Marketing một tên gọi được nhắc đến mọi lúc mọi nơi trên mọi ngành nghề,lĩnh vực trong xã hội. Không chỉ đơn giản là quảng cáo, tiếp thị, marketing còn là một nghệ thuật không thể thiếu giúp đẩy nhanh doanh thu, thị phần cho doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ số 4.0 và cao hơn nữa là 5.0 marketing sẽ còn phát triển mạnh mẽ ngoài sức tưởng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức về marketing để nắm bắt, thấu hiểu, vận dụng hiệu quả trong cuộc sống, kinh doanh.
Tầm quan trọng của Marketing
Có thế thấy với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, Internet, trí tuệ nhân tạo như hiện nay. Thúc đẩy marketing chuyển mình nhanh chóng, đóng góp mạnh mẽ nhất là marketing online. Nó chiếm ưu thế và là một phần không thể thiếu của một doanh nghiệp, bất kể vừa hay nhỏ.
Marketing đối với kinh doanh
Liệt kê một số vai trò, vị trí của marketing trong kinh doanh để thấy được rõ nét tầm quan trọng của nó. Đối với một nền kinh tế của một quốc gia nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng.
- Là cầu nối trung gian giữa các hoạt động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với thị trường, doanh nghiệp với quốc gia, quốc gia với quốc gia.
- Marketing con đường kết nối ngắn nhất giữa doanh nghiệp đến với khách hàng, giữa nhà nước đối với nhân dân.
- Hỗ trợ giao thoa kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, thương hiệu.
- Marketing mang tính giáo dục, truyền thông hữu ích tới mọi người.
- Kết nối không chỉ là thị trường hiện tại, mà còn liên kết tới những thị trường phát triển lớn hơn cho doanh nghiệp, đất nước.
- Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, quốc gia không chỉ trong nước mà mang tầm vóc thế giới.
Marketing đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của marketing đối với một doanh nghiệp là vô cùng to lớn. Tóm gọn những ý chính như sau:
- Marketing xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng trên toàn cầu.
- Nâng cao uy tín thượng hiệu, lòng tin khách hàng đối với doanh nghiệp
- Tiếp cận thị trường nhanh chóng, hiệu quả
- Sản phẩm đến với khách hàng hiệu quả, rút ngắn thời gian tiếp cận giữa sản phẩm và khách hàng
- Marketing giúp tăng doanh thu, thị phần
- Marketing đổi mới môi trường làm việc, năng động tích cực cho nhân viên
- Là động lực, đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Khai thác tối đa giá trị con người
Marketer là gì?
Có marketing thì sẽ có marketer. Marketer là thuật ngữ được sử dụng cho những ai đã và đang hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến marketing cho doanh nghiệp. Kiêm các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, lên dự án truyền thông, lập kế hoạch thẩm định,thiết kế ấn phẩm,…Nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho khách hàng. Cũng như đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Công việc của một nhân viên marketer
Nói đến marketing là bao gồm nhiều công việc, lĩnh vực chuyên sâu, rộng mở khác nhau. Một marketer thực thụ sẽ đảm nhiệm vai trò làm việc đa nhiệm, ứng dụng, thực chiến linh hoạt trong mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Các công việc phổ biến của một marketer cần làm:
Đặt mục tiêu & lên kế hoạch
Một marketer muốn thành công nhanh chóng trong lĩnh vực của mình. Điều đầu tiên phải biết đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu có kế hoạch. Ngoài những mục tiêu về đầu việc phải hoàn thiện trong ngày. Họ phải nghĩ về cột mốc marketing chiến lược. Dù là loại mục tiêu nào thì Marketer cũng phải duy trì tính khả thi mà không đánh mất đi “độ lớn lao” của chúng. Nếu như mong muốn cán đích thành công.
Để bảo toàn tính thực tế của kết quả trước mắt. Bạn phải dành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu và đánh giá tầm cỡ, cũng như mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Thường một bản kế hoạch sẽ gồm có 1-2 kết quả trước mắt chính và 3-5 kết quả trước mắt phụ bổ trợ.
Dù vậy, kết quả trước mắt không được là những thứ cố hữu trong kế hoạch. Đáng chú ý những mục tiêu nhỏ. Chúng cần được test, đo đạc và nhận xét kết quả.
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Là một marketer, việc định vị rõ ràng đối tượng mục tiêu cần hướng tới là ai thật sự cần thiết. Nghiên cứu chưa bao giờ là một bước thừa thãi trong chu trình xây dựng nên một chiến dịch marketing cho doanh nghiệp.
Để thực hiện được việc này, Bạn có thể tự mình thiết kế ra mô hình mẫu marketing cũng như chân dung khách hàng tiềm năng (Bạn có khả năng xem thêm về mô hình 7P hay 4P trong Marketing Mix để hiểu rõ hơn). Chân dung khách hàng tiềm năng này sẽ cho bạn hiểu được cách thức, thời điểm và nơi bạn có thể tiếp xúc khách hàng của mình.
Cách thức tiếp xúc để nắm rõ ràng đặc điểm tính cách của bạn phải được sử dụng cùng định dạng trong tất cả những hoạt động của bộ phận truyền thông, từ bản copy và bản thiết kế Website đến bài tweet bạn vừa lên lịch.
Nghiên cứu đối thủ
Đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng luôn là vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực marketing. Khi thị trường nhân sự phát triển ngày càng cao. Đối thủ cạnh tranh ngang tài ngang sức, cần những bước đột phá, những sáng tạo gọi là khác biệt để có thể cạnh tranh được với nhau.
Các trang Website hay kênh mạng xã hội của đối thủ luôn là nguồn tài nguyên quý giá. Trên đây, chúng ta có thể tìm thấy tất cả thông tin hàng hóa, những bước tiếp xúc khách hàng của họ hay những nội dung tuyển dụng. Vậy nên, hãy theo dõi đối thủ hằng ngày, cập nhật thường xuyên những nội dung họ tung ra thị trường.
Một nguồn khác xuất phát từ chính người có khả năng mua hàng của bạn. Dẫu có khác nhau về phương châm hoạt động thì bạn và đối thủ vẫn cùng chung một đích: tranh giành khách hàng. Kể cả những lúc họ quyết định rời bạn để về đội đối thủ, hãy vẫn cứ xin họ một nguyên nhân. Nhờ đó, chúng ta có thể vừa kiểm soát nguyện vọng của khách hàng, vừa rỉ được những “ngón đòn” của đối thủ.
Ngoài ra, các nhà cung ứng và phân phối có khả năng cho bạn những thông tin quý giá về thị trường hơn ai hết. Họ chính là những người thực hiện công việc trực tiếp với cả đối thủ và khách hàng của bạn. Nhờ họ, chúng ta có thể nắm được phần nào những chiến lược cung cấp của đối thủ.
Viết content
Kỹ năng truyền thông này chắc trước giờ bạn nghe quen rồi nhỉ! Vậy nhiệm vụ viết content của marketer là gì?
rõ ràng, là bạn phải cần hiểu được cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể ứng dụng và Vì điều đó mà marketer không khỏi bối rối.
Marketer chuyên nghiệp có khả năng làm ra những bài content cho công ty mang tính viral rộng lớn đến khách hàng. Thông qua content marketing, người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn cần thiết như thế nào, đồng thời đơn giản tạo lòng tin nơi người mua hàng.
Nghệ thuật sử dụng các “con số”
Sử dụng thành thạo, đọc hiểu các chỉ số đo lường từ các công cụ hỗ trợ là 1 phần không thể thiếu của một marketer. Muốn phân tích, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để đưa ra, thẩm định các kế hoạch một cách chính xác có hiệu quả là nhờ vào những “con số”. Các công cụ phân tích đắc lực đối với một Marketer bao gồm Google Analytics, Google Adwords, Ahrefs, Tiktok Adwords,…
Nhờ vào những công cụ phân tích đó mà marketer có thể đưa ra những bảng báo cáo, giám sát, thẩm định dữ liệu đem lại hiệu quả cao. Nhất là đối với những chiến dịch truyền thông, quảng cáo.
Luôn lắng nghe, thấu hiểu có chọn lọc
Quan hệ khách hàng, feedback chăm sóc khách hàng hay ý kiến sáng tạo từ mỗi các nhân, phòng ban luôn là những ý kiến tốt cho các marketer. Nhưng không phải bất cứ góp ý nào cũng là hữu ích và có thể sử dụng được. Marketer phải có một góc nhìn chuyên sâu, cẩn thận. Luôn nhận định, lắng nghe những góp ý một cách có chọn lọc.
Biết đâu là ý kiến tốt, đâu là điều cần học hỏi, lưu ý để đem lại hiệu quả cho chiến dịch, chiến thuật thực hiện.
Sáng tạo nội dung từng giây từng phút
Óc sáng tạo là điều không thể thiếu của một Marketer. Sáng tạo không ngừng từ hình ảnh, content đến ý tưởng tất cả đều được dân marketing xây dựng, thay đổi từng ngày. Tạo sự khác biệt để cạnh tranh trong thị trường sôi động này. Một doanh nghiệp marketing không có sáng tạo, thiếu ý tưởng tư duy sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Vậy nên để có thể tồn tại, và phát triển tốt trong môi trường marketing. Marketer cần phải nhạy bén, không ngừng sáng tạo đưa ra những ý tưởng táo bạo, đột phá.Không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp, còn hỗ trợ cho công việc, thăng tiến sự nghiệp của bản thân.
13 hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay
- Outbound Marketing: Tiếp thị thông qua các hình thức báo chí, TV, điện thoại, gửi email tới khách hàng.
- Inbound Marketing: Tiếp thị thu hút, dựa trên việc tạo nên giá trị cho người dùng để họ tự tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó mới bắt đầu các giai đoạn chăm sóc, tiếp cận, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.
Tiếp thị Inbound diễn ra trong ba giai đoạn: Attract (Thu hút) – Engage (Tiếp cận) và Delight (Làm hài lòng)
- Traditional Marketing: tiếp thị truyền thống. Những phương thức quảng cáo từ xưa đến nay không thông qua các thiết bị Internet, kỹ thuật số.
- Digital Marketing: tiếp thị kỹ thuật số ứng dụng Ineternet
- Search Engine Marketing (SEM): Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. SEM có hai trụ cột chính: SEO (Search Engine Optimization) và PSA (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).
- Content Marketing (Tiếp thị nội dung): Quảng cáo tiếp thị thông qua nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh,…
- Social Media Marketing: Quảng cáo tiếp thị trên các trang mạng xã hội
- Video Marketing: Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dưới dạng video, có âm thanh hoặc không. Ví dụ điển hình như TVC.
- Email Marketing: Tiếp thị quảng cáo qua email, thường hay được sử dụng phổ biến kể cả đối với thị trường B2B và B2C
- Influencer Marketing: Quảng cáo truyền thông qua những người có tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng, nền tảng nào đó. Nơi có chứa các khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến
- Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
- Word of Mouth Marketing (Tiếp thị truyền miệng)
- Event Marketing (Tiếp thị sự kiện)
Marketing & những kỹ năng cần có
Để làm bất cứ ngành nghề gì cũng cần có cho mình bộ kỹ năng vững vàng để có thể theo đuổi. Nhất là với thị trường ngành marketing đang là xu hướng hot hiện nay. Thì sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt. Cùng điểm qua 9 kỹ năng được đánh giá là cần thiết nên trau dồi bản thân từ sớm để trở thành một nhân viên marketing:
- Kỹ năng duy trì và phát triển các mối quan hệ
- Kỹ năng sáng tạo và tiếp thị nội dung
- Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Kỹ năng truyền thông mạng xã hội
- Kỹ năng tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing)
- Kỹ năng quản lý thời gian và dự án
- Kỹ năng phân tích đọc hiểu số liệu
- Kỹ năng sử dụng các công cụ đo lường
- Thành thạo các kỹ năng mềm là ưu thế
Danh sách các trường đào tạo marketing tốt nhất hiện Việt Nam
Bạn là sinh viên năm nhất hay chuẩn bị trải qua kì thi đại học để gửi gắm tương lai mình vào một lĩnh vực, ngành nghề. Giới thiệu cho bạn Top những trường đào tạo Marketing nổi tiếng ở nước ta hiện nay:
- Đại học RMIT
- Đại học kinh tế quốc dân
- Đại học kinh tế Hồ Chí Minh
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế – tài chính
- Đại học kinh tế – luật
- Học viện công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở Hà Nội
- Đại học tài chính – marketing
- Đại học FPT
Tổng kết
Marketing trong tương lai không chỉ là tiếp thị, quảng cáo nó sẽ còn phát triển và biến đổi hơn thế nữa. Nắm bắt kiến thức, nguồn gốc để tiếp nhận kỉ nguyên mới sáng tạo hơn. Chúc các bạn thành công.