Growth Hacker là gì ?
Khá nhiều thông tin từ Google sau vài giây research cho chúng ta câu trả lời nhưng những định nghĩa về nó không thực sự rõ ràng. Theo kinh nghiệm cá nhân nhiều năm chinh chiến trên môi trường Internet của mình cộng thêm yêu cầu thay đổi nhóm công việc thường xuyên như thay áo thì mình có thể nhận định rằng: vị trí công việc của một Growth Hacker trong công ty thực tế sẽ khá giống với công việc của một Freelance, mang tính thập cẩm và làm bất cứ công việc gì trong khả năng hiểu biết và kinh nghiệm thực chiến.
Những người làm về Growth Hacking được gọi là Growth Hacker
Anh ta có thể đóng vai là một Designer khi có cô nhân viên xinh đẹp nào đó nhờ chỉnh sửa một bức ảnh hay có thể là một Video Editor đóng vai trò chỉnh sửa video khi nhận checklist công việc từ cấp trên giao, đâu đó lại có những Data Analyst. Ngoài ra để có thể trở thành một Growth Hacker đa năng thực thụ, bạn cần phải học thêm rất rất nhiều những kỹ năng mới để bổ sung vào nhóm kiến thức thập cẩm của mình: thiết kế website, code, UX/UI giao diện, phân tích data, front-end, back end…
Tuy nhiên, có thể tóm gọn khối lượng công việc của một Growth Hacker như sau:
- Sáng tạo nội dung – Creative (Designer, Video Editor…)
- Phân tích dữ liệu (Data Analyst – đọc hiểu, phân thích dữ liệu người dùng, sử dụng thành thạo các công cụ phân tích data)
- Developer (đọc hiểu code HTML/CSS, chỉnh sửa inspect element, thiết kế UX/UI, tracking user…)
- Phân tích sản phẩm (hiểu rõ về Product hoặc Service của công ty)
Cá nhân mình thấy Growth Hacker là công việc khá thú vị, sau nhiều năm chinh chiến tại ATP. Mỗi nhóm công việc mình biết một chút giúp bản thân mình trở nên đa năng hơn và không cảm thấy buồn chán khi đi làm. Mỗi khi cảm giác bản thân đang bị bơi không biết phải làm gì, chỉ cần nhìn vào checklist các công việc soạn sẵn thì mình biết phải làm gì tiếp theo để refresh tâm trạng.
Phần giải đáp thắc mắc đã xong. Để trở thành Growth Hacker thực thụ, trước tiên mình xin chia sẻ những món đồ chơi dánh cho những ai chân ướt chân ráo vào nghề cần phải biết.
Sáng tạo nội dung Creative
Dưới đây là những công cụ, tài nguyên mình thường sử dụng để tăng kỹ thiết kế đồ hoạ. Công việc này mình tiếp xúc hàng ngày nên mọi thứ đều xoay vòng và liên kết với nhau.
- Làm video quảng cáo: biết chỉnh sửa ảnh để lồng ghép vào video, lọc âm tách watermark soundtrack.
- Viết bài trên website: bố cục ảnh và màu sắc phải hài hoà dưới con mắt người đọc.
Thiết kế ảnh
- Tải ảnh PNG chất lượng cao miễn phí: pngtree.com
- Kho Vector chất lượng cao: freepik.com
- Kho Icon miễn phí: flaticon.com – icons8.com
- Ảnh nền Background miễn phí: wallpaper-house.com – wall.alphacoders.com
- Ảnh comic, anime miễn phí: avatars.alphacoders.com
- Công cụ chỉnh sửa ảnh: Photoshop, Illustrator, Remove.bg (thao tác nhanh tách nền PNG)
- Website hỗ trợ học thiết kế: khodohoa.vn, vietdesigner.net, idesign.vn
Biên tập video
- Chia sẻ template After Effect miễn phí: shareae.com – gfxone.net – vfxdownload.com – intorohd.com
- Phần mềm hỗ trợ: Adobe After Effect, Adobe Premiere, Camtasia Studio, Meme, Davinci Resolve
- Nguồn tự học: pond5.com , videocopilot.net, pexels.com, designervn.net
Chỉnh Sửa Âm Thanh
- Chia sẻ nhạc free, đọc bài viết này
- Phần mềm hỗ trợ: Adobe Audition, Audacity
Phân tích dữ liệu – Data Analyst
Data Analyst chính là người phân tích và tạo ra giá trị từ lượng data (dữ liệu) thu thập được. Công việc chính của một nhà phân tích dữ liệu người dùng là:
- Thu thập, xử lý dữ liệu
Dựa vào số liệu like-share comment từ mạng xã hội Facebook. Một Data Scientist có thể đưa ra các insight chính xác nhất về nhu cầu của người dùng trong mùa Tết sắp tới: họ quan tâm về chủ đề gì, không thích gì, sản phẩm nào có thể cross sale từ lượng data này.
Bộ phận Marketing tiếp nhận kết quả phân tích và triển khai kế hoạch Marketing cho chiến dịch sắp tới có thể win.
- Trình bày Insight và chuyển hoá thành kế hoạch chiến lược
Khi bạn tìm ra được value từ data thu thập được. Bạn phải thành thạo các công cụ chuyển hoá Insight thành dạng biểu đồ bằng Visual Analytic. Căn bản nhất là học về Google Analytics.
Tuỳ thuộc vào mô hình công ty mà công việc xử lý data sẽ phân làm 2 loại: Analysis và Building
- Analysis: chuyên về phân tích dữ liệu.
- Building: Xây dựng hệ thống hoặc software từ dữ liệu có được (Data Scientist của ATP Software hiện đang thiên về nhóm này hơn).
Việc bạn phân tích Audience (đối tượng) từ một chiến dịch Facebook Ads hoặc Google Ads cũng là công việc của một Data Analyst. Thậm chí ngay cả trong việc kinh doanh, nếu không phân tích được Insight của khách hàng thì kết quả chiến dịch đó tỉ lệ fail khá là cao.
Công cụ hỗ trợ phân tích data dữ liệu
- Google Anatylics
- Visual Analytic
- Social Graph
Technical
Đây là nhóm công việc gần giống như 1 Developer trong công ty, nhưng bạn không cần phải quá xuất sắc ở mảng này, chỉ cần biết căn bản những thứ sau là có thể dùng cho kha khá công việc:
- Đọc hiểu code HTML/CSS,
- Chỉnh sửa Inspect Element
- Thiết kế UX/UI
- Viết bài chuẩn SEO
- Kinh nghiệm về Social Media
Hiện tại mình đang tham gia vào dự án xây dựng 100 site vệ tinh cho ATP Software. Nhóm kỹ năng mình cần cho dự án này chỉ đơn thuần là phân tích keyword site, viết bài chuẩn SEO, một chút kinh nghiệm UX để trải nghiệm người dùng trên site tốt hơn và UI cho giao diện site đẹp mắt.
Kinh nghiệm Social Media: Một bản CV “có kinh nghiệm” của bạn không còn đủ để gây ấn tượng với hầu hết các nhà tuyển dụng nữa. Tuy nhiên, nếu bạn có thể giải thích trải nghiệm của mình với các nền tảng truyền thông nhất định, kinh nghiệm vận hành từng kênh, kết quả từng kênh… thì bạn vẫn có cơ hội nổi bật hơn những người khác.
Đọc đến đây hi vọng mọi người không bỏ cuộc vì khối lượng Growth Hacking của một Growth Hacker thực sự rất nhiều đúng không. Tuy nhiên như mình đã nói từ đầu, biết nhiều thì bạn sẽ không bị chán việc và luôn được trọng dụng ở mọi vị trí.
Còn phần kỹ năng phân tích sản phẩm và vô số đồ chơi mới, hẹn mọi người ở kỳ sau nhé.