Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, Sale Excutive là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhưng hầu như rất ít người biết và hiểu rõ về vị trí này. Vậy ức lương của Sale Executive là bao nhiêu?
Hôm nay, hãy cùng ATP Software tìm hiểu rõ về vị trí cũng như vai trò của một nhân viên Sale Excutive trong hoạt động kinh doanh khách sạn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sale Executive là gì?
Sale Executive hay còn có tên gọi là chuyên viên kinh doanh, một nhân viên Sale Executive sẽ đảm nhiệm chức vụ điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh theo từng khu vực và công việc được bổ nhiệm từ cấp trên.
Để đảm nhiệm được vị trí này không phải điều đơn giản, bạn phải là người hội tụ rất nhiều yếu tố từ kinh nghiệm làm sales đến các kỹ năng như giao tiếp, hiểu tâm lý khách hàng, mở rộng và phát triển thị trường và kỹ năng chăm sóc khách hàng…
Đây được coi là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên Sale Executive.
Trong ngành khách sạn, có thể chia ra các vị trí Sales Executive theo đối tượng khách hàng hay tính chất công việc như sau:
- – Sales khách Corp: đối tượng khách hàng là các đơn vị kinh doanh, công ty, doanh nghiệp.
- – Sales TA (Travel Agent): đối tượng khách hàng là các hãng lữ hành, công ty du lịch.
- – Sales Government: đối tượng khách là các cơ quan hành chính, nhà nước.
- – Sales Online: Bán hàng qua các trang mạng internet, website trung gian.
- – Sales Banquet: Bán các sản phẩm phục vụ hội nghị hội thảo, tổ chức sự kiện, ăn uống.
- – Sales Membership: Bán các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ của câu lạc bộ, resort, khách sạn, nhà hàng như thể thao, gym, spa, casino,…
Yêu cầu cần có của một Sales executive
- Có kinh nghiệm trong nghề Sales.
- Khả năng quan sát, nắm bắt tình hình thị trường và biết phân tích nhu cầu của khách hàng.
- Thành thạo các kỹ năng: Giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, đàm phán, thuyết trình, chăm sóc khách hàng, xử lý các tình huống phát sinh một cách linh hoạt,…
- Chủ động trong công việc.
- Lập kế hoạch tốt.
- Chịu được áp lực cao.
Mức lương của Sale Executive
Mỗi công việc đều có đặc thù và tính chất riêng và công việc của Sale Executive cũng như vậy, ngoài lương cứng thì Sale Executive còn được hưởng thêm phần trăm hoa hồng dựa trên doanh số mà họ đem về cho doanh nghiệp/công ty/tập đoàn.
Chính vì vậy, mức lương của Sale Executive không cố định, nếu ký được nhiều hợp đồng và bán được nhiều sản phẩm thì mức lương của Sale Executive sẽ rất cao.
Dựa theo công cụ trá cứu lương, mức lương trung bình của một chuyên viên kinh doanh sẽ giao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng gấp đôi nếu bạn kí được nhiều hợp đồng và bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Thuận lợi và khó khăn của Sale Executive
1. Thuận lợi
- Cơ hội kiếm được mức thu nhập không giới hạn, có thể kiếm tiền theo đúng năng lực của mình.
- Phát triển kỹ năng bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối mặt với áp lực,…
2. Khó khăn
- Áp lực về doanh số vì nó ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người làm nghề này. Chính vì thế đây là yếu tố khiến Sale executive phải đau đầu.
- Gặp phải khách hàng khó tính và làm sao để giải quyết êm đẹp cũng là một bài toán khó.
- Sale Executive đòi hỏi sự liên kết, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty, nên nếu thiếu sự hợp tác từ đồng nghiệp sẽ khiến Sale Executive gặp khó khăn.
- Ngoài ra, áp lực do chính mình tạo ra cũng là một thứ áp lực gây ảnh hưởng tới tinh thần của Sale Executive. Bạn nên giữ vững tinh thần để tránh bị stress công việc.
Tạm kết
Nếu bạn đang là một nhân viên Sales và yêu thích ngành Nhà hàng – Khách sạn, tự tin vào khả năng của mình thì thử sức với Sales executive là một lựa chọn không tồi. Rồi thành công sẽ đến khi bạn không ngừng cố gắng và nỗ lực.
Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Nếu có câu hỏi hay bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại bên dưới một comment để cùng mình giải đáp thắc mắc nhé!