Dù bạn kinh doanh vừa hay nhỏ, từ thực phẩm, siêu thị mini, shop thời trang hay cửa hàng bán điện thoại… bạn cũng sẽ phải tuân thủ tất cả những bước sau đây để mở cửa hàng kinh doanh.
Bài viết này tôi hướng dẫn những bạn kinh doanh sản phẩm cần phải mở tiệm, cửa hàng, chẳng hạn như quần áo, sách, cửa tiệm Spa, làm tóc, thẩm mỹ viện, thực phẩm… tất cả các bước cơ bản để chuẩn bị cũng như những vấn đề phải lưu ý.
1) 9 công việc cần làm để kinh doanh cửa hàng:
– Đặt tên cho cửa hàng, công ty (tên phải phù hợp với sứ mệnh, sản phẩm/dịch vụ).
– Lựa chọn địa điểm mở cửa tiệm kinh doanh.
– Xin giấy phép kinh doanh, hoàn thiện các thủ tục pháp lý (Mỹ phẩm, thực phẩm…) là những mặt hàng cần phải xin giấy phép chuyên ngành, bạn cần lưu ý tìm hiểu thủ tục riêng cho các sản phẩm này).
– Thiết kế và trang hoàng lại không gian cửa hàng, cửa tiệm.
– Tiến hành nhập hàng hóa theo đúng tiến độ đã xác lập trong kế hoạch đầu vào.
– Đặt mua các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ hoạt động kinh doanh cửa hàng.
– Tuyển dụng nhân viên, đào tạo qua các khóa học bán hàng hiệu quả, khóa học chăm sóc khách hàng …và thực hiện chính sách đãi ngộ với người lao động.
– Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu (làm Marketing) cho cửa hàng.
Trên thực tế khi bạn mở cửa tiệm kinh doanh, bạn có thể chuẩn bị tất cả các bước trên đây rồi mới triển khai kinh doanh hoặc vừa kinh doan vừa thực hiện từng bước. Miễn là các bước thực hiện của bạn bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được liên tục, không gián đoạn.
2) Lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào:
Đây là bước đầu tiên bạn sẽ phải thực hiện trong 9 bước tổng hợp mà tôi vừa nói, và bước này đặc biệt quan trọng đối với những sảm phẩm cần phải mở tiệm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh không những giúp bạn bán được nhiều hàng hóa, hơn nữa địa điểm tốt còn giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt nhất.
Đối với sản phẩm thuộc ngành bán lẻ, chúng ta nên điều tra khu vực có dự định mở cửa hàng trên phạm vi ít nhất 2000 mét vuông, những nội dung điều tra chủ yếu bao gồm:
– Tại khu vực kinh doanh mục tiêu, có khoảng bao nhiêu khách hàng tiềm năng (đếm dựa trên điều tra dân số học), hiện trạng phân bổ khách hàng ở đâu trong 2000 mét vuông kia, khả năng chi tiêu của những khách hàng tiềm năng, đánh giá và dự đoán số lượng người qua lại cửa hàng của bạn mỗi ngày.
– Quan sát kỹ lưỡng số lượng đối thủ, có bao nhiêu cửa hàng bán sản phẩm/dịch vụ tương tự như bạn. Sản phẩm của chúng ta có gì khác biệt so với những đối thủ này, số lượng khách hàng trung bình của đối thủ (quan sát và đếm sơ bộ).
– Xác định tính tiện lợi về mặt giao thông đi lại, bãi đỗ xe, không khí có trong lành và sạch sẽ phù hợp với mặt hàng kinh doanh của bạn không, những vấn đề nhỏ này quyết định việc bạn có ship hàng đến nhà khách hay là sẽ bán hàng trực tiếp tại cửa tiệm.
– Giá thuê cửa hàng là bao nhiêu, đã bao gồm những phí phụ đi kèm chưa.
Đối với 8 bước còn lại trong 9 bước mà tôi đã chia sẽ trong bài viết này, bạn sẽ thực hiện căn cứ quy mô, phương thức hoạt động, khả năng tài chính, tình hình thực tế để quyết định phương án thực hiện như thế nào.
Theo blogger AnLuong
Nguyên Phong – ATP Software
Tổng hợp và edit
Bài viết có thể bạn quan tâm :
Khởi nghiệp – Con đường không trải hoa hồng
Gia tăng giá trị cho khách hàng
9 mục tiêu tài chính phải đạt trước tuổi 30