Chúng ta vẫn thường hay thắc mắc tại sao các cửa hàng tiện lợi luôn mở cửa thâu đêm suốt sáng, mặc dù nếu ngẫm ra thì lượng khách sau quá nửa đêm sẽ không nhiều, nhưng bù lại chi phí điều hòa, hệ thống điện, chi phí nhân viên, bảo vệ… thì chỉ thấy lỗ hơn lời! Điều này đã quá rõ ràng, vậy tại sao vẫn hàng loạt các cửa hàng tiện lợi được mở ra và độ bao phủ ngày càng dày đặc, điều gì đã khiến cho chúng có thể “sinh sôi nảy nở”? Hãy cùng ATP Software theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân nhé!
Phân tích phân khúc khách hàng mục tiêu của chuỗi cửa hàng tiện lợi
Chi phí mở cửa suốt đêm không quá cao, nhưng cũng không phải là nhỏ. Ví dụ chi phí chạy điều hòa, hệ thống đèn, chi phí nhân viên… đều sẽ cao hơn những cửa hàng đóng cửa từ nửa đêm tới sáng. Những nhân viên bán hàng, bốc xếp hàng và bảo vệ làm ca đêm đều nhận tiền phụ trội.
Trong trường hợp này, chi phí gần như chắc chắn cao hơn lợi nhuận thu được từ việc bán hàng trong vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi vào ban đêm, vậy thì tại sao các cửa hàng vẫn mở cửa đến sáng?
Những yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi mua hàng tạp hóa của khách hàng gồm: giá cả, sự phong phú của hàng hóa, địa điểm và thời gian. Đa số khách hàng chọn cửa hàng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ và chủ yếu chỉ mua hàng ở đó. Một khi bạn đã thuộc cách sắp xếp trong một cửa hàng quen, tại sao lại phải tốn thời gian tìm từng món hàng ở cửa hiệu khác nữa? Vì thế các cửa hàng luôn nỗ lực để trở thành lựa chọn đầu tiên của càng nhiều khách hàng càng tốt.
Tuy nhiên, Cirlce K hay Shop&Go luôn có điểm khác biệt đó chính là họ bán những đồ ăn nhanh và tươi, lại có bàn ghế, điều hòa mát lạnh, không gian bày trí đẹp mắt, wifi khỏe… Điều này cũng thể hiện rõ phân khúc khách hàng mục tiêu của họ là những người trẻ, thích mua sắm tiện lợi, những bạn học sinh – sinh viên,…thay vì những bà mẹ, những người vợ,…chú trọng nhiều tới vấn đề giá và chủng loại hàng hóa như các siêu thị “X mart” khác.
Nếu để ý bạn sẽ thấy khoảng thời gian 23h đến 1h sáng. Circle K, Mini Mart hay B’s Mart,..vẫn đông người mà hầu hết là các bạn sinh viên đến đây mua nước, mì tôm,…và ngồi tán phét trong quán đến tận nửa đêm. Chị Linh (nhân viên tại một cửa hàng tiện lợi trên phố Phan Bội Châu – Hà Nội) cho biết, đối với những cửa hàng 24/24h này, khách chủ yếu tập trung mua sắm từ khoảng thời gian 3h chiều cho đến 1h sáng hôm sau. “Buổi tối, cao điểm nhất là từ 11h đêm đến 1h sáng. Nếu là vào ngày cuối tuần, thường là thứ 6, thứ 7, khách đông đến tận 3-4h sáng”, chị Linh nói.
Vào ban ngày, hầu hết các cửa hàng Circle K đều đông khách và kín chỗ ngồi do các bạn học sinh cấp 3 ghé vào mua đồ ăn, thức uống, ngồi chơi hoặc ngồi học nhóm rất lâu tại đây. Một số bạn sinh viên cũng có thói quen “cắm chốt” tại Circle K để làm việc hoặc làm bài tập lớn vì không gian ở đây thoáng đãng và có wifi khá ổn.
Mở cửa cửa hàng tiện lợi 24/7 vì lợi ích đối với khách hàng và cả doanh nghiệp
Giá cả, chủng loại hàng hóa, địa điểm và thời gian mở cửa là những yếu tố quyết định mua hàng của người dùng. Bất cứ cửa hàng nào đáp ứng tốt những yêu cầu trên sẽ đạt được sự hài lòng và trung thành tuyệt đối của khách hàng. Một số khách hàng ngại thay đổi thói quen mua hàng tại một địa điểm cụ thể do họ đã ghi nhớ vị trí của các quầy hàng tại cửa hàng họ hay mua, họ không muốn mất thời gian tìm hàng nữa. Do đó các cửa hàng phải luôn nỗ lực để có được lượng khách hàng trung thành nhiều nhất.
Cuộc sống hiện đại và vội vã khiến cho những giá trị như địa điểm và sự tiện lợi đánh bật các yếu tố truyền thống trước kia như giá cả và chủng loại sản phẩm. Người dùng sẵn sàng trả thêm tiền để có được sự nhanh chóng, tiện lợi và dịch vụ tốt.
Do đó nhiều đối tượng khách hàng đã và đang đề cao tối đa sự tiện lợi, tiện đường,…cũng như thời gian mua sắm thoải mái không phải lo ngại cửa hàng đóng cửa như trước kia. Đó là lí do các thương hiệu cửa hàng tiện lợi thường là các chuỗi có độ phủ dày đặc trong các khu dân cư đông đúc và các trục đường trung tâm.
Circle K mở đến mấy giờ? Circle k mấy giờ đóng cửa? Hầu hết các cửa tạp hóa và siêu thị mở cửa từ 7h sáng tới 10h đêm. Những khách hàng có nhu cầu vào khoảng thời gian 11h – 12h có thể do lúc đó họ mới nhớ ra thứ họ cần mua, không thể để đến sáng hôm sau hoặc họ đi làm về muộn chỉ có thể mua sắm vào giờ đó thì lúc này, những cửa hàng mở 24/7 sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo và thuận tiện nhất. Có thể lúc này cửa hàng 24/7 sẽ trở thành những cửa hàng quen thuộc ngay cả khi họ không mua hàng vào khung giờ trên. Đó cũng là điểm cộng để các cửa hàng thu hút được thêm nhiều đối tượng mục tiêu và thay đổi thói quen mua sắm của họ.
Thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi
Hầu hết các tạp hóa hiện nay mô hình kinh doanh còn khá lạc hậu, bày trí hàng không đẹp mắt và sạch sẽ, người bán phục vụ khách hàng không tốt, không có thói quen chào hay cảm ơn khách, giá bán vô cùng mông lung thậm chí mỗi ngày một giá. Nay họ nhập mặt hàng này đắt hơn một chút, họ tăng giá lên ngay 1.000 – 2.000đ đối với một mặt hàng, những sản phẩm được tặng kèm luôn bị chủ tạp hóa gỡ bỏ, thậm chí họ lấy hàng tặng bán cho khách, bà chủ bán một giá, ông chủ bán một giá do không có giá niêm yết hay máy quét giá và tính tiền.
Đó chính là lí do mà các siêu thị mini xuất hiện. Các siêu thị này có khá đầy đủ các mặt hàng, một số mặt hàng giá rẻ hơn so với tạp hóa, có máy tính tiền và hóa đơn cụ thể cho khách đối chiếu, có nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó họ cũng mở rộng hệ thống với nhiều mặt bằng tại các khu đông dân cư và khu chợ để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.
Còn những siêu thị 24/7 lại có những thực phẩm, đồ uống nhập khẩu, đồ ăn nhanh,… các dịch vụ chăm sóc khách hàng đều tốt hơn hẳn cho với các siêu thị mini thông thường. Yêu cầu đối với các cửa hàng tiện lợi nước ngoài là đưa được tất cả những gì người tiêu dùng cần cho cuộc sống cá nhân vào trong một mặt bằng nhỏ, từ đồ ăn, thức uống đến cây kim, sợi chỉ; từ bàn chải, kem đánh răng đến văn phòng phẩm, thẻ nhớ điện thoại…Các mặt hàng phải được sắp xếp một cách ngăn nắp, có trật tự. Thậm chí khách hàng còn có thể trả một số loại hóa đơn điện, nước, điện thoại; đặt vé, rút tiền rất tiện lợi.
Bên cạnh việc đa dạng hàng hóa, dịch vụ, chủ cửa hàng còn phải “địa phương hóa” sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.
Thực tế tại Việt Nam, người ta thấy việc kinh doanh của các cửa hàng Shop&Go, B’s mart, Circle K…, bên cạnh việc có các loại thức uống, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm và những mặt hàng thiết yếu, họ còn khai thác mảng thức ăn nhanh và dành ra một phần diện tích cửa hàng để phục vụ thực phẩm tại chỗ. Các cửa hàng ở gần trường học, khu văn phòng công ty còn có phục vụ cơm trưa và đồ ăn nhẹ vào buổi tối… Tuy giá hơi đắt so với các kênh bán lẻ nhưng sự tiện lợi và dịch vụ tốt vẫn là lí do chính đáng để khách hàng “chịu chi” hơn.
Có thể thấy, việc đầu tư thêm ít giờ làm việc và hoạt động đã giúp các cửa hàng tiện lợi thay đổi được tư duy người duy rất tốt, người dùng sẵn sàng chi tiền hơn cho các dịch vụ và doanh nghiệp đạt được vị trí “top of mind” với khách hàng, xem ra chi phí này vẫn còn rất rẻ trong bài toán thương hiệu!
Hy vọng qua bài viết trên, bạn cũng biết được một số thông tin hữu ích về cửa hàng tiện lợi Circle K, Ministop,…. hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với ATP Software để được giải đáp chi tiết hơn nhé!
ATP Software tổng hợp
Tin liên quan:
Phân tích chiến lược 4P của Vinamilk – Bí quyết thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam
Tại sao các cửa hàng tiện lợi lại Circle K, Ministop… mở cửa 24/7?