REMARKETING VÀ RETARGETING LÀ GÌ? KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, ngành công nghiệp quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là hiện có rất nhiều công nghệ lẫn các bên cung cấp trên thị trường giúp bạn tiếp thị cho những người đã từng tiếp xúc, tương tác với thương hiệu/sản phẩm của bạn; hoặc ít nhất là tiếp thị với những người chỉ mới tìm kiếm những thông tin liên quan đến thương hiệu/sản phẩm của bạn. Và điều tuyệt vời là công nghệ này giúp tăng ROI (Return On Invest) rất tốt. Có hai thuật ngữ nói về công nghệ này, mặc dù chúng khá giống nhau nhưng cách thực hiện chúng khác nhau, và các digital marketer thường nhầm lẫn và dùng lẫn lộn với nhau do hiểu chưa chính xác, hoặc còn mập mờ về khái niệm của các thuật ngữ này.
Đó là thuật ngữ Remarketing (Tiếp thị lại) và Retargeting (Nhắm chọn lại).
Trong phạm vi bài viết này, ATP Software sẽ cố gắng làm rõ từng thuật ngữ (chúng là gì, chúng giống hay khác nhau ra sao …) để các bạn có thể hiểu rõ và vận dụng chúng trong chiến dịch của các bạn sao cho hợp lý nhất, hoặc ít nhất cũng là để phân biệt được khi nói về chúng.
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu chi tiết chúng ta cùng thống nhất một vấn đề là Tiếp thị lại (Remarketing) lẫn Nhắm chọn lại (Retargeting) đều có mục đích cao nhất là kéo khách hàng quay lại web/landing page & mua hàng hoặc để lại thông tin đăng ký hoặc hoàn thành bất kỳ thao tác nào mà chủ doanh nghiệp mong muốn.
Remarketing hay Retargeting gần như đều có chung mục đích kéo người dùng quay lại website/landing page & tương tác
Remarketing là gì?
Hiểu hơn về Remarketing
Tiếp thị lại (Remarketing) là một thuật ngữ khá rộng, bao gồm hoạt động tiếp định hướng dữ liệu (data driven marketing), cụ thể hơn chính là đưa quảng cáo tới những người đã từng tương tác với sản phẩm, thương hiệu hoặc web/landing page của thương hiệu; đặc biệt là khi khách hàng chưa hoàn tất những hành động mà chủ doanh nghiệp mong muốn như: đặt hàng, mua hàng.
Và như đã nói chúng là tiếp thị định hướng dữ liệu nên quảng cáo sẽ được cá nhân hóa phù hợp cho từng đối tượng khách hàng với công cụ triển khai phần lớn là bằng email.
“Một ngày đẹp trời, trong lúc cafe với bạn bè, bạn vô tình nhắc tới thương hiệu của một cái áo nổi tiếng. 5p sau khi bạn lướt Facebook sẽ gặp quảng cáo của cái áo này” – đó gọi là remarketing. Các nhà quảng cáo chiếc áo đã lựa chọn hình thức remarketing các đối tượng đã từng tương tác hoặc truy cập vào website bán sản phẩm ấy, xuất hiện trước mặt khách hàng với tần suất nhiều lần hơn.
Remarketing hoạt động như thế nào?
Thuật ngữ Remarketing thường được sử dụng trong các chiến dịch tiếp cận khách hàng thông qua email, với mục tiêu là nhắc nhớ khách hàng về những thao tác mà họ đã ngừng đột ngột hoặc hủy bỏ việc mua hàng mà họ đang tiến hành trước đó (Remind). Ngoài ra, chúng còn được dùng để thực hiện chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell), hoặc những email tiếp thị phù hợp từng giai đoạn trong cuộc đời khách hàng; tất cả được cá nhân hóa phù hợp đến từng người, hoặc chúng được cá nhân hóa phù hợp với hành vi của từng khách hàng khi họ vô tình hay hữu ý để lại trên web/landing page của bạn khi họ truy cập.
Quy trình hoạt động của Remarketing
Bạn thấy QC trên FB -> bạn click vào QC -> QC chuyển bạn về website -> đoạn mã pixel thu thập dữ liệu của bạn (IP, ID facebook …) -> bạn rời khỏi website -> người chạy QC FB dùng dữ liệu thu thập được từ pixel để tiếp tục hiển thị QC đến bạn.
Ví dụ thực tế
Ví dụ: bạn vào Tiki.vn đặt mua vài cuốn sách, bạn hoàn tất hết các công đoạn đến giai đoạn thanh toán thì vì việc gì đó mà bạn thoát trang, và sau đó bạn hoàn toàn quên hoàn tất việc mua sách. Chắc chắn sau đó vài giờ hoặc một ngày bạn sẽ nhận được email từ Tiki nhắc nhớ về việc bạn chưa hoàn thành, đồng thời khéo léo kêu gọi bạn quay lại hoàn thành việc đó; thậm chí đôi lúc họ còn gửi cho bạn cả mã giảm giá để khuyến khích bạn quay lại Tiki.vn và hoàn tất việc mua hàng đang dang dở. Và rồi từ lúc đó, khi đã có thông tin email của bạn thì họ sẽ gửi những email thông báo cho bạn những thông tin về những món hàng đang có giá tốt, đang giảm giá sâu, món hàng đang rất hot trên thị trường mà có thể bạn quan tâm … hoặc đơn giản là những món hàng tương tự như món hàng bạn đã từng mua. Đó chính là Tiếp thị lại (Remarketing)
Hoặc cụ thể hơn với ví dụ bên trên, có một khách hàng đã đăng ký thông tin yêu cầu mở dòng thẻ ghi nợ quốc tế của ngân hàng VIB, tuy nhiên trong quá trình điền form, khách hàng đã phát hiện ra một vài vấn đề liên quan đến mở thẻ, thế là việc đăng ký đã không hoàn thành khi khách hàng không nhấn nút Đăng ký. Hệ thống website của VIB đã ghi nhận và gửi một email nhắc nhở khách hàng về nội dung này nhằm khuyến khích khách hàng đăng ký sản phẩm của họ.
Các loại Remarketing
1. Những người đã từng ghé thăm website của bạn
Nhiều khách hàng từng hỏi tôi, Remarketing có nhất thiết phải cần website không? Câu trả lời là không nhất thiết phải có.
Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng làm hoặc kéo traffic cho website thì nên sở hữu một website ngay từ hôm nay để sản phẩm có thể tiếp cận khách hàng nhiều lần nữa. Cách phổ biến nhất của Remarketing khách từng ghé thăm website đó là chạy ads với tệp Pixel. Website của bạn gắn mã pixel, người dùng truy cập website thì bạn có mã pixel của họ, Facebook hỗ trợ khởi tạo chạy quảng cáo fb ads với tệp pixel mà bạn đang sở hữu.
2. Những người chưa quay lại website trong 180 ngày
Cách Remarketing này phù hợp để quảng cáo tiếp thị lại các nhóm khách hàng cũ (đã hoặc chưa từng mua sản phẩm).
3. Những người đã từng mua hàng với số tiền nào đó4. Những người đã vào trang A nhưng không vào trang B
5. Những người từng xem video trên Fanpage
6. Những người đã tương tác với form của Lead Ad
7. Những người đã từng ghé thăm Fanpage của bạn
8. Những người đã nhắn tin inbox cho Fanpage
9. Những người tương tác với bài post quảng cáo Facebook
10. Những người đã từng tương tác với Canva Facebook
Nhắm mục tiêu lại (Retargeting) là gì?
Nhắm muc tiêu lại còn được biết đến với vài tên khác (tùy người dịch) là: nhắm chọn lại, quảng cáo bám đuổi, quảng cáo theo đuôi; là thuật ngữ để chỉ việc tiếp cận khách hàng bằng quảng cáo trả tiền (paid ads) với đa phần là quảng cáo hiển thị (display ads). Quảng cáo nhắm mục tiêu lại sẽ hiển thị lại quảng cáo với những đối tượng đã truy cập web/landing page của thương hiệu/sản phẩm của bạn ở những nơi khác trong môi trường trực tuyến sau khi họ thoát khỏi trang của bạn.
Nhắm mục tiêu lại hoạt động như thế nào?
Nôm na là trên mỗi website hoặc landing page của thương hiệu/sản phẩm sẽ được gắn 1 đoạn mã, khi khách hàng truy cập vào trang thì sẽ bị dính đoạn mã đó (thường mọi người hay nói nhanh là bắt cookies). Từ đoạn mã đó, các hệ thống quảng cáo sẽ biết khách hàng đi đâu, làm gì trong môi trường trực tuyến và tiến hành hiển thị quảng cáo đeo bám họ ở bất cứ đâu có thể trong môi trường trực tuyến.
Mục đích của việc này nhằm làm tăng sự nhận biết (awareness), tăng quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm, khuyến khích họ quay lại web/landing page(tăng CTR), và từ đó làm tăng tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate)
Có bao nhiêu hình thức Retargeting?
Retargeting có 2 hình thức chính là:
- Onsite Retargeting
- Offsite Retargeting.
Tuy nhiên hiện nay – đặc biệt trong thời đại PROGRAMMATIC phát triển như hiện nay – chúng ta có thể phân rõ chi tiết trong Onsite & Offsite Retargeting có những hình thức sau:
- Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang (Site Retargeting)
- Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting)
- Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Media Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – RLFSA)
- Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM (Email & CRM Retargeting)
Sự khác nhau giữa Remarketing & Retargeting
Remarketing tập trung vào giỏ hàng: đeo bám chừng nào có chuyển đổi thành sale thì thôi.
Retargeting tập trung phủ nhiều kênh ads, mục đích là để thu hút khách truy cập vào site của bạn 1 lần nữa. Retargeting là việc giữ thương hiệu trong tâm trí của những người mà đã mua sản phẩm. Lặp lại việc truyền tải thông điệp. Đó là khoản lợi nhuận đầu tư tích cực từ góc nhìn cú nhấp chuột. Khi ai đó truy cập và kiểm tra website của chúng ta, họ click, họ lướt, chúng ta muốn định kỳ nhắc nhở họ rằng chúng ta tồn tại.
Thêm một điểm khác biệt nữa giữa 2 thuật ngữ đó là Tiếp thị lại (Remarketing) chỉ sử dụng thuần DỮ LIỆU CHÍNH NGẠCH (FIRST PARTY DATA) để triển khai chiến dịch; trong khi đó thì Nhắm chọn lại (Retargeting) thì lại có thể sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau để triển khai, bao gồm 3 loại dữ liệu: Dữ liệu chính ngạch (First Party Data), DỮ LIỆU ĐỐI TÁC CHIA SẺ (SECOND PARTY DATA), và DỮ LIỆU BÊN THỨ 3 ĐỘC LẬP (THIRD PARTY DATA)
Trên đây là định nghĩa, cách phân biệt giữa 2 thuật ngữ Tiếp thị lại (Remarketing) và Nhắm chọn lại (Retargeting). Tuy nhiên, một vài bên cung cấp dịch vụ vẫn gọi quảng cáo đeo bám là Tiếp thị lại (Remarketing), ví dụ như Google chẳng hạn.
Tham khảo thêm:
>>>6 cách target quảng cáo Facebook hiệu quả
[…] thấy một bài viết hay ( dựa vào re-marketing nữa ) thì tỉ lệ quay lại của người đọc là khá lớn. Hãy tận dụng những […]