rẻ
Nguồn hàng chủ yếu mà các shop kinh doanh thời trang hiện nay chủ yếu là lấy sỉ quần áo Quảng Châu (đặt hàng Trung Quốc giá rẻ), đây được xem là nguồn hàng dồi dào, phong phú, sỉ giá gốc cực rẻ mà nhiều chủ shop lựa chọn. Bạn có thể sang trực tiếp Trung quốc để đánh hàng Quảng Châu hoặc lấy sỉ quần áo tại các chợ đầu mối như chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay chợ Tân Bình, chợ An Đông (TPHCM) hay thuê các công ty dịch vụ uy tín chuyên nhận đặt hàng Quảng Châu và vận chuyển về Việt Nam. Ngoài ra còn các nguồn hàng quần áo khác như nguồn hàng quần áo Thái Lan, nguồn hàng quần áo VNXK hay từ các xưởng chuyên sản xuất gia công quần áo trên thị trường.
>> Hướng dẫn kinh doanh shop quần áo từ A đến Z
Nguồn hàng kinh doanh là yếu tố hàng đầu mà các chủ cửa hàng kinh doanh quần áo cần chú ý, trong đó nguồn hàng quần áo Quảng Châu được xem là phổ biến nhất.
Lên kế hoạch Marketing cho cửa hàng
Muốn kinh doanh quần áo hiệu quả, bên cạnh việc mở cửa hàng kinh doanh, bạn còn cần lên kế hoạch Marketing cho cửa hàng, trong đó bao gồm việc phát tờ rơi, phát nhạc trước cửa hàng hay bán hàng trên Facebook, chạy quảng cáo Facebook, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo hay nếu có điều kiện thì nên thiết kế website bán hàng quần áo để quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Phần mềm kết bạn bán hàng tự động Simple Facebook
CRM Profile – Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook cá nhân
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096