SEO Youtube 2019 – Cách xếp hạng cho Video Youtube của bạn – YouTube là một thị trường rộng lớn mà ngày càng nhiều người kinh doanh online chú ý đến và SEO YouTube là con đường để trở thành người chiến thắng trong thị trường đó. Dù là một nhà tiếp thị internet hay chỉ là một người kinh doanh online bình thường, bạn không bao giờ nên bỏ qua sức mạnh của nó. Điều bạn cần biết là làm thế nào để xếp hạng video YouTube.
Hôm nay, trong hướng dẫn nhỏ gọn này, ATP Software sẽ chia sẻ về cách SEO Youtube 2019 và Cách xếp hạng cho Video Youtube của bạn.
SEO Youtube là gì?
SEO Youtube là kỹ thuật giúp cho video của bạn trên nên thân thiện trên bộ máy tìm kiếm của Youtube.
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về SEO, thì bạn đã quá quen thuộc với SEO website lên top 1 của Google.
Còn đây là bạn sẽ SEO video lên top 1 của Youtube khi khách hàng gõ 1 từ khoá nào đó liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Nếu bạn SEO website thành công, thì chưa chắc bạn SEO Youtube sẽ thành công đâu nhe.
Vì thuật toán của Youtube và Google là khác nhau.
Tại sao nên SEO Youtube?
Bạn thử xem những thông tin dưới đây nhé!
Khi mình tìm kiếm từ khóa Cách bán hàng online hiệu quả bằng công cụ nghiên cứu từ khoá nổi tiếng Keywordtool.io
Đây là kết quả số lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng trên Google.
Trên Google mỗi tháng sẽ có hơn 5000 lượt tìm kiếm.
Và đây là lượt tìm kiếm từ khoá này của Youtube.
Khoảng 62.600 lượt tìm kiếm trên Youtube, gấp 12 lần so với Google.
Vì khách hàng có xu hướng xem video nhiều hơn là tìm kiếm trên Google, họ lười phải đọc chữ. Và chưa hết…
Nếu video của bạn top 1 Youtube, thì video đó vẫn có thể top 1 trên Google luôn.
Bạn có thể xem hình minh hoạ bên dưới của mình.
Cho nên, bạn đủ thấy sức mạnh của việc SEO video lên top Youtube rồi đó.
Các yếu tố để xếp hàng video Youtube
YouTube liên tục cập nhật thuật toán tìm kiếm của họ để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Khi nền tảng đầu tiên ra mắt, tổng số lượt view xem video đã được sử dụng để quyết định thứ hạng video (chẳng hạn video càng nhiều lượt view thì thứ hạng càng cao).
Dưới đây là các yếu tố quan trọng ảnh hướng trực tiếp tới xếp hạng video Youtube của bạn mà bạn cần nắm rõ và chú ý khi triển khai:
- Tiêu đề và mô tả video
- Từ khóa liên quan
- Nội dung video
- Thời lượng video
- Số lượng xem video (views)
- Giữ chân người xem
- Bình luận
- Tương tác
- Chia sẻ
- Tận dụng Playlist
- Tùy chỉnh Thumbnails
- Tận dụng lợi thế của mạng xã hội
- Kênh Youtube của bạn
- Xây dựng liên kết + Quảng bá
Cách tối ưu hóa video Youtube
Tiêu đề (Title)
Tiêu đề bạn chọn ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp và thứ hạng của bạn
Tiêu đề của video phải chứa từ khoá mà bạn muốn SEO.
Ví dụ mình muốn SEO từ khoá Simple Facebook thì mình sẽ đặt tiêu đề video có từ khoá Getresponse.
Đặt từ khoá cần SEO trong tiêu đề vẫn chưa đủ, bạn cần phải tối ưu tỉ lệ nhấp chuột (trong nghề hay gọi là CTR Click Through Rate) cho video nữa.
Ví dụ như mình đặt tiêu đề video là Hướng dẫn sử dụng Simple Facebook
Những loại tiêu đề bạn thêm chữ Hướng dẫn, Cách. Kinh nghiệm,… vào thì sẽ tăng tỉ lệ nhấp chuột CTR cho video của bạn.
Vậy tại sao phải tăng tỉ lệ nhấp chuột CTR cho video ?
Tỉ lệ nhấp chuột CTR của video sẽ giúp cho Youtube hiểu 1 điều:
Nếu CTR của video được cao khi người dùng gõ từ khoá nào đó trên Youtube, có nghĩa là video của bạn phù hợp với từ khoá đó.
Ví dụ
Khi mình gõ từ khóa Cách bán hàng online hiệu quả trên Youtube và hiện ra rất nhiều kết quả tìm kiếm.
Nếu video của bạn đang ở vị trí số 2. Và nếu bạn thu hút được các lượt nhấp vào nhiều hơn video ở top 1 thì khả năng cao bạn sẽ tăng thứ hạng và trở thành top 1. Đơn giản là thuật toán Youtube nghĩ rằng người dùng thích video của bạn hơn video đang ở top 1.
Và điều này cũng có nghĩ bạn có thể sẽ rớt xuống ví trí dưới nếu lượt click của bạn ít hơn so với top dưới.
Bạn hãy nhớ chắc 2 tiêu chí này trong Title:
- Có chứa từ khoá cần SEO.
- Đảm bảo từ khóa tiện ích tiêu đề của bạn một cách hấp dẫn và súc tích.
- Tiêu đề phải tối ưu tỉ lệ nhấp chuột CTR để thu hút khách hàng nhấn vào video.
Mô tả video
Youtube chỉ hiển thị 2-3 dòng đầu tiên (khoảng 100 – 200 ký tự) của mô tả. vì người dùng cần nhấp vào “hiển thị thêm” để xem phần còn lại, nửa dưới của văn bản phần lớn là dư thừa.
Mô tả video của bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau để chuẩn SEO:
- Mô tả video phải có chứa từ khoá mà bạn cần SEO.
- GIỚI HẠN: 5000
Bạn không nên nhồi nhét từ khoá SEO vào quá nhiều. Mục đích bạn viết phần mô tả để giúp cho khách hàng có nhiều thông tin hơn, giúp họ xem lại các thông tin quan trọng mà không cần kéo lên video.
Sử dụng từ đồng nghĩa và một từ khóa phụ. Ví dụ, nếu từ khóa chính của bạn là làm thế nào để xếp hạng video YouTube, một số từ khóa phụ là làm thế nào để xếp hạng video YouTube trên Google, làm thế nào để video được hiển thị trên công cụ tìm kiếm, quảng cáo YouTube, …
Nếu bạn có đường link bài viết thì đừng quên bỏ vào để khách hàng dễ dàng xem bài viết của bạn hơn. Mặc dù là mô tả của Video, nhưng bạn hãy cố gắng viết thật chi tiết và trình bày dễ nhìn. Tuyệt đối không được qua loa, vì nó sẽ giúp cho bạn 2 điều:
- Giúp cho video của bạn chuẩn SEO.
- Khách hàng sẽ ở lại trên trang video của bạn lâu hơn => Youtube hiểu rằng video của bạn phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng => Youtube ưu tiên xếp hạng cho video của bạn.
Tip cho bạn: Tạo 2-3 dòng đầu tiên thú vị nhất có thể để tăng tỷ lệ nhấp
Thẻ tags
Thẻ giúp gắn nhãn video của bạn và kết nối video với các chủ đề lớn hơn. Chúng giúp mọi người tìm thấy nội dung của bạn dễ dàng hơn bằng cách nhóm nó.
- Sử dụng các thuật ngữ chung và cụ thể.
- Bao gồm từ khóa.
- Liệt kê các thẻ theo thứ tự mức độ liên quan.
- Mô tả chính xác video của bạn.
Công việc chính của tối ưu video trên YouTube bao gồm:
-
Chọn từ khóa chính: Sử dụng google planner tool để tìm từ khóa có lượt tìm kiếm cao
-
Đặt tiêu đề có chứa từ khóa chính
-
Viết mô tả video có chứa từ khóa chính và từ khóa liên quan
-
Cuối cùng là tối ưu thẻ trong video YouTube.
Khi video được tải lên YouTube sẽ được giao diện như sau:
Thẻ tag trong video YouTube được xác định như thế nào?
Thông thường nếu bạn chưa tìm hiểu kĩ sẽ nghĩ rằng đó là một số từ tự do bạn tự nghĩ ra và viết vào miễn sao phù hợp với nội dung video. Điều này sẽ có tác dụng rất ít so với việc bạn nghiên cứu kĩ và làm theo cách sau.
- Đi tìm thẻ trong các video có thứ hạng cao
- Bổ xung từ khóa (thẻ) từ nhiều nguồn khác nhau
- Phân tích các từ khóa (thẻ) bằng các công cứu nghiên cứu từ khóa như: keywordtool, keywordtoolaz, ahref,…
>> Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết: 20 công cụ nghiên cứu từ khóa SEO tốt nhất 2019
Nội dung video
Ai cũng hiểu Youtube không phải là trang web để mua sắm. Bạn sẽ không thể mua hàng trên nền tảng này được. Vậy thì tại sao bạn lại phải tạo ra video để bán hàng?
Các YouTuber khác đang tìm kiếm content (nội dung) để giúp họ giải quyết vấn đề, học các kỹ năng, tạo ra các video thu hút người xem. Để làm được điều này bạn phải tập trung tìm kiếm content (nội dung) của mình.
Dưới đây là một số ví dụ:
- Video hướng dẫn (thiết lập Analytics Goals hoặc Events )
- Hướng dẫn làm video (làm thế nào để tăng thứ hạng ebook của bạn trên Amazon)
- Xem lại video (đánh giá sản phẩm, đánh giá kinh doanh, …)
Bạn có thể truy cập Google và tìm kiếm các nội dung liên quan đến các ví dụ trên và bạn sẽ thấy rằng các video YouTube sẽ hiển thị trên danh sách kết quả tìm kiếm. Google tin rằng video là cách tốt nhất để trả lời các truy vấn tìm kiếm.
Nội dung của video rất quan trọng, nó quyết định người dùng có tiếp tục xem video của bạn hay không nên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng của bạn. Vì vậy, hãy tạo những nội dung hấp dẫn và người dùng CẦN nó.
Thời lượng video
Video dài dễ nhận được xếp hạng cao: Giống như nội dung văn bản, nội dung dài luôn được đánh giá cao. Do đó nên tạo ra video tối thiểu 5 phút hoặc hơn.
Đi kèm với nội dung video là thời lượng video. Hãy chọn cho video của bạn một thời lượng thích hợp nhất với nội dung của nó để người dùng không bị nhàm chán và nắm rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Theo mặc định, bạn có thể tải video dài tối đa 15 phút lên YouTube. Để tải các video dài hơn lên, hãy làm theo các bước dưới đây để xác minh Tài khoản Google của bạn. Nếu bạn có quyền sử dụng tính năng phát trực tiếp, thì các video tải lên có thời lượng dài được bật theo mặc định.
Để tải video dài hơn lên, hãy làm theo các bước sau để xác minh Tài khoản Google của bạn:
- Mở ứng dụng YouTube dành cho thiết bị di động.
- Nhấn vào biểu tượng máy quay để tải một video lên.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Tiếp theo.
- Làm theo các bước để xác minh Tài khoản Google của bạn. Bạn có thể chọn nhận mã xác minh qua tin nhắn văn bản trên điện thoại di động hoặc qua cuộc gọi thoại tự động.
- Khi đã xác minh xong Tài khoản Google của mình, bạn có thể tải video dài hơn 15 phút lên YouTube.
Dung lượng tải lên tối đa
Bạn có thể tải lên dung lượng tệp tối đa là 128 GB hoặc 12 giờ, tùy vào số lượng nào nhỏ hơn. Chúng tôi đã thay đổi giới hạn tải lên trước đây, vì vậy bạn có thể nhìn thấy các video cũ hơn có thời lượng dài hơn 12 giờ.
Tận dụng Playlist
Danh sách phát (playlist) tạo thêm một lớp bổ sung cho các tín hiệu video của bạn. Với mỗi một video, lời khuyên cho bạn là nên tạo một playlist mới sử dụng các từ khóa đồng nghĩa.
Dưới đây là một ví dụ về làm thế nào để tối ưu hóa thủ thuật 1- 4:
Từ khóa chính: Hướng dẫn về thứ hạng video YouTube trên Google
Từ khoá phụ: Làm thế nào để tăng lượt view trên video You Tube
File Name: Hướng dẫn thứ hạng video YouTube trên Google – Làm thế nào để tăng lượt view trên video You Tube
Mô tả: Liên kết đến video !!! + [Chèn transcript].
Tên danh sách phát: YouTube Video Marketing – Thứ hạng video của tôi cao hơn trên Google.
Tùy chỉnh ảnh thu nhỏ (Thumbnails)
Ảnh thu nhỏ tỉ lệ 16:9 là chuẩn, kích thước 1280 x 720 pixels
Đây là hình ảnh được hiển thị trên trang kết quả video. Chọn một hình ảnh chất lượng cao để khuyến khích nhấp vào và cải thiện thứ hạng của bạn.
Dành thời gian để tạo hình thu nhỏ tùy chỉnh cho mỗi video của bạn vì những video này có xu hướng hoạt động tốt hơn so với video được tạo tự động.
Điều này không gửi tín hiệu lên YouTube nhưng nó có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dùng. Việc thêm một hình ảnh thu nhỏ tùy chỉnh cho video của bạn có thể “tác động” mạnh đến tỷ lệ click chuột (CTR) để đẩy thứ hạng của bạn.
Dưới đây là một ví dụ điển hình. Hãy nói rằng bạn đã tìm kiếm “SEO Help” và hai video dưới đây, bạn thích click vào video nào hơn?
Hay:
Tất nhiên sẽ là video thứ hai.
YouTube sẽ tự động chọn một hình ảnh ngẫu nhiên từ video của bạn và cho phép bạn lựa chọn 1 trong 3 hình ảnh đó để làm thumbnail. Những hình ảnh này thường chụp ngẫu nhiên do đó không gửi đúng tín hiệu cho người dùng.
>> bạn có thể tham khảo công cụ tạo ảnh và chỉnh sửa ảnh trong bài viết: Top 20 Ứng Dụng Phần Mềm Chỉnh Sửa Ảnh Đẹp Online Miễn Phí
Tận dụng lợi thế của mạng xã hội
C cụ tìm kiếm tối ưu hóa sẽ có hai khía cạnh:
1. On-page SEO: Đề cập đến cách mà trang web của bạn được cấu trúc, gắn thẻ hình ảnh, mật độ từ khóa, tag….
2. Off-page SEO: Đề cập đến các lĩnh vực khác liên kết đến trang web của bạn.
Trong những năm qua, có thể nhìn thấy một sự thay đổi rất lớn trong SEO truyền thống. Các mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta tương tác trực tuyến và công cụ tìm kiếm đang bắt đầu chiếm nó. Thêm một khía cạnh thứ ba:
– Mức độ phù hợp.
Google muốn cung cấp những kết quả tốt nhất có thể cho mỗi truy vấn của người dùng. Để một trang web để phù hợp với tiêu chí, trang web đó cần phải có nội dung liên quan. Cách tốt nhất để đo mức độ liên quan là có bao nhiêu lượt Share (chia sẻ), lượt thích và lượt tweet một trang web.
Vì vậy, nếu bạn muốn video của bạn được Google chú ý, tốt nhất bạn nên chia sẻ video của mình trên các mạng xã hội. Để làm được điều này:
- Đồng bộ tài khoản YouTube của bạn với các tài khoản mạng xã hội. Bất cứ lúc nào bạn đăng một video mới, nó sẽ tự động cung cấp thông tin thông qua các tài khoản của bạn.
- Đăng tải video của bạn lên các group có liên quan trên các mạng xã hội. Đó không chỉ là một cách tuyệt vời để có được tín hiệu về nội dung video của bạn, mà đó còn là một cách tuyệt vời để giao lưu và tìm hiểu thêm về nghề của bạn.
Tối ưu kênh Youtube của bạn
Nếu một kênh YouTube mà không có hình ảnh profile, tiêu đề, mô tả và liên kết thì kênh YouTube đó chẳng khác gì spam – có thể YouTube cũng xem kênh đó giống như một kênh Spam.
Do đó hãy điền đầy đủ thông tin kênh YouTube của bạn, đó cũng là một cách để thêm một lớp tín hiệu về nội dung video mà bạn làm.
Có 4 phần mà bạn cần phải điền thông tin vào:
- Thêm link đến tất cả các trang mạng xã hội và trang web của bạn.
- Thêm hình ảnh cho kênh. Nó không chỉ giúp người dùng và YouTube xác định nội dung kênh của bạn. Nếu tải lên hình ảnh của bạn theo những thông lệ tốt nhất tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nó sẽ gửi một tín hiệu tìm kiếm. Ví dụ, YouTube-kênh-tên-kênh-keywords.jpg để thêm ngữ cảnh cho trang của bạn.
- Theo dõi các kênh tương tự. YouTube nhìn vào những gì bạn đang tìm kiếm và liên kết tài khoản của bạn với nội dung đó.
- Thêm một mô tả dài; để thêm một “tấn” từ khóa đồng nghĩa.
Xây dựng liên kết
Các thủ thuật trên sẽ xếp hạng bất kỳ low competitive hay long tail keyword. Nếu bạn muốn xếp hạng video với các điều kiện cạnh tranh như ” payday loans “, bạn sẽ phải xây dựng các liên kết đến video của mình và nhúng HTML trên các trang web khác.
Nếu bạn là người mới biết đến SEO, lời khuyên cho bạn là nên gắn các từ khóa cạnh tranh thấp.
Khi xây dựng các liên kết trên một video YouTube, bạn cần phải cẩn thận. YouTube là khá tốt trong việc phát hiện spam và nó khá dễ dàng để phát hiện các video bị cấm.
Lời khuyên cho bạn là nên xây dựng một số lượng nhỏ các liên kết chất lượng cao trong một thời gian dài. Một số nguồn link bạn có thể sử dụng như:
- Blog cá nhân (PBN)
- Blog của khách
- Social media
- Website của bạn
- Trang web của đối tác
- Liên kết bình luận
- Các bài đăng tải trên Tumbl
- Pinterest pins
Chạy quảng cáo Paid Traffic
Nếu bạn có 1 video mang tính chất thương mại cao & muốn chi trả 1 số ngân sách nhất định để có lượng views & khách hàng ban đầu thì hãy cân nhắc tới việc chạy quảng cáo.
Bạn có thể chạy quảng cáo paid traffic với Google Ads (ưu tiên nhất), Facebook Ads, Instagram Ads, Zalo Ads… bất cứ loại hình quảng cáo nào để có thể kéo những visitors tiềm năng đầu tiên.
Vì đây là những traffic trả phí, tức là bạn đã nhắm mục tiêu chi tiết đến họ, là những đối tượng phù hợp nội dung mà bạn chia sẻ, nên họ sẽ là những traffic mang lại tương tác & watch time tốt cho video mà bạn vừa xuất bản.
Phụ đề và chú thích
Nếu bạn có file phụ đề thì nên thêm vào, nếu không có, bạn có thể tự tạo file phụ đề và thêm phụ đề. Youtube hay Google đều đọc được file này.
Thêm chú thích vào video, có từ khóa cũng là điều tốt cho SEO, công cụ tìm kiếm của Youtube có thể đọc được chú thích. Việc thêm chú thích khá dễ dàng và cũng không mất quá nhiều thời gian.
Lượng tương tác
Càng nhiều bình luận (comment) càng tốt
Giống như các bình luận trên blog, nếu video nhận được nhiều bình luận chứng tỏ video đang thu hút được sự quan tâm của người xem. Và video của bạn cũng sẽ được xếp hạng cao hơn, do đó hãy khơi mào cho một cuộc bình luận ngay bên dưới video của bạn
Lượt share
Có bao nhiêu người đã chia sẻ video của bạn lên các mạng xã hội như Facebook hay Google+?
Đăng ký theo dõi kênh
Nếu có một ai đó đăng ký theo dõi kênh của bạn sau khi xem video thì đây là một tín hiệu tốt cho Youtube thấy rằng video của bạn có nội dung hấp dẫn
Công cụ nghiên cứu từ khóa để làm video phổ biến nhất
Tìm từ khóa với YOUTUBE SUGGESTS
Công cụ Suggest của Youtube hoạt động tương tự như Google Search Box. Trong ô tìm kiếm trên Youtube bạn chỉ cần nhập 1 đến 5 ký tự muốn tìm kiếm, Youtube Suggest sẽ gợi ý cho bạn rất nhiều từ khóa liên quan mà đang được nhiều người tìm kiếm.
Chắc chắn nếu ngồi vò đầu bứt tai tự “ngu như kiến” thì bạn sẽ không thể nào tưởng tượng ra từ khóa “Ngọc Trinh Lại Văn Sâm” hay “Ngọc Trinh lộ…” 😳 đúng không?
Nghiên cứu từ khóa video bằng GOOGLE KEYWORD PLANNER
Đây là công cụ phổ biến và được dùng nhiều nhất, và hoàn toàn miễn phí. Với Google Keyword Planner bạn có thể tìm được rất nhiều ý tưởng từ khóa liên quan đến từ khoá chính để đưa vào tiêu đề video, phần mô tả cũng như gắn tag cho video tải lên Youtube.
Về cách sử dụng Google Keyword Planner thì Ngọc sẽ không hướng dẫn chi tiết nữa, bạn có thể xem ở video phía trên để biết cách lấy ý tưởng từ khóa, xuất ra một file excel để dùng cho công việc seo video sau này.
Nghiên cứu từ khóa làm video với công cụ KEYWORDTOOL.IO
Keywordtool.io là một công cụ rất hay, nó cho phép liệt kê ra toàn bộ những nhóm từ khóa xuất hiện trên Youtube theo thứ tự chữ cái. Tất cả các ý tưởng của bạn sẽ nằm trong này.
Bạn nhớ chọn tab Youtube và lưu ý để quốc gia là Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt (nếu bạn kiếm tiền từ Youtube tại Việt Nam). Bạn hoàn toàn có thể chọn quốc gia và thứ tiếng khác nếu bạn muốn kiếm tiền trên Youtube tại quốc gia, ngôn ngữ tương ứng.
Bạn thấy trong hình trên với từ khóa chính là “Ngọc Trinh” thì có tới 110 gợi ý dành cho bạn được liệt kê khá chi tiết ở phía dưới.
Đánh gía mức độ cạnh tranh của từ khóa với KEYWORDREVEALER
Với công cụ Keywordrevealer bạn có thể dễ dàng biết được mức độ cạnh tranh của từng từ khóa, giá CPC, số lượng tìm kiếm hàng tháng cũng như top 10 site liên quan đến từ khóa đó… Sau khi xem các thông số được báo cáo bởi công cụ này chắc chắn bạn sẽ quyết định có nên SEO video với từ khóa đó hay không?
Và còn rất nhiều công cụ khác bạn có thể tham khảo trong link: 20 công cụ nghiên cứu từ khóa SEO tốt nhất 2019
Tặng bạn EBOOK SEO YOUTUBE 2019: DOWNLOAD EBOOK
Có thể bạn quan tâm:
>> Top 50 ý tưởng làm video Youtube hot nhất năm 2019
>> Tổng hợp 250 kênh Youtube lớn nhất Việt Nam năm 2019
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096