Seo video trên Youtube để lên top thì một trong những yếu tố không thể thiếu đó chính là phần mô tả video (description của video). Trong phần cuối cùng này tôi sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm và cách thức để tối ưu “tối đa” về phần mô tả video này, nơi tốt nhất để cung cấp thêm thông tin cho các khán giả trung thành.
Mô tả video (description) như thế nào hiệu quả?
1. Vẫn phải nói về SEO trước
Vâng, như lời khẳng định ở trên – một lần nữa tôi khẳng định rằng các thông tin tại mô tả sẽ tác độ về SEO kém nhất. Nhưng là một bài viết trong Series các bài viết về SEO Youtube thì tôi xin được đề cập đến vấn đề này đầu tiên… Bởi tác động của nó kém nhưng không phải là không có tác động.
Hãy thử với một từ khóa về một chủ đề bất kỳ trên Youtube… Những kết quả cho bạn thấy gì?
Mỗi video xuất hiện với thumbnail, tiêu đề, tên kênh, số lượt xem, thời gian đăng và 2 dòng mô tả đầu.
2 dòng mô tả đầu – CHÍNH XÁC – đó là điều bạn cần quan tâm nhất trong trong việc viết mô tả để tối ưu SEO. Hãy cố gắng chèn những từ khóa vào đó. Sẽ rất tuyệt nếu như những từ khóa của bạn được lặp lại tại đây, nó được xuất hiện một cách tinh tế bằng một câu trích dẫn, giới thiệu có chứa từ khóa – thậm chí là 2-3 từ khóa được lồng ghép khéo léo bằng những câu từ tuyệt vời của bạn.
Có thể bạn sẽ thấy điều này một cách tương đối thường xuyên đó là nhiều video sẽ sử dụng chính tiêu đề của mình để lặp lại một lần nữa trong phần đầu tiên của mô tả. Điều này vẫn đáp ứng tuân thủ điều vừa được chia sẻ ở trên – bởi bạn biết mà… các từ khóa đã nằm trong một tiêu đề được tối ưu.
Đây là một cách tiết kiệm thời gian thay cho việc phải viết lại một câu mô tả có chứa từ khóa. Về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn ổn, nhưng điều đó không được tốt với trải nghiệm cho lắm bởi trên kết quả xuất hiện bạn sẽ thấy rằng tiêu đề đang được lặp lại 2 lần, và khi bạn chia sẻ nó trên các mạng xã hội thì trải nghiệm cũng diễn ra tương tự. Vì vậy – nếu có thể – hãy trau chuốt hơn một chút và bạn có thể viết một câu giới thiệu ngắn có chứa từ khóa liên quan đến video của mình cho phần đầu tiên của tiêu đề được chứ?
CẢNH BÁO: Nếu bạn đã từng đọc tại đâu đó các hướng dẫn về việc: Copy cho lặp lại 3 lần tiêu đề video vào 3 dòng đầu tiên của mô tả thì nên dừng ngay việc đó lại nhé! Việc này thực chất là để cố gắng cho các từ khóa chứa trong tiêu đề được lặp lại nhiều hơn tại phần đầu của mô tả và có kết quả tốt hơn khi SEO. Nhưng mà rủi ro của nó là bạn có thể dính lỗi Spam và thực tế thì điều này cũng chẳng mang lại trải nghiệm tốt một chút nào. Còn nếu như bạn muốn nhiều từ khóa ư? Bạn có thể viết lại một vài câu giới thiệu ngắn như đã đề cập ở trên mà.
Những dòng sau thì sao?
Những dòng sau đó trong mô tả sẽ tác động đến SEO yếu hơn, nhưng mà chắc chắn chúng vẫn có tác động. Vì vậy, hãy thiết kế nội dung, cấu trúc cho phần mô tả trong mỗi video của bạn (Sẽ đề cập chi tiết tại mục 2).
Hãy cố gắng nhất có thể để bạn cung cấp thêm những từ khóa, thông tin, nhà sản xuất, nghệ sĩ, người biên tập, thành phần tham gia, tên thương hiệu, lời bài hát… Tất cả những gì nó có thể tác động đến kết quả tìm kiếm và cho nó vào mô tả một cách khéo léo. Điều đó vừa giúp cho phần mô tả video của bạn tối ưu đến mức tối đa có thể, vừa khiến nó trông thật chuyên nghiệp.
Một ví dụ nho nhỏ để bạn hình dung tốt hơn.
Đã bao giờ bạn muốn nghe một bài hát nhưng chỉ nhớ giai điệu hoặc một câu hát nào đó chưa? Bạn sẽ làm gì nếu muốn nghe lại bài hát đó trên Youtube?
Đúng rồi, bạn nên search lời bài hát đó trên Youtube, và rất nhiều người cũng làm thế. Thậm chí một số đoạn điệp khúc của các bài hát trở thành những ‘từ khóa siêu ngách’, những đề xuất – ‘suggest’ trên chính thanh search của Youtube. Và những video chiến thắng chính là video chứa Lyric trong mô tả (và cả mục phụ đề – subtitle, hay thậm chí là comment nữa)
2. Những lợi ích lớn lao mà phần mô tả mang lại cho video của bạn
Để xem được đầy đủ phần mô tả bạn viết cho video, khán giả sẽ cần thực hiện thêm thao tác nhấn vào “HIỂN THỊ THÊM”. Và bạn thử nghĩ xem, những ai sẽ nhấn vào đó?
Đúng! Họ là những người đang cần thêm thông tin; là những người quan tâm, hâm mộ bạn thực sự; họ muốn đọc thêm, xem thêm, biết nhiều thêm nữa về bạn, channel của bạn; hoặc cũng có thể họ là những đối tác muốn tìm thông tin hợp tác, những nhà quảng cáo, các đơn vị tài trợ muốn hợp tác và liên kết với bạn…
Vậy tại sao bạn lại đáp lại họ bằng một đoạn mô tả hời hợt?
Một câu trả lời không hoàn chỉnh sau khi họ nhấn nút muốn quan tâm thêm về bạn…
Nói đến đây chắc bạn đã biết sẽ cần thêm những gì vào mô tả của mình rồi chứ! Đó chính là những câu trả lời mà những người quan tâm về bạn mong muốn.
MẸO: Hãy sử dụng mặc định tải lên cho video để tất cả video của bạn sẽ có cùng một cấu trúc nội dung.
Tạo cấu trúc nội dung cho mô tả:
Với những thông tin ‘cứng’ như: Kêu gọi đăng ký, link Fanpage của bạn, các mạng xã hội, website, thông tin liên hệ, kêu gọi tài trợ… Tất cả những điều này sẽ xuất hiện như một với mọi video.
Vì vậy, bạn có thể đưa nó vào trong phần mô tả trong mặc định video tải lên để bạn không cần phải viết nó lại thêm một lần nào nữa.
Tại phần này, bạn cũng có thể thêm link một số danh sách phát, danh sách mở rộng các chủ để mà khán kênh của bạn có thể thích, những đường dẫn đến các kênh liên quan quan của bạn phục vụ cùng một đối tượng khán giả… (với các link dài – bạn nên dùng rút gọn link bằng bit.ly hoặc https://sum.vn/ với những yếu tố tùy chỉnh và theo dõi nâng cao để thống kê xem hiệu quả)
Bạn cũng có thể thêm phần cảnh báo về việc reup, một số tuyên bố về bản quyền của mình tại phần dưới cùng của mô tả.
Với những thông tin ‘mềm’ như: Thông tin chi tiết về video, mô tả về video, lời cảm ơn, sự hợp tác, các thông tin chia sẻ khác – chứa từ khóa… Những thông tin này sẽ khác nhau với từng video. Bạn có thể để dành cho nó một khoảng trống trong phần mặc định tải lên của mô tả video. Và đừng quên tự nhắc nhở mình hoàn thành những mục đó mỗi khi up video bằng những câu ghi chú.
TIP: Nếu bạn thêm Hashtag vào phần mô tả. Video của bạn sẽ có thêm hashtag tại vị trí trên tiêu đề. Đây là một trong những Shortcut để đưa bạn đến những video có cùng hashtag đó…
Áp dụng sáng tạo một chút!
Nếu tất cả các video của bạn có cùng một hashtag riêng biệt nào đó thì sao?
Nếu video của bạn có cùng hastag với một video đang hot nào đó thì sao?
>> Hãy thử nghiệm để biết kết quả.
Thay lời kết!
Bài viết này là bài viết cuối cùng trong Series SEO Youtube nói về 5 yếu tố metadata khi tối ưu Youtube của tác giả vidinhnghia.com. Những kinh nghiệm được chia sẻ trong series này được đúc kết và trải nghiệm qua quá trình ‘sống cùng Youtube’ trong suốt hơn 8 năm qua và đến giờ vẫn vậy.
Các kiến thức có thể sẽ hơi lạ lẫm với các bạn mới bắt đầu lập channel Youtube vì đây không phải là một series hướng dẫn: ‘Làm thế nào để bắt đầu…’. Bởi vậy, nếu bạn mới bắt đầu… hãy tạo lập kênh và up lên 5 clip đầu tiên của mình trong vòng 5 ngày. Sau đó hãy quay trở lại đọc và áp dụng theo những chia sẻ này để thấy kết quả.
Với những bạn đã từng ‘chinh chiến’ Youtube lâu năm, những kiến thức này có vẻ sẽ hơi ‘nông’ và không chứa nhiều giá trị mới để áp dụng như kỳ vọng. Nhưng trong đây mình đã chia sẻ rất nhiều quan điểm và ý kiến phân tích một cách cụ thể cùng những phản chứng về cách thức làm cũ đã từng được chia sẻ tại rất nhiều nơi. Mọi người có thể tham khảo và trao đổi bàn luận thêm, cho ý kiến để tiếp tục phát triển sâu hơn.
Series chia sẻ này thực sự hữu ích với những bạn đã làm Youtube được một thời gian nhưng không có view, kết quả sút kém và chưa tìm được hướng phát triển.
Các kiến thức chia sẻ đơn thuần nằm trong việc tối ưu một cách chi tiết với 5 yếu tố metadata trong bản thân mỗi video (tương tự SEO Onpage). Vì vậy chưa hoàn toàn có thể khiến video của bạn phát triển một cách bứt phá lên được bởi còn nhiều yếu tố Offpage khác mà chúng ta chưa đề cập. Hy vọng sẽ sớm gặp lại các bạn trong một series khác.
Nếu các bạn quan tâm những thông tin tiếp theo liên quan đến phát triển Youtube, theo dõi channel Youtube của mình tại đây: VI ĐÌNH NGHĨA
Hoặc đón xem các bài viết từ Website: vidinhnghia.com
Bí quyết thành công: Kiên trì thực hiện đúng phương pháp!
📌Series 5 phần về SEO Youtube chi tiết từ A đến Z
SEO Youtube Từ A Đến Z Phần 1: Sai Lầm Về Thumbnail & Bài Học Từ Các Video “Triệu View” Là Gì?
SEO Youtube Từ A Đến Z Phần 2: Đặt Tiêu Đề Như Thế Nào Là Đúng Và Hiệu Quả?
SEO Youtube Từ A Đến Z Phần 3: Công Thức Đặt Tag Cho Video Hiệu Quả
SEO Youtube Từ A Đến Z Phần 4: Sử Dụng Thẻ Cards & Màn Hình Kết Thúc Để Tăng View Và Lượt Đăng Ký Hiệu Quả
Bài viết của tác giả Vi Đình Nghĩa – Marketer & Creator
| Admin Độc Đáo TV | QuangcaoYTB.com |