Thương mại điện tử là sự mua bán hàng hóa hay dịch vụ trên các trang mạng Internet. Việt Nam là một trong những nước phát triển vượt trội ngành thương mại điện tử, ngày càng thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường phát triển của thương mại điện tử
Quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 đạt 7,8 tỷ USD, kể từ điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỉ USD vào năm 2015, nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình cao trong 3 năm liên tiếp. Thế nhưng, để doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cuộc chơi và bứt phá được là không dễ.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Việt Nam tuy vẫn xếp sau Indonesia về quy mô thị trường, nhưng đã vượt qua Thái Lan. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm kể từ 2015 được dự báo sẽ là 43%, đưa Việt Nam trở thành đất nước có ngành thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực
Có nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?
Ưu điểm
- Giảm chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí tiếp thị
- Có thể giao dịch cùng lúc nhiều khách hàng
- Sản phẩm được giới thiệu trên kênh điện tử phong phú, cập nhật sản phẩm thường xuyên
- Xác nhận nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng
- Tạo dựng thương hiệu bán hàng
- Tiết kiệm chi phí , thời gian cho khách hàng
- Bán hàng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài
- Dễ dàng tác động tâm lý khách hàng
Nhược điểm
- Không thể trải nghiệm sản phẩm so với mua hàng bên ngoài, tận tay sử dụng sản phẩm
- Hàng hóa không đảm bảo như trong cam kết
- Rủi ro khi vận chuyển hàng hóa
- Khách không nhận hàng
- Khách thay đổi thời gian, địa điểm nhận hàng
Cuộc chiến khốc liệt kinh doanh trên sàn Thương mại điện tử
Thời đại công nghệ 4.0 nên mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần ở nhà, lướt web đặt mua hàng và được giao hàng đến tận nhà. Vì vậy, kinh doanh trực tuyến đang là xu hướng phát triển hiện nay. Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử được xem là “miếng đất màu mỡ hái ra tiền”, không chỉ các doanh nghiệp mà cá nhân cũng tham gia thương mại điện tử để kinh doanh.
Không chỉ cuộc đua dành cho các nhà kinh doanh mà cả các sàn thương mại điện tử tham gia cuộc chạy đua này. Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, Adayroi,… trở nên sôi động hơn. Tác động đến các dịch vụ giao nhận hàng và thanh toán. Quỹ đầu tư của các tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, đầu tư vào các sàn thương mại điện tử.
12 Mẹo bán hàng trên sàn TMĐT
1.Xử lý đơn hàng nhanh nhất có thể
Xử lý đơn hàng càng nhanh càng tốt. Vì việc xử lý qua sàn TMĐT vốn đã chậm hơn bình thường, nên nếu bạn không xử lý đơn ngay thì khách sẽ phải chờ rất lâu dẫn tới tỷ lệ rớt đơn, hoàn hàng cao do khách hàng nhận được hàng chậm, thậm chí nếu chậm quá so với quy định thì bạn còn bị phạt tiền.
2. Đóng gói hàng chuẩn yêu cầu
- Đóng gói hàng cẩn thận hoặc có thể mua sẵn hộp để bọc hàng. Khi vận chuyển hàng hóa sẽ bị hư hỏng nên cần phải đóng hàng chắc chắn để giảm thiểu rủi ro
- Khi gọi xác nhận đơn hàng, nhắc khách hàng với mọi vấn đề hãy gọi cho mình. Vì hầu hết các hệ thống TMĐT hiện nay xử lý yêu cầu của khách hàng rất tệ. Hãy để khách gọi cho mình, dù gì mình vẫn chủ động xin lỗi, hoặc kiểm tra cho khách được.
3. Thông tin cửa hàng rõ ràng
- Bạn nên sử dụng namecard để định vị thương hiệu cũng để khách hàng nắm được thông tin cửa hàng, Nếu khách hàng gặp vấn đề mà gọi lên tổng đài thì khả năng họ bực mình và trả lại đơn hàng, thậm chí đánh giá thấp nhà bán hàng trên hệ thống là rất cao, dù đó không phải là lỗi của cửa hàng đi chăng nữa.
- Chăm sóc khách hàng và trực hotline thân thiện để tạo được sự tin tưởng, lấy được sự hài lòng với khách hàng. Ngay cả khi trực inbox cũng như nghe hotline
4. Luôn để mắt tới các sản phẩm cùng danh mục
- Hãy quan sát và để ý đến các sản phẩm cùng danh mục trên sàn TMĐT. Có những sản phẩm cùng danh mục nhưng giá thành cạnh tranh hơn, vì thế khiến danh số bị tụt.
- Nên có các chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm tặng kèm, bán combo sản phẩm hoặc đổi tên sản phẩm, tạo ra sự khác biệt về mặt hàng
- Nếu sản phẩm của bạn bắt nguồn từ Trung Quốc, hãy đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đăng bán. Nguồn gốc, hình ảnh sản phẩm phải bắt mắt và nhất là nên trung thực
5. Chú ý số lượng sản phẩm tồn kho
Đa phần các doanh nghiệp và các shop không chỉ bán trên sàn TMĐT mà còn bán trên nhiều kênh khác nhau. Vì vậy nên chú ý đến số lượng sản phẩm còn tồn kho để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Kiểm kho hàng ngày và cập nhật số liệu trên hệ thống để khách hàng và nhân viên có thể nắm bắt được thông tin tồn kho
6. Giữ vững độ uy tín cao cho gian hàng
Luôn phải cố gắng để giữ mức độ uy tín cao cho gian hàng, vì điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng, sau đó mua hàng. Nếu có thể, các bạn hãy chủ động gọi điện xin để cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ , nếu khách không hài lòng thì xin lỗi trước, còn khách hài lòng thì nhờ họ lên web bình chọn cho mình để tăng điểm uy tín. Nếu sản phẩm tốt thì nhiều khách cũng rất vui vẻ giúp đỡ shop.
7.Liên tục theo dõi thông tin đơn hàng
Theo dõi data khách hàng và theo dõi đơn hàng trong bảng riêng, điều này sẽ quyết định khả năng bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử. Nếu thấy đơn hàng nào quá lâu thì bạn chủ động kiểm tra vấn đề (thường là do vận chuyển hoặc không liên hệ được với khách). Nếu phát hiện được nguyên nhân thì chủ động lao vào giải quyết chứ đừng chờ sàn TMĐT vì mỗi ngày nó có hàng trăm ngàn đơn hàng chẳng hơi đâu mà lo cho đơn của mình.
8.Tạo ấn tượng về gian hàng của bạn
Các bạn chú ý dùng Email maketing, SMS maketing hoặc tờ rơi đi kèm đơn hàng để giới thiệu về gian hàng cho khách hàng nhằm câu khách hàng từ sàn TMĐT qua Web, hoặc chí ít giúp khách có ấn tượng về gian hàng của mình lần sau họ sẽ dễ đặt mua lại hơn.
9.Nghiên cứu hành vi khách hàng
Một trong các yếu tố then chốt quyết định khả năng bán hàng thành công trên sàn thương mại là nghiên cứu hành vi khách hàng. Khi khách lên sàn TMĐT để chọn đồ sẽ có 3 kiểu hành vi phổ biến: một là search, hai là click banner, ba là vào theo chuyên mục. Vì vậy, nếu sản phẩm của các bạn đứng đầu chuyên mục (gồm cả các chuyên mục chính và chuyên mục con), hoặc nằm trong chương trình khuyến mại ở banner là một lợi thế rất lớn.
Đối với hành vi tìm kiếm sản phẩm bằng công cụ Search, các bạn nên thường xuyên search thử các từ khóa trên công cụ tìm kiếm của sàn TMĐT, sau đó tối ưu nội dung , từ khóa để tăng khả năng được hiển thị ở trang 1 trong kết quả tìm kiếm.
10.Theo dõi tài chính cẩn thận
Khi bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử thì các bạn cần theo dõi tài chính thật cẩn thận vì hệ thống thanh toán của các sàn TMĐT còn chưa hoàn thiện, mỗi khi tiền về các bạn cần đối chiếu với danh sách đơn hàng cẩn thận để tránh bị mất tiền oan.
11.Yêu cầu hỗ trợ kịp thời
Khi có vấn đề phát sinh với sàn TMĐT thì các bạn nhớ dùng hệ thống hỗ trợ nhà bán hàng để yêu cầu hỗ trợ hoặc khiếu nại trên tinh thần bình tĩnh, văn minh và tôn trọng lẫn nhau.
12.Tuyệt đối không tìm cách gian lận
Và cuối cùng là tuyệt đó không tìm cách gian lận, lách luật, chơi xấu đối thủ, cheathệ thống, tự sướng (mua hàng của chính mình)… trên sàn TMĐT vì kiểu gì nó cũng phát hiện ra và nói chung như thế không bền được.