Tổng hợp 30 công ty startup được đánh giá hàng đầu Đông Nam Á – Đông Nam Á đang là thị trường trẻ trung và cực kỳ sôi động, thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư và các nhà sáng tạo. Hướng đi thành lập công ty startup dần mở ra một kỷ nguyên của những người trẻ năng động, muốn hiện thực hóa hoài bảo của mình. Sau đây là 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á bạn nên biết.
Đông Nam Á đang là thị trường thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư và các nhà sáng tạo. Từ năm 2016 đến năm 2017, các công ty startup nhận được nguồn tài trợ tăng vọt gấp 3 lần từ các nhà đầu tư, từ 2,52 tỷ USD lên 7,86 tỷ USD. Hiện tại những nhà sáng lập thông minh và đầy nhiệt huyết vẫn đang không ngừng tìm kiếm những cơ hội tốt và số tiền tài trợ kiếm được từ hàng triệu thậm chí đến hàng tỷ USD.
Năm 2015, Tech in Asia đã lập ra một danh sách 30 nhà sáng lập công nghệ hàng đầu Đông Nam Á, và danh sách này được cập nhật liên tục dựa trên những nghiên cứu, số liệu tài trợ từ đó đến năm 2018.
Một số nhà sáng lập trước đó vẫn còn nằm trong danh sách, nhưng một số cái tên mới xuất sắc hơn đã trỗi dậy gây ra nhiều cuộc “soán ngôi” được cập nhật liên tục. Người sáng lập chỉ được thừa nhận trong danh sách khi dự án hay công ty startup của họ hoạt động tích cực.
Còn vị trí của họ được đánh giá dựa trên các yếu tố: hồ sơ theo dõi của họ và dữ liệu công khai của công ty – tài trợ, doanh thu và định giá. Từ các số liệu đó, danh sách 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á này được chia thành ba nhóm dựa trên quy mô của công ty.
Những người mới bắt đầu
1/ Aaron Tan, công ty startup Carro, Singapore
Trước khi bắt đầu với Carro, Aaron Tan đã làm việc tại Singtel Innov8, một tổ chức quỹ đầu tư mạo hiểm. Anh có một niềm đam mê với bất động sản và xe hơi. Cuối cùng Aaron đã lựa chọn đi con đường khởi động dự án công ty startup liên quan đến xe hơi lấy tên là Carro.
Carro là một thị trường mua bán xe hơi đã qua sử dụng. Thay vì chỉ đơn giản là lên những danh sách các loại xe đang bán thì tại đây cung cấp luôn dịch vụ trọn gói bao gồm: việc chuyển nhượng, bảo đảm 2 bên và xử lý các giấy tờ hồ sơ phức tạp.
Carro cũng đã ra mắt dịch vụ tài chính của riêng mình cho người mua xe có tên Genie Financial Services. Có thể hiểu đơn giản là giúp bạn tìm được thỏa thuận tài chính tốt nhất cho chiếc xe của mình, có thể cung cấp tài chính để thanh toán tiền chiếc xe trước cho bạn.
Tình hình tài trợ gần đây nhất của công ty: Được Softbank Ventures Hàn Quốc và Insignia Ventures Partners đầu tư ở vòng cấp vốn tiếp theo là 60 triệu USD.
2/ Akshay Garg, công ty startup Kredivo, Indonesia
Garg đã bắt đầu với một loạt các công ty startup, bao gồm một nhà hàng Ấn Độ ở Côn Minh, Trung Quốc; công ty công nghệ quảng cáo kỹ thuật số Komli Media, tín dụng mạo hiểm và nền tảng cho vay tiêu dùng FinAccel. Ngoài ra, ông còn là một nhà nghiên cứu kinh tế và nhà tư vấn quản lý.
Bây giờ với Kredivo, Garg mở ra nhằm mục đích cung cấp một “thẻ tín dụng kỹ thuật số” như một trong những lựa chọn thanh toán trực tuyến để đáp ứng với tốc độ phát triển thẻ tín dụng chậm chạp ở hầu hết các thị trường Đông Nam Á. Có khoảng 200 hệ thống giao dịch sử dụng dịch vụ Kredivo này, bao gồm Bukalapak, Lazada, Shopee và Tokopedia.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Được Square Peg Capital đầu tư 30 triệu đô la Mỹ ở vòng cấp vốn tiếp theo.
3/ Andrew Khoo, Tessa Therapeutics, Singapore
Tessa Therapeutics là một công ty công nghệ sinh học giai đoạn lâm sàng nhằm điều trị bệnh ung thư. Đây không phải là một doanh nghiệp mới, nó đã được Andrew Khoo thành lập từ năm 2001, cùng với Malcolm Brenner và Francis Chua.
Công ty này chỉ là một trong số hàng chục công ty trên thế giới đang phát triển công nghệ mới hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một số công ty có cùng hướng phát triển như: Marker Therapeutics, Acepodia, và Kite Pharma….
Tiền tài trợ của Tessa Therapeutics sẽ được dùng vào các dự án thử nghiệm lâm sàng về các liệu pháp điều trị mới và mở rộng phạm vi có thể điều trị của bệnh ung thư.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: DPD Group tài trợ 50 triệu USD Mỹ.
4/ Ankiti Bose, Zilingo, Singapore
Zilingo là một thị trường buôn bán trực tuyến các sản phẩm làm đẹp, thời trang và về phong cách ăn mặc. Bose đã đưa ra ý tưởng này sau khi cô nhận thấy rằng các doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ ở Thái Lan không có sự xuất hiện của phương thức buôn bán trực tuyến. Cô đã bắt tay vào thành lập công ty startup dưới tên Zilingo – công ty chuyên buôn bán trực tuyến.
Có khoảng một triệu người dùng đang sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến này – hầu hết họ đều dưới 35 tuổi và truy cập Zilingo bằng điện thoại di động. Trung bình giá sản phẩm của Zilingo đưa ra tính đến năm 2017 là 42 đô la Mỹ. Hiện tại Zilingo đã có mặt tại 8 quốc gia ở Châu Á.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Sofina, Sequoia Capital India, đầu tư chính của Burda tài trợ 54 triệu đô la Mỹ.
5/ David Jou, công ty startup Pomelo Fashion, Thái Lan
Jou lần đầu tiên chứng tỏ khả năng kinh doanh của mình tại Amherst College ở Mỹ. Tại đây, anh bắt đầu công việc kinh doanh với một công ty vận chuyển và lưu trữ. Anh cũng đã từng thử sức với mảng mua và bán lại sách giáo khoa đã qua sử dụng trên eBay. Đó thực sự là một trong những trải nghiệm thương mại điện tử đầu tiên của anh. Sau một loạt những lần trải nghiệm nhiều mảng khác nhau, Jou cũng từng là người đồng sáng lập và quản lý Lazada Thái Lan.
Với nền tảng vững chắc sẵn có của mình, Jou đã thành lập nên Pomelo Fashion. Hiện Pomelo Fashion đã có mặt ở hơn 43 quốc gia trên thế giới, hoạt động trên quy mô cạnh tranh với các trang web mua sắm phổ biến lớn như ASOS và Zalora.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Ở vòng cấp vốn tiếp theo được Provident Capital Partners và JD.com tài trợ 19 triệu đô la Mỹ.
6/ Joseph Phua, công ty startup M17 Entertainment, Singapore
Sau khi kết thúc mối tình 8 năm không kết quả, Phua nhận thấy bản thân nói riêng và những người độc thân trưởng thành và gắn kết trong một mối quan hệ lâu dài nói chung sau khi chia tay khó tìm đươc một mối quan hệ mới. Dựa trên mong muốn mọi người có thể dễ dàng làm quen với nhau, Phua tạo ra ứng dụng Paktor, một ứng dụng hẹn hò thông minh nhằm kết nối những người độc thân ở Đông Nam Á và Đài Loan.
Paktor sử dụng một thuật toán double-blind matching để chỉ những bên yêu thích lẫn nhau mới được giới thiệu, làm quen với nhau. Paktor đã được nhận định là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Tinder trong khu vực.
Vào tháng 4 năm 2017, Paktor sáp nhập với công ty startup Đài Loan, 17 Media để lập thành một công ty giải trí xã hội dưới tên M17, kiếm tiền chủ yếu thông qua hình thức phát sóng trực tiếp (livestreaming).
M17 đã lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào tháng 5 năm 2018, nhưng đã thua lỗ 115 triệu đô la Mỹ, số cổ phiếu chỉ còn một nửa giá. Sau đó M17 đã loại bỏ những cổ phiếu của mình và trở lại là một công ty tư nhân.
7/ Kelvin Teo, quỹ Funding Societies, Singapore
Giống như một vài người sáng lập khác trong danh sách này, Teo đã thành lập hiệp hội Funding Societies trong khi theo đuổi bằng MBA tại Trường Đại học Harvard. Anh và người đồng sáng lập của mình, Reynold Wijaya đã thành lập Funding Societies này nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ vốn để kinh doanh.
Những người vay vốn ở Singapore và Malaysia có thể vay hàng trăm ngàn đô la thông qua các hội tài trợ trong thời gian từ ba tháng đến hai năm. Công ty cũng hoạt động ở Indonesia với tên gọi Modalku, nghĩa là “dòng vốn của tôi” trong tiếng Bahasa Indonesia.
Hiệp hội tài trợ được cho là đã duy trì được tỷ lệ vỡ nợ thấp là 1,3% trên tất cả các khoản vay của nó và tỷ lệ trả nợ đúng hạn là 85%. Tính đến này, Hiệp hội tài trợ đã cung cấp hơn 150 triệu đô la Mỹ cho các khoản vay. Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay vốn bao gồm: Fundaztic của Malaysia và Validus, MoolahSense và Capital Match của Singapore.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Softbank Ventures Hàn Quốc tài trợ 25 triệu đô la Mỹ.
8/ Krishnan Rajagopalan, công ty startup Hooq, Singapore
Rajagopalan có chuyên môn truyền thông và truyền hình kỹ thuật số mạnh mẽ, ông từng giữ vai trò cấp cao tại tập đoàn viễn thông Singapore (Singtel) và Hiệp hội Ảnh động của Mỹ trước khi đồng sáng lập Hooq vào năm 2015.
Hooq là một trong số các dịch vụ trực tuyến đang thống trị ở thị trường Đông Nam Á, và là đối thử đáng gồm của Iflix và Netflix. Công ty có nhiều quan hệ tốt đẹp với các xưởng sản xuất phim lớn trong khu vực lẫn toàn cầu, chẳng hạn như Warner Brothers, Sony Pictures và Singtel.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 25 triệu đô la Mỹ có liên quan đến Warner Brothers, Sony Pictures và Singtel.
9/ Lai Chang Wen, công ty startup Ninja Logistics (Ninja Van), Singapore
Trước khi thành lập Ninja Van, Lai có rất ít kiến thức về mảng logistics, nhưng có rất nhiều kinh nghiệm về mảng thương mại điện tử.
(Logistics là mảng hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.)
Với vốn hiểu biết của anh với thương hiệu quần áo nam Marcella đã khiến anh thấy các dịch vụ logistics hiện có ở Đông Nam Á không được trang bị tốt để xử lý những mảng về thương mại điện tử. Và cũng giống như bao câu chuyện khởi nghiệp khác, Lai đã cố gắng hiện thực hóa ước mơ của mình.
Lai thành lập Ninja Van trong năm 2014 chuyên giải quyết những khâu cuối cùng của phần logistics thông qua nền tảng công nghệ. Hiên nay, Ninja Van hoạt động ở Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan. Ninja Van làm việc với khách hàng của mình ở các phân khúc như: thị trường thời trang trực tuyến Zalora, cửa hàng trực tuyến Shopee, và nhãn hiệu thời trang Singapore Love Bonito và MDS.
Năm 2016, Ninja Van đã đạt doanh thu 9,1 triệu USD so với mức thua lỗ là 8,7 triệu USD. Chuỗi dịch vụ của Ninja Van trong vòng hai năm sau đó đã trở thành một trong chuỗi những chuỗi dịch vụ lớn nhất trong lịch sử của khu vực.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 85 triệu USD Mỹ do Tập đoàn DPD tài trợ.
10/ Markus Gnirck, Tập đoàn Tryb, Singapore
Tập đoàn Tryb chuyên thu mua lại, phát triển và điều hành cơ sở hạ tầng tài chính cho các công ty cung cấp tín dụng vi mô, tài chính SME và tài chính thương mại.
Những ai theo dõi sát ngành tài chính trong mấy năm trở lại đây thì chắc hẳng không quá xa lạ gì với thuật ngữ Fintech (financial technology: Công nghệ trong tài chính), Gnirck trước đây là người đồng sáng lập startup bootcamp FinTech, có chương trình tăng tốc khởi động ở London, New York và Singapore.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 30 triệu USD vốn cổ phần tư nhân do Makara Capital nắm giữ.
11/ Pranoti Nagarkar, công ty startup Zimplistic, Singapore
Dưới đây là một sản phẩm độc đáo trong danh sách: Rotimatic, một robot nhà bếp làm bánh mì lát. Robot này là dự án sáng tạo của Zimplistic. Theo như ước tính đã có ít nhất 23 triệu chiếc bánh mỳ roti đã được làm ra bằng Rotimatic tính đến tháng 7 năm 2018.
Zimplistic được thành lập bởi Pranoti Nagarkar và chồng của cô là Rishi Israni, cả hai là đồng CEO của công ty. Pranoti Nagarkar đã nhận được tám bằng sáng chế cho Zimplistic và trước đó cô đã từng dẫn đầu một dự án tạo ra máy hút bụi robot. Chồng cô có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh với tư cách là người sáng lập và CTO về bảo mật di động tenCube, được thành lập bởi của 99.co.
Zimplistic đã công bố doanh thu 20 triệu đô la Mỹ trong năm đầu tiên bán hàng. Hiện tại Zimplistic đang có kế hoạch mở rộng thị trường sang Úc, Canada, Trung Đông, New Zealand và Vương quốc Anh.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 30 triệu đô la Mỹ do EDBI và Credence Partnersr tài trợ.
12/ Shaun di Gregorio, công ty startup Frontier Digital Ventures, Malaysia
Di Gregorio có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng trang web, là giám đốc của iCar Asia và là đồng thời là cựu Giám đốc điều hành của Tập đoàn iProperty. Ông thành lập nhà phát triển kinh doanh quảng cáo phân loại Frontier Digital Ventures (FDV) vào năm 2014, cùng với Luke Elliott và Patrick Grove – bộ đôi đứng sau iCar Asia. Grove cũng là người đồng sáng lập iProperty.com.
Trong năm 2016, Di Gregorio đã cho ra mắt cổ phiếu FDV lần đầu trước công chúng trên sàn giao dịch Úc, tăng 21 triệu USD. Công ty đã mở rộng danh mục đầu tư của mình đến 15 trang web tại các thị trường biên giới. Chúng bao gồm bất động sản và ô tô cũng như các trang web rao vặt chung ở Myanmar, Pakistan, Philippines và Trung Mỹ.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 10,9 triệu đô la Mỹ nhờ vào số cổ phiếu vốn của chủ sở hữu.
13/ Trần Ngọc Thái Sơn, Tiki, Việt Nam
Tiki là một nền tảng thương mại điện tử với hơn 300.000 sản phẩm được phân thành 12 loại. Tiki tuyên bố có tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất trong số tất cả các công ty thương mại điện tử tại Việt Nam, và hiện nay lợi nhuận công ty đã tăng trưởng ở mức ba chữ số trong sáu năm liên tiếp.
Tiki đã thu hút sự quan tâm của JD.com e-tailer đến từ Trung Quốc, để tham gia vào chuỗi dịch vụ của công ty. Tiki hiện đang có kế hoạch tăng quỹ tài trợ về phần tài chính để phát triển thêm các dịch vụ mới và các ứng dụng mua bán trên di động.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Được SparkLabs Ventures và JD.com đầu tư với con số không được tiết lộ.
Mời các bạn tiếp tục đón đọc danh sách 30 công ty startup hàng đầu tại Đông Nam Á trong thời gian sớm nhất.
Công ty startup được các chủ doanh nghiệp thành lập
1/ Darius Cheung, công ty startup 99.co, Singapore
Cheung là một trong những người đi đầu trong làn sóng các công ty startup tại Singapore. Sau khi sang nhượng công ty phát triển các chương trình chống virus trên di động có tên tenCube của mình với giá hàng triệu đô la, anh trở thành cố vấn cho những công ty startup tại Singapore (bao gồm cả một số người trong danh sách này). Anh hiện đang điều hành 99.21, một trang tìm kiếm thông tin bất động sản. Trang thông tin này nhận sự ủng hộ của Sequoia Capital và đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: được Sequoia India và đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin tài trợ 7,9 triệu đôla trong vòng cấp vốn đầu tiên.
2/ Joel Bar-El, công ty startup Trax, Singapore
Trax được thành lập vào năm 2010 bởi Joel Bar-El và Dror Feldheim. Trax cung cấp công nghệ nhận dạng hình ảnh cho các doanh nghiệp bán lẻ và các công ty trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh như Coca-Cola, Nestle và Heineken. Hiện Trax đã có mặt tại ít nhất 45 thị trường trên toàn cầu.
Trụ sở chính Trax đặt tại Singapore thì trung tâm phát triển của công ty được đặt tại Tel Aviv. Hiện công ty có giá trị gần 1 tỷ đô la Mỹ, Trax lên kế hoạch cho lên sàn giao dịch chứng khoáng ở New York trong năm 2020.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: được Boyu Capital tài trợ 125 triệu đô la Mỹ.
3/ Lawrence Wu, công ty startup Sunseap, Singapore
Năm 2011, Wu đồng sáng lập hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời và năng lượng sạch có tên Sunseap với Frank Phuan. Kể từ đó, họ đã mở rộng hoạt động sang các nước khác như Úc, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Công ty đặt mục tiêu cung cấp nguồn năng lượng bền vững với giá cả phải chăng. Các sản phẩm của họ trải rộng từ những tấm pin lắp đặt trên mái nhà đến các hệ thống quang điện nổi trên nước. Một trong những giao dịch đáng chú ý nhất của Sunseap là họ đã cung cấp năng lượng sạch cho toàn bộ các hoạt động của Apple tại Singapore.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 75 triệu đôla Mỹ được tài trợ cho vòng cấp vốn tiếp theo bởi Banpu.
4/ Lê Hồng Minh, công ty VNG, Việt Nam
Trước đây Minh là một chủ ngân hàng đầu tư, sau một khoảng thời gian dài làm việc anh đã quyết định chuyển hướng đi sự nghiệp của mình sang các loại hình trò chơi trực tuyến. Minh đã thành lập một doanh nghiệp đầy sắc màu game rực rỡ. Anh hiện là nhà lãnh đạo đằng sau một trong những công ty internet lớn nhất của Việt Nam. VNG tập trung vào mảng trò chơi và những nền tảng trực tuyến, ứng dụng trò chuyện và thanh toán.
VNG đã phát triển nhanh chóng kể từ khi nó bắt đầu bước vào hoạt động năm 2004. Trong năm 2017, công ty đã đạt doanh thu kỷ lục 186,3 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận 41 triệu đô la Mỹ, theo Thời báo Hà Nội.
5/ Malcolm Rodrigues, công ty startup MyRepublic, Singapore
Rodrigues, cựu giám đốc điều hành StarHub, ban đầu ông có kế hoạch cạnh tranh với các sếp cũ của mình trong cuộc đua trở thành công ty viễn thông lớn thứ tư của Singapore. Mặc dù ông đã nỗ lực nhưng Rodrigues vẫn để thua TPG trong cuộc chiến này.
Cuối cùng, ông quyết định đổi hướng đi cho công ty bằng cách trở thành một nhà điều hành nhà mạng và vẫn dựa trên cơ sở hạ tầng của StarHub. Rodrigues có kế hoạch sẽ mang dịch vụ điện thoại di động đến thị trường châu Á – Thái Bình Dương. MyRepublic lên cung cấp kế hoạch phát triển internet dành riêng cho các game thủ và là người đầu tiên của Singapore đem đến cho người dân nước này gói cước có băng thông 1 Gbps dành cho người tiêu dùng thay vì chỉ cho các doanh nghiệp.
MyRepublic hiện đang hoạt động tại Singapore, Indonesia, Úc và New Zealand. Công ty đang lên kế hoạch ở Hồng Kông để tài trợ cho việc mở rộng.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 60 triệu đô la được tài trợ ở giai đoạn cuối của vòng trợ cấp do Kamet Capital Partners và CLSA Capital Partners tài trợ.
6/ Paul Srivorakul, công ty aCommerce, Thái Lan
Srivorakul thành lập Ensogo và một công ty startup mảng phương tiện truyền thông có tên Admax trước khi thành lập công ty startup về mảng thương mại điện tử có tên aCommerce. Ông cũng là một nhà đầu tư thông qua Ardent Capital.
aCommerce dưới danh nghĩa là công ty dịch vụ hậu cần và tiếp thị thương mại điện tử cho các công ty như Samsung, L’Oreal và Nestle ở Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Có vẻ như aCommerce ấp ủ một kế hoạch gì đó, doanh số bán hàng B2B (chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, thông thường là mô hình kinh doanh thương mại điện tử và các giao dịch diễn ra chủ yếu trên các kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch điện tử, một số giao dịch phức tạp hơn cũng có thể diễn ra bên ngoài thực tế, từ lập hợp đồng, báo giá cho đến mua bán sản phẩm) hiện chiếm ít nhất 30% doanh thu của công ty. Thương mại điện tử cũng đang lên kế hoạch mở rộng sang Việt Nam và Malaysia.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Emerald Media tài trợ vòng vốn tiếp theo là 65 triệu đô la Mỹ .
7/ Quek Siu Rui, công ty Carousell, Singapore
Carousell hiện đang dẫn đầu trong thị trường C2C (hình thức kinh doanh sản phẩm và dịch vụ giữa các cá nhân), hiện tại đã hoạt động ở một số nước Đông Nam Á cũng như ở Đài Loan, Hồng Kông, Úc và Mỹ. Hai người khác trong số 3 đồng sáng lập Carousell là Marcus Tan và Lucas Ngoo.
Tính đến tháng 5 năm 2018, hơn 50 triệu mặt hàng đã được bán trên nền tảng này. Nó đã lưu trữ hơn 144 triệu danh sách loại mặt hàng. Trong năm 2016, Carousell đã mua lại Caarly, một nền tảng buôn bán của Singapore chuyên mảng những chiếc xe đã qua sử dụng và sau đó tung ra ứng dụng Carousell Motors.
Như vậy, Carousell cạnh tranh với tất cả các trang web thương mại điện tử và nền tảng người dùng xe hơi ở Đông Nam Á. Một trong những đối thủ của Carousell là Shopee, mà tuyên bố có gần 10 triệu sản phẩm được liệt kê trên trang web của nó hơn là Carousell. Mảng buôn bán các xe đã qua sử dụng đang ngày càng đông đúc với sự góp mặt của những nền tảng khác như iCar Asia, Carro và Carmudi.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Ở vòng cấp vốn tiếp theo Carousell được Rakuten Capital và EDBI tài trợ 85 triệu đôla Mỹ.
8/ Robin Khuda, công ty startup AirTrunk, Singapore và Úc
Các trung tâm dữ liệu rất cần thiết cho các dịch vụ đám mây công cộng, nhưng chúng đang phải vật lộn từng ngày để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng về điện toán từ những người như sử dụng Google và Amazon. Người sáng lập và Giám đốc điều hành AirTrunk – Robin Khuda – nghĩ rằng ông có thể giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng các trung tâm dữ liệu siêu cao, sử dụng kiến trúc máy tính để dễ dàng mở rộng hơn.
Trong năm 2017, các nhà đầu tư đã thể hiện niềm tin vào chiến lược này của Khuda. Khuda trở thành công ty nhận được nguồn tài trợ lớn thứ ba ở Singapore trong năm 2017. Ngoài Singapore, AirTrunk còn có một trung tâm dữ liệu ở Sydney và Melbourne.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Cấp vốn ở vòng cuối 313 triệu đô la Mỹ do Goldman Sachs và TPG Capital tài trợ.
9/ Samuel Lim, công ty startup Reebonz, Singapore
Lim bắt đầu với công ty startup đầu tiên của mình là Reebonz, một trang web nơi mọi người có thể mua các mặt hàng xa xỉ mới và hưởng mức giá chiết khấu thu hút nếu nhanh chóng. Theo báo cáo tài chính của Reebonz, công ty đã kiếm được 132 triệu USD doanh thu và 14 triệu USD lợi nhuận trong năm 2016.
10/ Shashank Dixit, Deskera, Singapore
Dixit không thể chọn thời điểm khó khăn hơn để khởi động một công ty startup vào năm 2008, năm của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, anh phải đến từng nhà để giới thiệu sản phẩm của mình, có lúc anh phải ngủ tại sân bay để tiết kiệm chi phí khách sạn.
Giờ đây, có hơn 3.000 doanh nghiệp sử dụng phần mềm Deskera, một phần mềm lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp dựa trên nền tảng đám mây, bao gồm cả hệ thống Starbucks và Sushi Tei ở Singapore. Doanh thu hàng năm tăng từ 5 triệu đô la Mỹ vào năm 2013 lên 42 triệu đô la Mỹ vào năm 2016.
Deskera cũng đã mở văn phòng ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Mỹ. Công ty đang mở rộng diện tích ở Ấn Độ, nơi có thị trường tiềm năng là 51 triệu SME.
Deskera hiện đang nhắm đến sẽ đưa Deskera lên sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới.
Mời các bạn đón xem phần 3 danh sách 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á trong thời gian sớm nhất.
“Những gã khổng lồ”
11/ Anthony Tan, công ty startup Grab, Singapore
Công ty của gia đình Anthony Tan chính là Tan Chong Motors, một tập đoàn đa quốc gia trong ngành lắp ráp, sản xuất, phân phối, buôn bán xe hơi có trụ sở tại Malaysia. Tuy vậy, Anthony vẫn muốn đi trên con đường riêng của mình dựa trên dự án mình từng ấp ủ khi còn là sinh viên ngành kinh doanh tại Harvard. Ông cùng Tan Hooi Ling, cũng là một cựu sinh viên của đại học Harvard đã bắt tay phát hành một ứng dụng mang tên MyTeksi ở Malaysia. Tại Singapore ứng dụng này được biết đến dưới tên GrabTaxi.
Hiện tại, ứng dụng book xe GrabTaxi được 39 triệu hành khách tin dùng trên 8 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính, cứ trung bình một ngày có khoảng 4 triệu lượt khách hàng sử dụng ứng dụng đặt xe để di chuyển.
Sau này Anthony Tan đã chuyển hướng đi của GrabTaxi, ông bỏ đi từ “Taxi” để vạch định rõ ràng hướng đi sau này của công ty. Grab dần trở nên đa dạng loại hình phục vụ hành khách hơn như đi chia sẻ chuyến đi, mở rộng ra các phương tiện khá như xe đạp, motor rồi cả các loại hình khác như giao thức ăn và chuyển phát nhanh.
Một điều quan trọng là Anthony đã thể hiện được tham vọng biến ứng dụng này thành một “siêu ứng dụng thường ngày” của Đông Nam Á. Grab đã mở rộng phạm vi thanh toán ứng dụng bằng Grab Pay vào ví điện tử Đông Nam Á. Hiện tại doanh thu hàng năm Grab thu vào đã vượt ngưỡng 1 tỷ đôla.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Được đầu tư cho 1 tỷ đôla trong vòng cấp vốn đầu tiên của Toyota.
12/ Ferry Unardi, công ty startup Traveloka, Indonesia
Unardi không phải là sinh viên duy nhất của trường đại học kinh doanh Harvard trong danh sách này. Tuy nhiên anh khác với họ đó là anh đã không tốt nghiệp.
Ý tưởng thành lập Traveloka bắt nguồn từ sự việc Unardi gặp khó khăn khi đặt vé máy bay đến Indonesia vào học kì đầu tiên của chương trình MBA. Anh quyết định hợp tác với Derianto Kusuma và Albert Zhang là những người cùng chung mục tiêu như anh. Họ là những học viên Công nghệ thông tin có kinh nghiệm ở Mỹ. Cuối cùng công ty startup Traveloka đã được thành lập vào năm 2012.
Traveloka cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn trực tuyến, Traveloka chiếm hơn 80% thị phần chuyến bay tại Indonesia. Tại thị trường Indonesia, đối thủ chính của Traveloka chính là một ứng dụng có chức năng cung cấp những dịch vụ tương tự đến từ Indonesia là Tiket, bên cạnh đó là các đối thủ ngoại quốc như như Agoda, Booking.com, Trivago và SkyScanner.
Năm 2017, ứng dụng du lịch khác có trụ sở tại Mỹ là Expedia đầu tư mạnh vào Traveloka, và việc này dẫn đến nhiều thông tin cho rằng giá trị của Traveloka tăng lên đến 1 tỷ đôla, thậm chí có nguồn tin cho rằng con số đó phải là gấp đôi. Nó cũng là một bước đệm cho Unardi đưa Traveloka có mặt khắp Đông Nam Á.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: Traveloka nhận được 350 triệu đô la Mỹ vào vòng cấp vốn cuối cùng do Expedia tài trợ.
13/ Forrest Li, công ty startup Sea Limited, Singapore
Sinh ra ở Thiên Tân, Trung Quốc, Forrest Li đã từng làm việc cho MTV Networks, Motorola, và theo học MBA tại Đại học Stanford. Ông xem Steve Jobs như nguồn cảm hứng cho con đường lập nghiệp của mình (ông đã từng có mặt trong bài phát biểu khởi đầu nổi tiếng của người đồng sáng lập Apple). Li được nhiều người biết đến với tư cách là người thiết rập ra Garena – nền tảng cung cấp internet và sản xuất game.
Garena là một trong những nhà xuất bản trò chơi hàng đầu trong khu vực và sau đó được đổi tên thành Sea vào năm 2017. Giờ đây Garena cũng sở hữu cả ứng dụng thương mại điện tử Shopee và ứng dụng ví điện tử AirPay.
Sea đã kiếm được 155 triệu đô la Mỹ trong quý 1/2018. Trong đó một phần đóng góp không nhỏ nhờ vào doanh thu của “chú sư tử” Garena. Trong sàn giao dịch chứng khoáng tháng 10 năm 2017, công ty có giá trị cổ phiếu 4,9 tỷ đô la Mỹ và tăng thêm 884 triệu đô la Mỹ.
14/ Nadiem Makarim, công ty startup Go-Jek, Indonesia
Go-Jek được coi là một trong những công ty startup phát triển với tốc độ chóng mặt và là một “Unicorn” đầu tiên của Indonesia. “Unicorn startup” là thuật ngữ để ám chỉ những công ty startup xuất sắc có giá trị trên 1 tỷ đôla. Nadiem bắt đầu hoạt động vào năm 2010 với một trung tâm điều phối xe chỉ có vỏn vẹn 20 tài xế xe máy.
Phạm vi dịch vụ của công ty startup bây giờ bao gồm ví điện tử Go-Pay, giao hàng thực phẩm và thuốc, mua sắm thực phẩm dựa trên ứng dụng, dịch vụ chuyển phát theo yêu cầu và đặt dịch vụ mát-xa và làm sạch nhà cửa. Nhưng đó vẫn chưa phải là danh sách đầy đủ các dịch vụ của Go-Jek.
Với các dịch vụ và sản phẩm đa dạng, Go-Jek được xem là đang theo đuổi con đường “siêu ứng dụng”. Giống như đối thủ và cũng là cựu bạn học cùng lớp, Anthony Tan của Grab, Nadiem đã đặt tầm nhìn của mình vào khu vực Đông Nam Á, một thị trường màu mỡ đầy tiềm năng để khai thác. Vào tháng 5 năm 2018, Go-Jek chính thức tuyên bố dự định chĩa mũi đầu tư vào các thị trường Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – và sẽ chi 500 triệu đôla để thực hiện khát vọng đó.
Hiện tại, các nhà đầu tư quốc tế của Go-Jek đã bao gồm những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ là Google và Tencent.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 1,5 tỷ đôla cho vòng cấp vốn cuối cùng do Tencent tài trợ.
15/ Patrick Grove, công ty startup Iflix, Malaysia
Một cách ngắn gọn để mô tả Iflix chính là Netflix của Đông Nam Á. Người đồng sáng lập ra nó, Patrick Grove vẫn luôn nói rằng ông không muốn so sánh công ty mình với các “ông lớn” Mỹ. Quang điểm của Grove không phải là nói suông, mọi người có thể theo dõi hồ sơ của ông và sẽ bất ngờ với danh sách những cái tên được Grove bắt đầu gồm Catcha Group, iProperty, Rev Asia, và iCar Asia.
Trong năm 2006, sau thời gian cố gắng không ngừng nghỉ để vận hành ổn định Catcha khi bong bóng thị trường dotcom (ý nói những trang web các công ty trên mạng lưới toàn cầu với tên miền là .com bị đầu cơ rồi bán ra giá cao) xảy ra, ông bắt đầu phát triển IProperty Group. Chỉ trong vòng một năm, cổng thông tin bất động sản đã cho lên sàn chứng khoán lần đầu ra mắt công chúng tại thị trường chứng khoán Úc. Sau đó, ông đã bán công ty cho Tập đoàn REA của Rupert Murdoch với giá 534 triệu đô la Mỹ.
Kể từ đó, Grove đã nhắm đến một sự ra mắt thương mại lớn hơn, quy mô hơn nữa – một đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng khổng lồ cho Iflix ở Mỹ. Tuy nhiên, công ty Malaysia phải đối mặt với Netflix và Hooq, cũng như dịch vụ video sắp tới của Disney. Iflix đã thực hiện các dịch vụ video theo yêu cầu ở 25 quốc gia trên khắp Châu Á và Châu Phi, với lập trình bằng 14 ngôn ngữ.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 133 triệu đôla cho vòng gọi vốn quy mô lớn do Hearst Communications tài trợ.
16/ Tan Min-Liang, Công ty startup Razer, Singapore
Razer, nghe quen chứ? Với những ai là gamer thì không lầm đâu, đây chính là người đứng sau những phụ kiện chơi game (chuột vi tính, bàn phím, tai nghe nhạc,…) của Razer lừng danh. Tan Min-Liang từng làm công việc luật sư cho Tòa án Tối cao Singapore trước khi tạo ra con chuột chơi game Razer Boomslang vào năm 1999. Anh và người đồng sáng lập Robert Krakoff đã nắm được toàn bộ quyền hạn đối với thương hiệu Razer 6 năm sau đó.
Vào năm 2017, Tan đã dẫn Razer lên sàn phát hành cổ phiếu lần đầu trước công chúng, điều này đã giúp Tan trở thành tỷ phú trẻ tự lập vào thời điểm đó. Công ty đã huy động được 500 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu đó với mức định giá 4,4 tỷ USD.
Hiện tại, Razer cung cấp giao diện người dùng và máy tính xách tay chơi game, cũng như giao diện trò chuyện VoIP cho các game thủ. Tháng 7/2018, Razer cũng tung ra một ứng dụng ví tiền kỹ thuật số, Razer Pay, tại Malaysia.
17/ William Tanuwijaya, công ty startup Tokopedia, Indonesia
Tanuwijaya đồng sáng lập thị trường trực tuyến Tokopedia vào năm 2009 và hiện là Giám đốc điều hành của Tokopedia. Trong những ngày đầu đưa công ty vào hoạt động, ông và đối tác của ông, Leontinus Alpha Edison, đã phải chật vật vận động gây quỹ cho công ty startup của mình trong một môi trường đầy hoài nghi về sự thành công tiềm năng của một doanh nghiệp internet địa phương.
Giống như Lazada, Tokopedia được hỗ trợ bởi Alibaba công nghệ cao của Trung Quốc và là một trong những nền tảng thương mại điện tử mạnh nhất ở Indonesia.
Tương tự như Alipay của Alibaba, Tokopedia có ví thanh toán trực tuyến riêng của mình, TokoCash. Nền tảng này sẽ phải cạnh tranh với những người chơi công nghệ thanh toán trực truyến khác đang nhắm mục tiêu những người mua sắm trực tuyến ở Indonesia, chẳng hạn như Akulaku và FinAccel, cung cấp tín dụng, và tất nhiên không thể không nhắc đến Go-Jek. Trình phát thương mại điện tử Bukalapak cũng có nền tảng thanh toán điện tử của riêng mình có tên BukaReksa.
Giai đoạn tài trợ mới nhất: 1,1 tỷ ở vòng vay vốn quy mô lớn dẫn đầu tài trợ bởi Alibaba.
Nguồn tham khảo: techinasia