Social Commerce (SC) chiếm 40% tổng thị trường e-commerce. Đây là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của mua sắm truyền thống và thương mại điện tử. Đến năm 2020 hình thức này đã cực kỳ phổ biến ở Việt Nam “perfect combination between offline and online”.
Bài viết dưới đây ATP Software cập nhật cho bạn 5 xu hướng ứng dụng Social Commerce hiện nay. Hãy cùng theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Facebook & Messenger
Việc sử dụng Facebook và Messenger như là một kênh bán hàng đang ngày càng phổ biến. Nếu bạn là SMEs đừng bao giờ bỏ qua kênh này bởi nó giúp bạn tăng doanh số đáng kể.
Hơn thế, Facebook vừa mới ra mắt tính năng cho phép theo dõi và bạn có thể tính chuyển đổi đơn hàng trực tiếp qua tin nhắn. Bạn hãy tận dụng điểm này để cải thiện kênh bán hàng hiệu quả.
Cá nhân hóa việc Marketing & khuyến mãi
Bạn hỗ trợ tối đa việc phân chia nhóm khách hàng. Đó có thể là:
- Khách hàng tiềm năng.
- Khách hàng mới mua hàng.
- Khách hàng mua lại.
- Khách có khả năng rời bỏ thương hiệu.
- Khách hàng VIP.
Mỗi nhóm khách hàng trên chúng ta sẽ có chiến lược khuyến mãi hay upsell khác nhau. Đây là điểm quan trọng để phát triển Business của bạn. Vì vậy hãy dành thời gian tìm hiểu xu hướng thứ 2 này nhé!
Real time marketing tăng tương tác
Chiến dịch của bạn sẽ được triển khai thời gian động. Nghĩa là chỉ cần vừa có sự kiện thì chiến dịch liên quan tới sự kiện đó sẽ xuất hiện đến người dùng. Việc này được thiết kế sẵn dựa trên dữ liệu khách hàng.
Đây cũng là hình thức remarketing giúp nhà quảng cáo dễ dàng tiếp cận và kích thích tâm trí khách hàng một cách đơn giản.
Chuyển đổi khách Online-Offline
Chuyển đổi khách hàng Online sang Offline được hiểu đơn giản là khách hàng tiếp cận với dịch vụ của bạn bằng hình thức online và chúng ta kích thích để họ đến tận cửa hàng của mình.
Lấy ví dụ như bạn quảng cáo Messenger Ads, sử dụng Messenger Chatbot. Một khách hàng nhìn thấy quảng cáo và click vào nó, họ nhận được code khuyến mãi. Sau đó, họ sẽ dùng mã này để đến trực tiếp tại cửa hàng offline. Dựa vào đây bạn sẽ có các chiến lược phù hợp để bán hàng cho họ sao cho hiệu quả nhất.
Data-driven Marketing
Data Driven Marketing (Marketing theo hệ thống dữ liệu) là việc tận dụng dữ liệu để tối ưu hóa quảng bá thương hiệu. Những dữ liệu về thu nhập, hành vi, mong muốn, hoàn cảnh,… của khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Hình thức Social Commerce này giúp bạn có thể kiểm soát được thông tin khách hàng. Theo đó, ta sẽ tận dụng nó một cách cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể phân tích và quyết định chính xác dựa trên data từng nhóm khách hàng. Thực tế cho thấy có 4 giai đoạn trong hành trình của khách hàng và Social Commerce đều hiện diện trong từng giai đoạn trải nghiệm sản phẩm. Các giai đoạn bao gồm: Khám phá – Cân nhắc – Mua hàng – Hậu mãi.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết bạn cũng nắm được 5 xu hướng ứng dụng Social Commerce phổ biến hiện nay. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn bất kỳ thắc mắc nào. Theo dõi ATP Software thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn bạn nhé!