Vào dịp cuối năm việc bán hàng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn, và việc xuất hiện thêm càng nhiều đối thủ cạnh tranh càng gây thêm sức ép lên doanh số của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kết nối với khách hàng và mong muốn chuyển đổi từ người quan tâm thành khách hàng, khách hàng trung thành, đừng vội lướt qua bài viết này nhé.
Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Bài viết này mình không đề cập cao đến những thuật ngữ chuyên ngành. Hiểu đơn giản hơn, chuyển đổi có thể là mua hàng, nhưng chuyển đổi cũng có thể là cuộc gọi từ điện thoại di động, khách truy cập gửi thông tin liên hệ của mình để có bảng báo giá bảo hiểm hoặc người mua tiềm năng tải xuống báo cáo trắng về khả năng phần mềm của công ty bạn.
Tùy vào mục đích sử dụng, hoặc các nhiệm vụ khác nhau từ các bộ phận trong công ty của bạn. Thì chuyển đổi sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Suy cho cùng 1 quá trình chuyển đổi khách hàng, chính là mang lại doanh thu và tăng thêm nhận diện thương hiệu cho bạn/công ty bạn.
Bật mí 8 cách tăng chuyển đổi trên fanpage
1. Tập trung xây dựng content
Sáng tạo được viral content chất lượng các Fanpage phải thường xuyên bắt kịp xu hướng trên thị trường giải quyết nhu cầu tận sâu của khách hàng. Tạo ra các thông điệp nhân văn khác biệt đi kèm với slogan của thương hiệu 1 cách tinh tế để tạo ra tính chất viral thương hiệu.
Bằng cách sáng tạo sự viral từ bài viết theo dạng video, hình ảnh, text các Fanpage luôn cố gắng tiệp cận những thượng đế của mình nhiều nhất.
Muốn viral nhanh, nhiều Fanpage sử dụng những người nổi tiếng có ảnh hưởng trong ngành (Influencer, KOLs) để tiếp cận thêm tệp khách hàng mới tăng nhận diện thương hiệu.
Vd: Durex là 1 trong những case study mình thích nhất chắc nhiều bạn follow trang cũng thích cái này (đừng nghĩ đen nha), đội content của họ sáng tạo những hình ảnh bắt kịp trend, đặc biệt headline và tagline của họ luôn sáng tạo làm cho người dùng yêu thích trang, những bài post trên Fanpage của họ có lượng tương tác cực cao. Hoặc của hàng gần đây nhất là A.S họ sử dụng hình ảnh của ChiPu tạo ra 1 lượng viral rất nhanh sau đó.
2. Seeding tạo hiệu ứng mồi, tăng chuyển đổi cho fanpage
Đây là 1 vấn đề vô cần quan trọng, đóng góp 50% sự thành công trong quá trình chuyển đổi khách hàng!
Khi bắt đầu đăng bài viết lên Fanpage sẽ rất ít nhận được tương tác của người dùng và nhất là thuật toàn mới của FB bóp tương tác nghiêm trọng làm cho những shop có nhiều Follow thật cũng bị giảm rất nhiều nếu họ không quảng cáo, viral content,….
Để tiếp cận người dùng tốt các shop sử dụng hình thức seeding tạo hiệu ứng chim mồi khách hàng làm khách hàng tin tưởng sản phẩm (nhưng đừng quá lạm dụng seeding vì nó có thể tạo hiệu ứng ngược).
Người Việt chúng ta rất thích đám đông chỉ cần chỗ nào xom xom là chắc chắn sẽ có rất nhiều người hóng hớt ở đó. Đó là tại sao khi sử dụng seeding sẽ tạo ra hiệu ứng chim mồi khách hàng sẽ gần như reach đến tệp khách hàng mới và cũ liên tục.
Đặc biệt khi bài viết có tương tác tốt sẽ được nổi lên newsfeed sẽ giúp các shop liên tục reach đến tệp khách hàng cũ liên tục.
3. Chạy quảng cáo tăng chuyển đổi
Hình thức nhiều chủ shop hay làm nhất vì nó tiếp cận khách hàng, ra inbox nhanh hơn nhiều so với viral content, nuôi Fanpage. 1 trong những nỗi đau của các shop đó là chi phí và chuyển đổi tăng tỷ lệ chốt đơn. Nếu các shop mới bắt đầu chuyển từ truyền thống sang online gần như phải tốn rất nhiều chi phí như thuê chạy quảng cáo, học thêm digital marketing, mua phần mềm,….
Trong khoảng thời gian chạy quảng cáo các shop phải thường xuyên đo lường tệp đang chạy xem tính khả thi của tệp, nếu tệp lệch ra với mục đích của shop phải dừng nó ngay lập tức, target lại từ đâu, phân tích hành vi khách hàng chạy lại.
Dưới đây là 1 ví dụ về chi phí quảng cáo bạn có thể tham khảo:
Ví dụ
Giá bán là 100% trong đó gồm
– Giá gốc: 30%
– Chi phí marketing (quảng cáo và giảm giá): 30%
– Lợi nhuận: 30%
– CP khác: 10%
_____________
Riêng chi phí marketing 30% gồm
– Phí giảm giá sản phẩm (vd 10%)
– Thì phí QC FB là 20% còn lại
_____________
Với chi phí QC là 20%, tỷ lệ chốt sale là 20% thì cứ 5 leads
sẽ ra được 1 đơn hàng thành công.
_____________
Ví dụ bán sp A 350k, tỷ lệ chốt 20%, CP qc là 30% ~ 105k cho 1 đơn hàng thành công.
>>> Chi phí leads ngon là 105×20% = 21k/leader (cmt và inbox)
Tức chạy dưới 21k/leads thì lời trên 21k/leads thì có khả năng lỗ
Lưu ý: Công thức này các bạn tham khảo thôi nhé
4. Xây dựng phễu bán hàng
Sau khi chạy quảng cáo shop sẽ có 1 lượng data khách hàng lớn tuy nhiên gần như ít shop xây dựng phễu bán hàng và chăm sóc khách hàng như thế nào. Có thể theo lối mòn tư duy cũ đó là chỉ cần đưa ra giá bán + dịch vụ hậu mãi tốt thì khách hàng sẽ quay trở lại với shop nhưng đó chỉ là tư duy marketing truyền thống, còn với online shop phải thật sự thông minh hơn trong chiến lược đẩy hàng lấy thông khách hàng từ lúc họ tương tác với shop.
VD: Các shop mỹ phẩm thường tặng kèm cho khách hàng bộ “KIT” để khách hàng lưu trữ. Theo tâm lý những gì Free thì khách hàng luôn thích lúc này các shop dễ dàng chốt sale hơn. Trong quá trình tặng quà các shop thường xuyên phải lấy data khách hàng và sử dụng chatbot để auto inbox để trực tiếp khách hàng của mình cũng như remarketing tặng quà khách hàng.
Ví dụ trên cho bạn thấy là shop mỹ phẩm sử dụng hình thức quà tặng kèm để đẩy doanh số bán hàng, thu thông tin data khách hàng vào phễu của mình đó họ lên chiến lược chăm sóc khách hàng 1 cách tối ưu nhất.
5. Chiến lược giảm giá
Đây là hình thức mình thích nhất nhưng đừng quá lạm dụng vào các chương trình giảm giá.
Việt Nam chúng ta có rất nhiều ngày lễ, việc của các shop đó là sử dụng chương trình giảm giá sao cho hợp lý, làm cho khách hàng không mang tâm lý mua sản phẩm tại shop bắt buộc shop phải giảm giá (nhiều shop gặp tình trạng này)
Để khách hàng có tâm lý xuống tiền tốt shop phải nghiên cứu hành vi khách hàng, thị trường, chi phí,… để đưa ra chiến lược giảm giá sao cho hợp lý, có thể lỗ hoặc giảm biên độ lợi nhuận để thu phễu khách hàng tất nhiên khi shop đã có data phải lên chiến lược chăm sóc lại.
VD: 3 ngày trước mình đi mua đồ trên đường Trường Chinh mình vô tình vô 1 shop thời trang, họ có chương trình khuyến mãi 1 áo len với bill trên 1tr3k, tâm lý của mình mua khoảng 3 bộ là đủ nhưng không mình phải mua tận 4 bộ vì giá ở đây giao động từ 300 – 400k. Đây là chiến lược khá hay mình nghĩ các shop có thể áp dụng thay vì giảm 20 – 30% thì shop áp dụng hình thức giảm giá tặng thêm, khách hàng vừa vui vời khoảng chi tiêu của mình. Khi mình thanh toán xong nhân viên sẽ tự động nói với mình quét mã QR để nhận thêm thông tin mẫu mới của shop, nhận voucher,… –> Mình sẽ quét ngay lập tức vì mình khá thích cách chăm sóc ở shop
6. Minigame
Các chương trình minigame thường có sức thu hút, tương tác đặc biệt sự lan truyền của minigame rất nhanh, nếu các shop biết tận dụng trong thời gian minigame đăng nhiều post sẽ có lượng reach rất ổn.
Đây cũng là hình thức xây dựng phễu khách hàng tốt nhất, khách hàng rất vui vẻ để lại thông tin trên các chương trình minigame đặc biệt họ sẽ tự kêu gọi bạn bè tham gia cùng nhận quà, mua đồ của shop. Shop gần như ít tốn chi phí cho khách hàng mới (chi phí khách hàng mới cao hơn khách hàng cũ cũng như chạy quảng cáo tệp mới đắt đỏ hơn tệp lookalike).
Chiến lược này là 1 mũi tên trúng 3 đích
Vd: Các shop thường sẽ bài viết là tham gia chương trình minigame nhận quà chỉ cần like, share commet 3 con số bất kì để nhận được món quà…..
Hoặc chia sẻ đến 3 người bạn sẽ nhận được món quà…..
7. Quét mã QR code
Thường sử dụng cho hình thức offline, lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng mới mà ít tốn chi phí so với chạy quảng. Thay vì shop nói với khách hàng lên trang Fanpage của shop like page nhận món quà gì đó thì nhân viên sẽ trực tiếp báo khách hàng quét mã QR ngay tại cửa hảng.
VD: Khi các bạn đi event sự kiện tất cả các boost đều có mã QR để khách hàng tự quét mã sau đó sẽ có tin nhắn giảm giá hay lời cảm ơn với khách hàng hoặc khi đặt trà sữa bọn mình thường nhận tấm card, nếu bên mình quét mã QR code đó thì sẽ nhận được voucher giảm giá 10,…
8. Xây dựng cộng đồng cho khách hàng
Đây là key giúp gia tăng chuyển đổi, biến khách hàng mới thành khách hàng cũ, tăng tỷ lệ mua lại của khách hàng.
Nếu khách hàng có 1 cộng đồng nơi họ có thể giao lưu với nhau thì khách hàng sẽ liên tục mua sản phẩm của bạn và tự động giới thiệu thêm cho shop khách hàng mới.
VD: Shop thời trang S.B ngày trước chỉ chú trọng vào Fanpage chạy quảng cáo đổ khách hàng về tuy nhiên thời gian gần đây không thể phụ thuộc 100% vào quảng cáo, họ bắt đầu xây dựng cộng đồng cho riêng sau đó những khách hàng thân thiết bắt đầu đi vào cộng đồng này tự động tương tác, chia sẽ kinh nghiệm,…. Shop đã có 1 nơi hứng phễu khi quảng cáo không thể chạy được.
Kết lại
Các shop thường xuyên gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình phát triển Fanpage của mình, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng làm cách nào để gần như ít tốn tiền quảng cáo và tăng chuyển đổi cao nhất. Trong 8 cách gia tăng chuyển đổi trên là kinh nghiệm mình đang áp dụng và thấy khá hay nếu bạn là shop đã có brand hoặc chưa trên thị trường các bạn có thể áp dụng và tiếp tục đo lường xem tính khả thi.