Công ty Cổ phần (CP) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Vậy đâu là sự khác nhau giữa chúng? Chúng ta sẽ cùng so sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn để tìm hiểu vấn đề này hôm nay.
Nhờ vào sự hỗ trợ tối đa của nhà nước ta trong việc thúc đẩy tự do kinh doanh mà ngày nay nhu cầu mở công ty của công dân ngày càng tăng. Và một trong những điều khiến những cá nhân, tổ chức băn khoăn nhất trong những bước đầu thành lập công ty đó chính là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình để đăng ký kinh doanh.
Ở đây chúng tôi nói đến sự phù hợp trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp bởi vì không có một mô hình kinh doanh nào là tốt nhất, mỗi mô hình đều có những ưu điểm và điểm hạn chế riêng của mình, căn cứ vào điều kiện và nhu cầu của người muốn thành lập công ty mà ta có sự so sánh giữa hai mô hình với nhau. Nhưng trước hết ta cần tìm hiểu về Công ty Cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Theo đó thì công ty và chủ sở hữu là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Loại hình Công ty TNHH gồm có hai loại được phân loại dựa vào nhiều yếu tố, trong đó số lượng thành viên góp vốn là điểm dễ nhận biết nhất.
- Công ty TNHH Một thành viên là công ty TNHH chỉ có duy nhất 1 cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty.
- Còn công ty TNHH Hai thành viên trở lên là công ty TNHH có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì?
Công ty TNHH một thành viên: là loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu thường là cá nhân hoặc một tổ chức. Về mặt pháp lý thì mô hình này chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số điều lệ.
Ngoài ra mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, cổ phiếu. Ưu điểm của loại hình này là việc chỉ chịu trách nhiệm giới hạn dựa trên số vốn nên ít bị rủi ro kinh doanh hơn.
Thế nhưng cũng có nhiều nhược điểm như: khó khăn trong việc huy động vốn vì không được phát hành cổ phần.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên là chủ sở hữu. (không quá 50 người)
- Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân
- Các thành viên chịu trách nhiệm dựa trên vốn góp của mình
- Cũng như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên cũng không được phát hành cổ phần.
Khác với công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên đã có cách tăng vốn góp lên thông qua bổ sung thành viên. Thế nhưng cũng bị giới hạn ở 50 người. Và mỗi thành viên lại chịu trách nhiệm dựa trên vốn góp của mình.
c. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ là gì?
Công ty TNHH thương mại dịch vụ là loại hình khá mới, các công ty chọn loại hình này là những công ty TNHH chuyên về loại hình dịch vụ, thể thao, du lịch, vận tải, ngân hàng, văn hóa, đoàn thể xã hội… với trách nhiệm hữu hạn.
Bản chất của mô hình này cũng là Công ty TNHH một hay hai thành viên nhưng chuyên về mảng dịch vụ.
2. Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần cũng là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Thế nhưng vốn điều lệ được chia thành các phần gọi là cổ phần. Cổ đông sở hữu cổ phần sẽ chịu trách nhiệm pháp lý dựa trên số cổ phần góp vốn của mình.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của công ty Cổ phần đó chính là khả năng gọi vốn bằng việc phát hành cổ phiếu. Như vậy có thể nói, công ty Cổ phần hiểu ngắn gọn là công ty có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, các phần bằng nhau đó ta gọi là cổ phiếu.
Vậy các bạn đã nắm cơ bản về 2 loại hình doanh nghiệp này rồi đúng không, tiếp theo chúng ta sẽ so sánh công ty cổ phần và công ty TNHH trong nội dung sau đây.
3. So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần
a. Điểm giống nhau
Điểm giống nhau của hai loại hình trên chính là đều có tư cách pháp nhân ngay khi được chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tức là được nhà nước, pháp luật Việt Nam công nhận và chịu sự quản lý cũng như trách nhiệm pháp lý trước pháp luật Việt Nam.
b. Điểm khác nhau
Vốn điều lệ
Như đã nói ở trên, vốn điều lệ của công ty cổ phần giống như một miếng bánh được chia thành các phần bằng nhau. Người nắm nhiều miếng bánh nhất là người có giá trị ảnh hương với công ty nhất,
Với công ty TNHH, vốn điều lệ được chia theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên.
Huy động vốn
Dựa vào đặc điểm ở vốn điều lệ mà công ty cổ phần được quyền huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra. Nó giống như việc chia nhỏ miếng bánh của mình ra. Và bán nhằm gọi nguồn hỗ trợ rót vốn vào cho công ty mình.
Riêng công ty TNHH do có quy định về số lượng thành viên và không được phép phát hành cổ phiếu cho nên việc huy động vốn bên ngoài gặp nhiều hạn chế khó khăn,tuy nhiên công ty TNHH vẫn có quyền huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ (tăng lượng vốn góp của thành viên hoặc là nhận thêm vốn góp từ thành viên mới),…
Công ty TNHH có số lượng thành viên được pháp luật quy định từ 1 đến 50 thành viên sở hữu. Ngược lại công ty cổ phần chỉ yêu cầu mỗi công ty cổ phần đảm bảo số lượng cổ đông không ít hơn 3, ngoài ra không giới hạn về số lượng cổ đông.
Nói cụ thể hơn, ở công ty cổ phần điểm thuận lợi chính là khả năng huy động vốn từ bên ngoài cao nhờ vào đặc điểm pháp lý được phát hành cổ phiếu nên công ty nhờ vào nguồn vốn mạnh mẽ mà có tốc độ tăng trưởng cao. Mức độ rủi ro kinh doanh cho các cổ đông sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm góp vốn của họ vào công ty.
Ví dụ:
Một người có 20% vốn điều lệ của Công ty A. Vậy khi công ty thu lợi nhuận, họ sẽ được chia 20%. Và khi công ty gặp lỗ thì họ cũng chỉ lỗ 20% giá trị vốn của mình
Tuy nhiên, vì trách nhiệm của cổ đông được giới hạn phụ thuộc vào phần tiền đầu tư của mình. Cho nên một bộ phận cổ đông trong công ty chỉ quan tâm đến số lãi hàng năm công ty . Họ ít khi đóng góp hỗ trợ vào công việc công ty.
Dù là bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, đều có mặt ưu và mặt hạn chế của riêng mình. Hạn chế lớn nhất của loại hình doanh nghiệp nhiều thành viên sở hữu là yếu tố con người. Như bất cập trong quản lý, rò rỉ bí mật kinh doanh,…
ĐẶC ĐIỂM | CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN | CÔNG TY CỔ PHẦN |
Khái niệm | Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. | Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, chủ sở hữu công ty cổ phần và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt |
Chủ sở hữu | – Tổ chức/Cá Nhân | – Tổ chức/ Cá nhân |
Quyền phát hành chứng khoán | – Không phát hành | – Được quyền phát hành |
Số lượng thành viên | -1 thành viên | – Từ 3 thành viên trở lên |
Trách nhiệm thành viên cổ đông công ty | – Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của chủ sở hữu với công ty TNHH một thành viên | – Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
– Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn góp vốn |
Người đại diện theo pháp luật | 1 Người đại điện theo pháp luật | Có thể 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật |
Quyền Trách nhiệm quản lý công ty |
Nếu chủ sở hữu là cá nhân: – Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty – Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty – Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty – Quyết định dự án đầu tư phát triển – Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ – Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; – Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty – Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác – Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác – Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty – Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty – Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty – Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản – Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty
Nếu chủ sở hữu là tổ chức: – Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty – Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác – Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác – Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty – Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty – Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản – Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty |
Cấp ra quyết định cao nhất tại công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông bầu Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
– Cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát
– Hội đồng Quản trị bổ nhiệm thành viên của hội đồng hoặc một người khác làm đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của một công ty khác |
Nguồn tổng hợp: tuvanvietluat.com, ketoandongnama.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Top 10 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam 2019
>> Tổng hợp 30 công ty startup được đánh giá hàng đầu Đông Nam Á
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé!
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096