React Native được biết đến nhiều hơn khi các ứng dụng di động phát triển.Tuy nhiên, với những người chưa biết nhiều về lập trình thì đây lại là khái niệm tương đối mới mẻ. Vậy React Native là gì? Có nên lựa chọn học lập trình app cơ bản với React Native hay không? Nếu bạn đang có dự định theo đuổi con đường lập trình mobile, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn củng cố hơn cho quyết định của mình đó.
React Native là gì?
React Native thực chất là một framework xây dựng ứng dụng di động native sử dụng JavaScript do Facebook phát hành vào năm 2015. Để xây dựng mobile app bằng React Native, bạn chỉ cần một ngôn ngữ lập trình duy nhất là JavaScript. Nền tảng này được thiết kế tương tự với ReactJS và cho phép bạn tạo ra các giao diện người dùng sử dụng declarative components.
Tính đến nay, React Native vẫn khá được cộng đồng JavaScript quan tâm và được nhiều công ty lớn sử dụng vào phát triển sản phẩm của họ như: Skype, Tesla, Baidu, Uber, Pinterest, Instagram,…Sự xuất hiện của React Native khiến các dev giải quyết nhanh vấn đề về hiệu suất trên Hybrid. Đồng thời cũng tối ưu tốt được chi phí khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native cho từng nền tảng di động như trước đây.
Đặc điểm của React Native
React Native hoạt động chủ yếu nhờ vào sự tích hợp của 2 thread là JS Thread & Main Thread cho các ứng dụng mobile. Trong đó:
– Main Thread có chức năng cập nhật giao diện người dùng và xử lý các tương tác của người dùng.
– JS Thread có vai trò thực thi và tiến hành xử lý code JavaScript.
Dù là 2 luồng hoạt động hoàn toàn đối lập nhau trong React nhưng nhờ cầu nối Bridge thì 2 Thread này có thể tương tác với nhau mà không phụ thuộc và chuyển đổi từ Thread này sang Thread khác. Chúng sẽ vận hành ngay khi tiếp nối các dữ liệu cho nhau.
Ưu điểm của React Native
– Hiệu năng ổn định, tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian hiệu quả.
– Được xây dựng ổn định và đáng tin cậy.
– Sở hữu đội ngũ phát triển ứng dụng chuyên nghiệp.
– Ít Native code nhất, phù hợp xây dựng các ứng dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau.
– Đem tới trải nghiệm người dùng tốt hơn so với các ứng dụng Hybrid.
Nhược điểm của React Native
– Do sử dụng JS nên khả năng bảo mật chưa cao.
– Hiệu năng làm việc kém hơn Native app.
– Yêu cầu cần có Native code.
– Khả năng quản lý bộ nhớ và khả năng tùy biến chưa tốt với một số module.
Có nên học React Native không?
Dù có nhiều ưu điểm nhưng React Native vẫn có những hạn chế riêng. Vậy có nên học nền tảng lập trình này không? Câu trả lời là Có! Những lý do dưới đây sẽ thuyết phục bạn.
React Native ngày càng được ưa chuộng
Native app có khả năng cải thiện tương tác nhanh hơn nhờ được xây dựng với framework có nguồn gốc từ platform. Chúng cũng có khả năng hoạt động ở chế độ ngoại tuyến, một trong những điểm vượt trội mà hybrid app không làm được. Điều này giúp nó tiếp cận được các khách hàng không dùng mạng internet. Đây cũng là lý do khiến React Native được lựa chọn nhiều hơn khi xây dựng app mobile hiện nay.
Sự ưa chuộng của React Native đã được kiểm chứng bởi nhiều công ty lập trình React Native lớn như Groove Technology – Software Company, họ cho biết rằng hiện nay số lượng doanh nghiệp thực hiện React Native Development Services cho Ứng dụng của doanh nghiệp ngày càng tăng và có yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi người lập trình phải không ngừng nâng cấp.
Học React Native cực nhanh nếu biết về JavaScript
Nếu đã biết về JavaScript mà không học React Native thì quả là lãng phí. Dựa vào các kiến thức về JavaScript, bạn có thể viết những ứng dụng React Native. Điều bạn cần làm để bắt đầu với React Native là vòng đời của những components trong ReactJS và ES6. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về components trong React Native bằng cách tìm hiểu thêm từ tài liệu React Native chính thức của Facebook. Tài liệu này rất chi tiết và dễ hiểu.
Không cần tốn thời gian recompiling
Một trong những tính năng và các dev khá thích ở React Native đó là không cần tốn thời gian để recompiling. Đây là điều cực kỳ có ý nghĩa với những ai từng lập trình android.
Hãy thử tưởng tượng khi bạn chỉ thay đổi mỗi string mà ứng dụng lại phải compile lại từ đầu. Khi bạn kiểm tra thì lại phải mở ứng dụng màn hình chính và vượt “ngàn vạn xa xôi” để tới được màn hình muốn kiểm tra. Điều này cực kỳ tốn thời gian. Nhưng với React Native thì không cần lo nữa.
React Native sẽ update các giá trị trên chính màn hình bạn thay đổi code. Chúng không hề compile lại ứng dụng. Trạng thái ứng dụng trên hot reloading vẫn được duy trì, nó sẽ reload lại màn hình đang sửa code. Tất cả chỉ thực hiện trong vài giây mà thôi.
Xây dựng ứng dụng Native thực sự
Không giống các framework khác như Cordova thường chỉ sử dụng một webview. React Native được sử dụng để xây dựng Native thực sự. Webview không cung cấp trải nghiệm chân thực cho người dùng nhưng React Native lại làm được.
Với React Native, những component cơ bản như Button, Checkbox, image, view,… đều là những component native. Bởi vậy, ứng dụng sẽ đem tới những trải nghiệm liền mạch với từng hệ điều hành. Điều này thực sự tạo ra sự khác biệt so với các framework lập trình cross – platform khác. Ấn tượng hơn nữa là bạn có thể code với JavaScript và Render ra các component native từ OS.
Code một lần nhưng chạy nhiều nền tảng
React Native đem tới sự khác biệt không chỉ nhờ tốc độ mà còn làm cho cuộc sống của các lập trình viên “dễ thở” hơn. Họ không cần code lại một logic cho từng nền tảng khác nhau mà vẫn có ứng dụng native ở nền tảng đó.
Bạn không cần biết Objective – C, Java hay Swift. Với JavaScript và JSX, bạn có thể xây dựng 1 ứng dụng hoạt động đa hệ điều hành rất tốt. Nhiều dev cũng chia sẻ rằng họ chỉ cần tinh chỉnh nhỏ để hoàn thiện các sản phẩm cuối cùng của mình cho từng hệ điều hành. Và với ưu điểm này, bạn chỉ cần 1 nhóm và một codebase làm việc trên ứng dụng mà support cả iOS lẫn Android thay vì nhiều team và codebase hỗ trợ như các công cụ khác.
Khá tiết kiệm thời gian và tiền bạc đấy!
Có cộng đồng lớn mạnh hỗ trợ
React Native ngày càng khẳng định sự phổ biến bằng việc nhiều dev đóng gips để làm React Native ngày càng tốt hơn. Nhất là khi React Native lại được “chống lưng” bởi ông lớn Facebook nữa.
React Native Github repro hiện nay đang là một nguồn mở và sở hữu hàng ngàn cộng tác viên hoạt động năng nổ. Họ có nhiều diễn đàn thảo luận và bạn cũng có thể là một phần trong đó.
Ngoài ra, nếu bạn cần tham khảo tài liệu, Stack Overflow sẽ là thư viện vô giá nơi bạn tìm kiếm được nhiều loại tài liệu và câu hỏi về React Native được trả lời chi tiết nhất.
Bạn sẽ không cần lo trong quá trình làm việc có vấn đề phát sinh xảy ra khiến bạn bế tắc nữa. Bởi đằng sau bạn có cả cộng đồng lớn mạnh đang phát triển có thể giúp đỡ cho bạn. React Native trở thành một phần không thể thiếu và tương lai sẽ phát triển rực rỡ. Nếu bạn có dự định học lập trình React Native thì hãy quyết định ngay trước khi quá muộn.
Học lập trình mobile app cơ bản với React Native
Nếu bạn đã có quyết định theo đuổi lập trình app với React Native, trước tiên hãy lưu ý một số điều sau đây:
Muốn học React Native phải làm gì?
Trước tiên, để học React Native, bạn cần:
– Nắm rõ cách thức hoạt động của React Native.
– Có sự hiểu biết về JavaScript.
Cài đặt những công cụ cần thiết
– Nếu là một dev, bạn chắc chắn sẽ cần có git, cài node JS (ver 8+) và npm.
– Ngoài ra, bạn cũng cần tải thêm các máy ảo như: Simulator cho iOS, Emulator cho Android để phục vụ debug ứng dụng. Bạn có thể dùng luôn điện thoại di động của mình cũng được.
Bắt đầu lập trình React Native như thế nào?
Có 2 cách để bắt đầu với React Native:
– Nếu bạn quen thuộc với mobile dev, bạn đã có Xcode và Android Studio, bạn nên bắt đầu với Create React Native App.
– Cách thức đơn giản hơn, bạn có thể bắt đầu với Expo mà không cần thêm bất kỳ cài đặt nào khác.
Trong quá trình tiến hành, bạn hãy tự tìm hiểu thêm về các phương thức để cài đặt và sử dụng cho tiện nhé.
Các trang blog, nguồn học react tốt cần chú ý
Tài liệu học React Native
Nhằm phục vụ quá trình lập trình app cơ bản với React Native, bài viết chia sẻ tới bạn một số tài liệu tự học React Native app dưới đây:
Tài liệu cơ bản:
– Learning React Native: Xây dựng ứng dụng di động gốc với JavaScript
– React Native by Example
– React and React Native
– Getting Started with React Native
Tài liệu nâng cao:
– Mastering React Native
– Fullstack React Native
– Practical React Native
– React: Cross-Platform Application Development with React Native
– Hands-On Design Patterns with React Native
– React Native Cookbook
– React Native Blueprints
Khóa học React Native cho người mới
– React Native: Advanced Concepts
– Multiplatform Mobile App Development with React Native
– Start Building a React Native Application
– Learning React Native
– Essential Training
Hi vọng với những chia sẻ trên về React Native sẽ giúp bạn hiểu hơn về công cụ này và có định hướng lập trình app với React Native sao cho phù hợp nhất.