Tìm hiểu về 4 lối viết phổ biến: Diễn giải, mô tả, thuyết phục và tường thuật – Một điều quan trọng khi viết lách, đó là cho dù bạn có viết về các tài liệu kinh doanh, tiểu thuyết, viết báo, viết thư hay thậm chí chỉ là vài dòng nhật lý ngắn ngủi mỗi cuối ngày thì mấu chốt vẫn là: “Hãy tập trung vào mục đích bạn muốn viết”.
Cho dù bạn có viết bằng bút và giấy theo kiểu truyền thống, hay gõ bàn phím kiểu hiện đại, thì nội dung của bạn cũng vẫn chỉ gói gọn trong 4 lối viết: diễn giải, mô tả, thuyết phục và tường thuật.
Mỗi lối viết kể trên đều có những đặc điểm và mục đích khác nhau, đòi hỏi người viết phải có những kỹ năng nhất định. Có thể bạn đã từng nghe tới 4 lối viết này khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và chúng thường được nhắc tới như là những phương thức diễn đạt hoặc các biện pháp tu từ. Học tập tại các học viện và những cơ sở giáo dục, đào tạo trình độ cao, bạn sẽ được dạy đến 9 phương pháp tu từ, nhưng hầu hết trong các hoạt động viết lách hàng ngày, chúng ta thường chỉ dùng đến 4 phương pháp chính vừa đề cập ở trên. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của 4 lối viết này nhé:
1. Lối viết diễn giải:
Diễn giải thường được hiểu là việc ta phát triển, mở rộng một văn bản, một sự kiện nào đó. Đây cũng là văn phong phổ biến thường gặp. Trong phần giới thiệu, một chủ đề sẽ được trình bày theo logic mà không cần tham khảo ý kiến cá nhân của tác giả.
Bạn có thể tìm thấy kiểu văn phong diễn giải này trong:
Sách giáo khoa (trừ những đoạn văn nêu quan điểm các nhân và bài viết PR), các bài viết về kinh tế, kỹ thuật hoặc những bài tiểu luận.
Những kiểu viết lách này đều được xếp vào văn phong dạng diễn giải bởi chúng thường hướng tới mục đích giải thích và thông báo cho người đọc.
– Đoạn văn sau đây là một ví dụ cụ thể của lối viết diễn giải:
“Chính quyền thành phố Happyville đã nhất trí thông qua việc xây dựng 62 dặm đường mòn năm 2017. Được xây dựng nhờ vào tiền thu thuế, con đường mòn này kỳ vọng sẽ giúp xây dựng một thành phố sạch và bền vững, đồng thời giảm tình trạng ùn tắc giao thông hiện tại. Cụ thể, 18 con đường mòn có trang bị khu vệ sinh và dã ngoại đã được lên kế hoạch khởi công tại nhiều địa điểm khác nhau. Dự kiến công trình này sẽ hoàn thành vào tháng 4/2021.”
Đoạn văn này cung cấp sự thật cùng các số liệu thực tế về việc xây dựng đường mòn mà không bao gồm ý kiến cá nhân của tác giá, chính vì thế nó được xếp vào lối viết diễn giải.
2. Lối viết mô tả:
Mục đích của lối viết mô tả là để giúp người đọc hình dung, cụ thể hóa một nhân vật, sự kiện, địa điểm hoặc người viết có thể đưa cả 5 yếu tố này trong cùng một đoạn văn. Lối viết mô tả cho phép người viết có thể thoải mái sáng tạo hơn lối viết diễn giải.
Bạn sẽ thường bắt gặp lối viết này trong: Các mẩu quảng cáo có tính hư cấu, nhật ký
– Đoạn văn sau đây là một ví dụ cụ thể của lối viết mô tả:
Những đứa trẻ thong thả đạp xe dọc đường mòn Happyville Bike, tiếng cười khúc khích và tiếng chuông reo vang gợi lên không khí ấm áp của mùa xuân. Những bông hoa dại ngọt ngào giống như sức sống mới mang đến cả một mảng màu sống động cho khung cảnh rất đỗi yên bình, khiến bọn trẻ không thể cưỡng lại mà sẽ thả mình thưởng thức cái khung cảnh tuyệt vời ấy trên những bãi cỏ mềm mại và ấm áp.”
Bạn có thể thấy thông qua đoạn văn trên, một cảnh tượng tuyệt vời về bức tranh thiên nhiên trên con đường mòn yên bình đã được tác giả vẽ ra trước mắt người đọc một cách rõ ràng.
3. Lối viết thuyết phục:
Mục đích của lối viết thuyết phục hoặc có tính tranh luận là để khiến người đọc thừa nhận quan điểm của tác giả. Theo lối viết này, tác giả sẽ bày tỏ quan điểm cá nhân và đưa ra các bằng chứng khiến người đọc đồng thuận với quan điểm đó.
Bạn có thể tìm thấy lối viết này trong: Các bài quảng cáo đưa ra quan điểm cá nhân, bài PR
– Đoạn văn sau đây là một ví dụ cụ thể của lối viết thuyết phục:
Con đường mòn yên bình này được ví như viên ngọc quý của Happyville. Với cảnh quan thiên nhiên trong lành cùng hệ thống cơ sở vật chất sạch sẽ và thuận tiện. Nếu chưa có dịp ghé qua Happy Trail Bike Trail, ngay hôm nay, hãy lên lịch trình và thêm nơi này vào điểm đến tiếp theo của mình nhé! Bạn sẽ lần đầu được trải nghiệm thế nào là cuộc sống yên bình đúng nghĩa!
Bạn có thể thấy, đoạn văn trên tác giả đã đưa khá nhiều quan điểm cá nhân vào như: con đường mòn này là một viên ngọc quý, rồi cơ sở vật chất sạch sẽ… tất cả đều nhằm thuyết phục người đọc.
4. Lối viết tường thuật:
Lối viết tường thuật sinh ra với mục đích kể chuyện cho dù câu chuyện đó có là sự thật hay chỉ là tưởng tượng. Một đoạn văn tường thuật thường sẽ có các nhân vật, thông qua lối viết này, người đọc sẽ biết chuyện gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện. Lối viết tường thuật còn có thể xuất hiện trong các đoạn văn.
Bạn thường sẽ bắt gặp lối viết này trong: Các thể loại giả tưởng (bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn…), thơ ca tiểu sử, giai thoại
– Đoạn văn sau đây là một ví dụ cụ thể của lối viết tường thuật:
Đạp xe xuống con đường mòn, tôi nghe thấy tiếng trẻ con cười khúc khích và râm ran xung quanh khúc cua. Tôi chạy xe quanh một ngọn đồi nhỏ và dọc theo con đường vòng cho đến khi tìm nơi đang phát ra tiếng cười. Có ba cô bé ngồi trên thảm cỏ dưới một cây sồi lớn. Chúng giật mình khi thấy tôi, và tôi mỉm cười để khiến chúng cảm thấy thoải mái.
“Đang làm gì đấy mấy công chúa?” Tôi hỏi.
“Không có gì ạ,” ba cô bé đồng thanh trả lời tôi.
Trong đoạn văn trên, bạn có thể thấy tác giả đã mô tả cảnh vật thiên nhiên với giọng văn tường thuật, bằng cách sử dụng cả những câu mô tả và đối thoại, câu chuyện đã được diễn ra theo thứ tự thời gian hợp lý.