Phí dịch vụ Shopee được tính như thế nào? Có bao nhiêu loại phí ở thời điểm hiện tại? Nếu bạn là người kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee chắc chắn đây là vấn đề bạn cần lưu tâm. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết chi tiết thông tin bạn nhé!
Bán hàng trên Shopee có tốn nhiều chi phí không?
Shopee được thành lập năm 2015 tại Singapore bởi tập đoàn SEA của Forrest Li. Là một trang thương mại điện tử phục vụ cho việc mua sắm, Shopee luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ai đang kinh doanh online. Đặc biệt rất phù hợp cho những bạn mới tập tành khởi nghiệp.
Shopee có chỗ đứng trên thị trường vững mạnh là nhờ có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi mạnh dành cho người mua và người bán. Trước đây, khi kinh doanh trên Shopee, hầu như bạn không cần phải đóng bất kỳ chi phí gì trừ phí vận chuyển. Nhưng đến ngày 1/4/2019 Shopee đã thay đổi, không cho miễn phí nữa mà thêm vào một số điều khoản trong chính sách người bán.
Tuy nhiên mức phí mà Shopee thu không quá nhiều. Chi phí này chủ yếu giúp cho hoạt động kinh doanh trên trang thương mại điện tử Shopee trở nên dễ dàng hơn.
3 loại phí dịch vụ Shopee người bán hàng cần biết
Shopee có lẽ là sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với nhiều chính sách cực kỳ tốt cho người mua lẫn người bán. Như đã nói ở trên, trước đây phí đăng ký, phí duy trì, phí hoa hồng và các khoản phí khác đều được miễn phí hết. Tuy nhiên đến ngày 1/4/2019 thì Shopee áp dụng chính sách thu phí cho người bán.
Hiểu đơn giản Shopee đã qua giai đoạn thâm nhập thị trường hiện nay nền tảng này cần phải thu phí để mở rộng chính sách quảng cáo để bù vào khoản đã bỏ ra trước đó. Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee đang thu các loại phí bán hàng sau:
- Phí thanh toán
- Phí cố định (Shopee Mall)
- Phí dịch vụ
Phí thanh toán
Phí thanh toán là khoản phí dành cho người bán khi họ có một đơn hàng thành công trên Shopee. Không tính trường hợp đơn trả hàng, hoàn hàng hoặc hủy hàng,… Phí thanh toán được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua. Phí này bao gồm phí vận chuyển tiền sản phẩm và sau khi áp dụng khuyến mãi (nếu có).
Phí cố định
Phí cố định là loại phí người bán hàng phải chịu khi kinh doanh trên Shopee. Phí này được tính là phần trăm hoa hồng được trích từ đơn hàng thực hiện thành công (không tính sản phẩm bị trả hàng/hoàn tiền) của Shopee Mall, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Lưu ý:
- Phí cố định đã cộng thuế giá trị gia tăng.
- Sẽ có một tỷ lệ phần trăm phí cố định khác nhau tương ứng với mỗi ngành hàng sản phẩm.
Công thức tính với người bán Shopee Mall như sau:
PHÍ CỐ ĐỊNH = TỔNG GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG x TỶ LỆ PHẦN TRĂM CỐ ĐỊNH
(Đã bao gồm thuế VAT)
Phí dịch vụ
Phí dịch vụ của Shopee được áp dụng cho người bán tham gia gói Freeship Xtra miễn phí vận chuyển. Giống như 2 loại phí trên, phí dịch vụ được trừ trực tiếp lên những đơn hàng thành công trước khi tiền được chuyển vào ví Shopee của người bán.
Phí dịch vụ được tính như sau: 5% (đã bao gồm VAT) giá bán (tối đa 10.000đ) trên mỗi sản phẩm đối với shop thường. Với người bán Shop yêu thích/Shopee Mall sẽ chịu mức phí thấp hơn, vì vậy bạn hãy cố gắng lên tối thiểu Shop yêu thích càng nhanh càng tốt.
Cách để kiểm tra phí dịch vụ Shopee khi bán hàng
Các bước để kiểm tra phí dịch vụ Shopee trên ứng dụng.
Bước 1: Bạn nhấp vào mục “Tôi”,
Bước 2: Chọn “Shop của tôi”.
Bước 3: Nhấp chọn “Đơn bán” và vào mục Thông tin đơn hàng.
Bước 4: Bạn bấm vào “Xem danh thu” và chọn “Phí giao dịch của đơn hàng” để xem.
Cách kiểm tra chi phí dịch vụ Shopee qua kênh người bán cũng rất đơn giản. Trong mục “Doanh thu” có thể tải “Báo cáo thư mục” để xem “phí dịch vụ” của đơn hàng. Các đơn mua sẽ được thống kê theo tuần, bạn cũng sẽ có được số liệu theo ngày trong tuần đó.
Có nên tăng giá sản phẩm bán ra khi Shopee thu phí?
Do người bán cần phải gánh chịu một phần chi phí nên nhiều người đã cân nhắc lại giá bán sản phẩm. Có nên tăng giá sản phẩm bán ra khi Shopee thu phí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thực tế mức phí này có vẻ không đáng là bao đối với những sản phẩm có giá trị thấp như quần áo, đồ chơi, đồ ăn vặt,… Nhưng với các sản phẩm giá trị cao như trang sức, đồ điện tử, đồ ăn vặt,… mức phí sẽ bị đẩy cao hơn rất nhiều. Người bán cần linh động cân nhắc chi phí áp dụng chính sách sale để việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Hiện nay có nhiều trang thương mại điện tử hoạt động để người mua và người bán có thêm nhiều lựa chọn. Không chỉ Shopee mà bạn có thể cân nhắc sang Sendo, Tiki, Lazada,… miễn là phù hợp với giá thành sản phẩm và chi phí. Nhưng nhìn chung, mức phí hiện tại của Shopee vẫn còn có thể chấp nhận được, Shopee vẫn là lựa chọn hàng đầu với các cá nhân kinh doanh thương mại điện tử online.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn cũng nắm được những thông tin quan trọng về phí dịch vụ Shopee. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy sớm liên hệ với chuyên trang bạn nhé!
Thúy Quyên ATP
(nguồn tham khảo: shopeeplus.vn; banhang.shopee.vn)
Đọc thêm
Cách khai thác phần mềm Simple Shopee – Giải pháp tối ưu bán hàng trên Shopee
Shopee Analytics là gì? Cách tìm mã giảm giá Shopee nhanh nhất!