Bạn sẽ làm gì nếu đã hai tháng doanh thu của bạn sụt giảm và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
Bạn đã từng nếm trải cảm giác đăng bài bán hàng mà mãi chẳng thấy khách hàng gọi, thậm chí một tin nhắn cũng chẳng có.
Không phải chỉ với những bạn khởi nghiệp, rất nhiều cơ sở kinh doanh lâu năm cũng thường xuyên rơi vào tình huống tương tự. Vậy khi gặp phải tình huống đó bạn sẽ làm gì?
Thông thường phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là giảm giá bán, thậm chí nhiều người giảm tới mức giá vốn để đẩy hết số hàng tồn, tìm cách hoàn vốn. Điều này cũng thường là một trong những dấu hiệu kết thúc sự nghiêp kinh doanh mới bắt đầu của bạn vì thông thường các công ty lớn rất kỷ luật về giá vì họ hiểu rằng giá cả và giá trị là mối tương quan khăng khít, vì thế họ không dùng chính sách giá để cạnh tranh ,họ chỉ xổ hàng trong hai trường hợp
Một: họ đã vượt qua điểm hoà vốn và đã có chút lãi.
Hai: họ đẩy hết hàng cũ để dọn đường cho loạt hàng mới.
Còn với bạn việc đổ một đống tiền và một niềm hy vọng lớn lao vào sản phẩm bạn mới đầu tư, có nguy cơ mất trắng khiến bạn hoang mang và hành động thiếu toan tính.
Khi bị rơi vào tình huống này, Trước hết bạn cần binh tĩnh nhìn lại, xác định nguyên nhân chính xác tình trạng ế ẩm này đến từ đâu bằng cách tìm hiểu tình hình từ đối thủ cạnh tranh, lướt qua một loạt những người bán online và xem xu hướng nhu cầu của sản phẩm của bạn bằng các công cụ google trend, google anylytic.
Các nội dung bạn phải quan tâm.
– Địa điểm
– Chất lượng sản phẩm
– Các công cụ truyền thông
– Giá cả sản phẩm
– Chất lượng phục vụ
Công việc của bạn sẽ bắt đầu bằng xác định xem vài đối thủ chính của bạn cả online và offline cụ thể là ai.
Tiếp theo hãy dành ra một tuần để nghiên cứu đối thủ. Với offline bạn sẽ phải điều nghien bằng việc hãy quan sát cửa hàng, đối thủ, vào xem thử mẫu mã, giá cả, cách họ phục vụ.
Cùng thời gian đó bạn điều tra online thông qua hai công cụ google trend và facebook.
Với google trend bạn sẽ biết xu hướng thị trường thời điểm hiện tại. Yêu cầu khi sử dụng công cụ này bạn phải đánh chính xác từng từ khoá mặt hàng bạn kinh doanh.
Ví dụ bạn bán Áo thun nữ. Nếu bạn sử dụng từ khoá : Áo thun nữ. Bạn sẽ không dự đoán được xu hướng vì thị trường quá rộng. Bạn phải cụ thể theo mặt hàng mình bán. Ví dụ: Áo thun cho bà bầu, Áo thun nữ… gì gì đó
Với facebook bạn phải kiếm những người bán cùng sản phẩm,có lượng người theo dõi nhiều và comment nhiều, vào fb hoặc fp của họ để theo dõi, xem comment để biết khác hàng đang nghĩ gì.
Khi bạn làm ba việc này bạn sẽ rút ra được những kết luận như sau:
– nếu các cửa hàng offline vắng như “chùa bà đanh”, google trend cho đường hướng xuống. Thế thì không chỉ mình bạn mà là xu hướng chung thị trường không còn quan tâm tới sản phẩm nữa. Bạn cũng đừng đau buồn vì không phải chỉ có mình ta èo uột. Giải Pháp cho bạn lúc này. Hãy tìm một khu công nghiệp gần đó, hay khu chợ xa trung tâm một tí, bán lề đường thôi cũng được. Xổ rẻ thì Chỉ mất một đến hai ngày là giải quyết được hàng tồn.
– nếu cửa hàng vẫn đông khách, xu hướng từ google trend đi lên, trên mạng vẫn bàn tán rôm rả. Vậy thì vấn đề không phải tại thị trường, cũng không phải tại sản phẩm mà phải xem các kênh thông tin của bạn đến với khách hàng đã hiệu quả chưa bao gồm, khu vực bạn bán offline có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, địa điểm bán có dễ tìm, dễ thấy và thuận tiện cho họ không.
Các công cụ online của bạn có hiệu quả, bạn đã tối ưu hoá được facebook cho đối tương khác hàng của bạn chưa, bạn có xây dựng thương hiệu cá nhân để bán hàng chưa, những bài đăng của bạn có đúng bài bản không… ( nếu các bạn chưa biết về sử dụng công cụ và tối đa hoá công cụ để bán hàng hãy comment để mình viết riêng một bài nhé).
Tốt nhất các bạn hãy xem những trang của các bạn bán tốt hay của một hãng nổi tiếng nào đó xem cách họ đăng bài, chú ý nội dung bài, hình ảnh và các từ kich thích thần kinh của họ nhé.
– nếu cả hai điều trên bạn đều làm tốt mà vẫn ” chả ma nào mò đến” vậy vấn đề tiếp theo là giá rồi, bạn đang định giá cao hay thấp so với chất lượng sản phẩm và đối thủ của mình . Định giá cao bạn sẽ khó bán, còn định giá thấp bạn sẽ bị nghi ngờ, đừng nghĩ giá thấp là bán tốt bạn nhé, giá thấp thường cho suy ngĩ chất lượng kém. Vì thế mức giá hợp lý kèm theo những cam kết chất lượng sẽ hiệu quả hơn là định giá thấp
– nhưng nếu giá của bạn cũng khá phù hợp so với đối thủ mà chưa hiệu quả. Vậy hãy chú ý tới chất lượng phục vụ nhé. Từ thiết kế không gian bán hàng, tới cách tiếp khách hàng, cách chăm sóc họ và những bức xúc của họ… Bạn đã làm tốt chưa?
Đây là bốn lý do cơ bản dẫn tới việc kinh doanh của bạn ế ấm. Hãy tập trung làm rõ nguyên nhân trước rồi hãy bắt tay vào kinh doanh. Đừng ” cố đấm ăn xôi” bạn sẽ gặp thất bai nặng nề hơn đấy.