Hôm giờ cũng hơn 1 tháng kể từ ngày có thông báo về đại dịch này. Sẵn tiện mình cũng quan sát, gặp một vài anh/chị là chủ doanh nghiệp nên đúc rút cũng như chia sẻ một vài “lời khuyên” với Anh/Em.
Hy vọng bạn đọc sẽ có hướng mới để cùng thích nghi, thay đổi & duy trì được hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn dịch Corona ảnh hưởng
Review một chút về tình hình hiện tại
Cửa khẩu đóng, nhà máy sản xuất ở Trung Quốc ngưng hoạt động. Không chỉ các gian hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chịu ảnh hưởng, rất nhiều cửa hàng online tại Việt Nam cũng đang chịu cảnh trì trệ sản xuất bởi nguồn nguyên liệu dự trữ đang cạn dần.
Nhiều xưởng điêu đứng vì không có nguồn cung từ đường nhập khẩu.
Nhiều ngành hàng, dịch vụ bị ảnh hưởng vô cùng lớn: sản xuất, du lịch, …
Hậu quả tất yếu sẽ xảy ra: hàng loạt cửa hàng kinh doanh mô hình Offline đồng loạt đóng cửa, san nhượng mặt bằng vì chi phí trang trải quá lớn. Thậm chí 1 số mô hình kinh doanh du lịch đồng loạt down toàn bộ lương nhân viên để tạo khoảng trống duy trì doanh nghiệp
Hành vi người tiêu dùng trong giai đoạn này
Ngại ra đường
Ngại tụ tập nơi đông đúc: trung tâm thương mại, tụ điểm ăn chơi…
Ngại ăn uống, cà phê, … nơi đông người
Chuyển dịch mọi hoạt động về Online, thời gian sử dụng Internet nhiều hơn trước do tâm lý ngại ra đường tránh dịch
Tìm ra cơ hội trong khó khăn
1. Nhu cầu mua sắm Online tăng
Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ship đồ, giao hàng tăng cao đến chóng mặt. Các tài xế công nghệ giao hàng liên tục từ sáng đến khuya, chủ yếu là dịch vụ giao đồ ăn uống. Để tránh lây nhiễm virus corona nhiều khách hàng bất đắc dĩ phải chọn dịch vụ ship đồ ăn online mặc dù đi ăn tận nơi vẫn thích hơn, các chủ cửa hàng nhận thấy cơ hội bán hàng của mình nên cũng có phần chiều các “thượng đế Online” hơn trước.
Tại tiệm ẩm thực Cà Mèn (Q.Phú Nhuận), những ngày này lượng khách đặt thức ăn qua các ứng dụng đặt hàng, giao tận nơi như GrabFood, Now… đang tăng lên. Anh Thuận chủ tiệm cho biết từ khi mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết, số lượng đơn hàng giao tận nơi tăng liên tục, nhiều ngày đơn hàng tăng mạnh so với những mùa cao điểm trước Tết.
Xem thêm: Những tác động của Virus Corona đến kinh tế & doanh nghiệp
2. Hành vi mua hàng online nhiều hơn: TMĐT, Website, FB, Zalo, …
Đồng loạt nhiều sàn TMDT phải thông báo ngưng vận chuyển các sản phẩm nhập từ Trung Quốc vì tình hình cấm nhập khẩu hàng hoá đường chính ngạch & tiểu ngạch. Mặc dù vậy, nhu cầu mua sắm cửa người dùng
Cơ hội cho Online nhiều hơn
Song song đó vẫn có những ngành có “cơ hội” như: y tế, dụng cụ, sản phẩm sát khuẩn, … Mời mọi người tham khảo Ebook “cẩm nang vận hành kinh doanh mùa dịch do team Haravan biên soạn
Một vài lời khuyên tối ưu hoạt động kinh doanh hiện tại.
Cập nhật thông tin về dịch, các thay đổi, ảnh hưởng đến kinh tế – ngành, sản phẩm, chiến lược phù hợp =>> để có những quyết định, chiến lược hay thay đổi đúng mực cho doanh nghiệp, cửa hàng hay vận hành kinh doanh. Cập nhật từ các trang có thông tin chuẩn, bộ y tế, trang báo lớn, các cộng đồng trên Facebook, chuyên gia kinh tế, …
Cắt giảm chi phí cố định: nhân sự (cũng là case xưởng thời trang thay vì để nhân sự làm 1 lúc 2 – 3 ca thì giờ chỉ làm 1 ca =>> vừa tối ưu về chi phí, vừa để nhân sự có “công việc trong mùa bão”)
Hệ thống hóa lại quy trình, đây là thời điểm thích hợp để “tinh gọn bộ máy”, rà lại các quy trình đang còn cập rập, chưa hoàn thiện để hoàn thiện hơn (bữa mình gặp anh khách hàng thời trang, cũng tư vấn và ảnh cũng chia sẻ về thời điểm này)
Khai thác nhân lực: thay vì để nhân viên ngồi chơi, lướt Facebook =>> thì chăm khách hàng online, xây dựng nền tảng online: Facebook, Zalo hoặc kết nối khách hàng cũ, chăm sóc khách hàng cũ (nói chung là tạo ra công việc hợp lý, tạo ra khối lượng và tạo ra TIỀN)
Đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp: tặng kèm khẩu trang, nước diệt khuẩn, abc gì đó (cái này AE tự linh động phù hợp với sản phẩm của mình). Thay đổi giá bán, thay vì để KH đến cửa hàng thì có thể giao hàng, ship, …
Mở rộng kênh bán hàng: thời này khách hàng ở đâu thì mình chạy theo đó nhất là trong thời kỳ “bão dịch” này, thay vì hồi giờ chỉ bán Offline hoặc xây dựng nền tảng Online chưa mạnh thì có thể mở rộng thêm các kênh mới để tiếp cận, chăm sóc KH: Sàn TMĐT, Facebook, Zalo, TikTok, Instagram, Youtube (tùy sản phẩm, dịch vụ AE đưa ra chiến lược để lựa chọn kênh phù hợp)
Tìm nguồn hàng ở Việt Nam (đối với doanh nghiệp sản xuất, cái này case 1 chị làm xưởng sản xuất thời trang (phải đi tỉnh để mua, thu gom vải để có nguồn cung cho xưởng). (Nhờ Admin tạo topic giúp đỡ AE tìm nguồn)
Đáng chú ý: Quanlykho.vn- Hệ thống quản lý kho tổng thể
Key hay khác mình muốn chia sẻ: ĐẨY HÀNG KẾT HỢP, đây là cách mà nhiều ACE áp dụng rất rất hiệu quả trong mùa bão này. Rất nhiều AE có nền tảng online, kênh bán (nhưng hiện tại đang hết hàng và cần tìm nguồn). Nắm bắt cơ hội này những ACE nào đang khó khăn trong việc đẩy hàng, nếu có sản phẩm phù hợp thì nên kết hợp để đẩy hàng =>> cả đôi bên cùng có lợi. (Nhờ Admin tạo topic anh/em cùng tìm nguồn, trao đổi)
…
Nguồn: Phan Toàn ATP Software
Mình làm bên bất động sản homedy.com ảnh hưởng nặng nề từ dịch corona!