Gần ga Kichijoji, Tokyo, Nhật Bản có một cửa hàng nhỏ chỉ vỏn vẹn 6 mét vuông tên là Ozasa, trong suốt 65 năm qua cửa hàng chỉ bán đúng hai loại bánh là monaka sốt đậu đỏ hoặc đậu trắng và bánh thạch nhân đậu yokan. Để được thưởng thức hương vị của loại bánh này, thực khách phải xếp hàng từ 4h30 sáng, cho dù tới 10h cửa hàng mới mở cửa. Mỗi ngày chỉ có 150 xuất bánh yokan được bán ra, và mỗi người chỉ được phép mua 3 cái. Không một ai, kể cả Thủ tướng hay bấy cứ thành viên nào trong nội các được miễn không phải xếp hàng.
Sản phẩm và Marketing
Bà Atsuko Inagaki, chủ cửa hàng hồi tưởng: “Tôi vẫn nhớ như in không biết bao nhiêu lần những chiếc bánh của tôi làm ra chỉ được cha tôi cắn đúng một miếng nhỏ rồi ném thẳng vào sọt rác và ông bỏ đi không nói một lời”. Bà cho biết thêm: “Cha tôi rất kiệm lời, tôi cứ miệt mài làm bánh cho ông ăn mỗi ngày trong suốt hơn 10 năm trời, cho đến một ngày, ông nói: “Được”, lúc ấy trái tim tôi như vỡ tan vì hạnh phúc”.
Khi tôi hỏi người sáng lập Nissin rằng: “Tại sao ông không sử dụng chai nhựa cho để giảm chi phí cho sản phẩm Toploan”, ông đáp: “Vì chỉ có chai thuỷ tinh mới có thể giữ nguyên những phẩm chất quý giá có trong sản phẩm. Nếu làm, cậu hãy làm ra sản phẩm hoàn hảo nhất, nếu không thì đừng làm nữa”.
Cái cảm giác tỉ mẩn, sờ lần sờ mò hàng ngày để hoàn thiện sản phẩm như ý chắc chỉ có ai trải qua mới hiểu. Có lẽ khách hàng đầu tiên của những người yêu sản phẩm họ làm ra không ai khác ngoài chính họ.
Chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông. Khi có quá nhiều sản phẩm dịch vụ na ná nhau, marketing làm nên khác biệt. Bạn hãy nhìn xung quanh mà xem, không hiếm những nhãn hàng từ bé đến lớn đi lên từ marketing là chính.
Nhưng câu chuyện rất hay ở trên nhắc nhở chúng ta một điều: sản phẩm quan trọng hơn marketing. Marketing chỉ thực sự có ý nghĩa và thực sự bền vững khi dựa trên nền tảng một sản phẩm tốt.
Quy luật này chưa bao giờ lỗi thời và sẽ không bao giờ thay đổi. Cho dù ở bất kỳ thời đại nào, cổ điển hay hiện đại
Theo fb Đức Sơn Nguyễn