Kỹ năng viết là yếu tố luôn hiện diện trong giao tiếp (đặc biệt ở thời đại kỹ thuật số) cho dù bạn là ai hay đang làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có lúc cuộc sống yêu cầu bạn phải sử dụng đến kỹ năng viết.
Nghĩ về ” kỹ năng viết” hẳn rất nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới các nhà báo, nhờ thơ, nhà văn… thế nhưng, đó chỉ là một nhóm người sử dụng kỹ năng viết đơn thuần. Và viết không hề khó như mọi người vẫn tưởng, hãy cùng ATPSoftware lắng nghe chia sẻ ở bài viết sau.
1. Vì sao lại là “kỹ năng viết”?
Mỗi ngày trôi qua, tôi viết khá nhiều trong các sổ ghi chép, trên note điện thoại, blog cá nhân hay các status nội bộ hoặc trên trang cá nhân Facebook. Ở đó tôi ghi lại những dòng suy nghĩ của mình, viết các nội dung phục vụ công việc hay chia sẻ lại những chủ đề mà tôi có trải nghiệm/đúc kết.
Tôi cũng tự nhận mình không phải là người viết hay & có case study với hoạt động “viết lách”, nhưng so với chính mình của nhiều năm trước thì tôi đã tiến bộ từng ngày với kỹ năng này khá nhiều rồi.
Từ một cậu học sinh với điểm văn luôn dưới điểm 5 và tính cách cũng khá “khô cứng” mãi không “nặn” được lời nào khi giao tiếp với người khác. Dần dần tôi đã rèn luyện được kỹ năng viết tốt hơn, và nó giúp tôi rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống.
Quay trở lại với chủ đề này, tôi dùng từ “viết lách” trên tiêu đề nhằm mục đích ám chỉ những người hay viết, có kỹ năng viết tốt & sử dụng kỹ năng này để tạo ra các nội dung tiếp cận người đọc với nhiều mục đích khác nhau trên mỗi môi trường khác nhau.
Trong phạm vi post này tôi sẽ phân tích & chia sẻ một vài góc nhìn theo trải nghiệm của chính mình với hoạt động “viết lách” này.
2. Lợi ích từ kỹ năng viết mang lại
Trong các nội dung chia sẻ, tôi thường nhắc đến lợi ích trước tiên khiến mọi người có động lực rèn luyện kỹ năng này.
- Viết là một trong 2 hình thức quan trọng để truyền tải thông tin đến ai đó (viết & nói)
- Viết sẽ giúp chúng ta rèn luyện tư duy, khả năng phân tích, giúp rèn luyện não bộ vận động “nhạy” hơn (theo đúc kết cá nhân)
- Viết là một kỹ năng không dễ, cũng không khó & nó chia thành nhiều cấp độ. Nhưng có kỹ năng viết tốt thì cơ hội & lợi thế trong công việc là rất lớn (kỹ năng top 5% của những người thành công)
- Trong công việc, kỹ năng viết giúp tôi dễ dàng truyền tải thông tin đến đội ngũ nhân sự hay khách hàng của mình một cách đơn giản mà không phải tốn quá nhiều công sức (đây cũng là một keys giúp tôi có thể làm việc từ xa mà không cần có mặt ở công ty mỗi ngày)
- Viết để có cái nhìn lại bản thân mình theo thời gian (tôi hay đọc lại các post của mình vài năm trước & chỉ muốn xoá nó, điều này có nghĩa level mình đã tiến bộ hơn trước khá nhiều)
- Viết cũng là một cách để thư giãn rất tốt (nó dường như trở thành thói quen mỗi ngày của tôi & mỗi khi ngồi viết tôi cảm thấy khá hứng thú)
- – … (rất rất nhiều, tuỳ vào mỗi độ tuổi, tính chất công việc & mục đích của hoạt động viết sẽ có những lợi ích khác nhau)
3. Rèn luyện kỹ năng viết khó hay dễ?
Theo tôi thì nó không thực sự quá dễ dàng với những ai trước giờ “lười viết” (và tôi cũng từng nói cái gì càng khó & hiếm càng đáng để chúng ta rèn luyện để có lợi thế). Kỹ năng này sẽ được hình thành theo thời gian khi chúng ta thực hành nó mỗi ngày…
Ngày nay mỗi người đều có trang cá nhân Facebook riêng & đây là môi trường rất tốt để chúng ta có thể rèn luyện & đo lường. Nhiều anh em ngại ngùng sợ viết không hay nên hầu như đều để profile mình “đóng rêu” hoặc chia sẻ những thông tin ít giá trị…
Một số khác thì thấy hoạt động này tốn khá nhiều thời gian & không làm nó.
Tuy nhiên điều này chỉ diễn ra khi chúng ta chưa có kỹ năng tốt, khi đã viết tốt rồi thì việc “tuông chữ” sẽ rất nhanh (gần bằng tốc độ nói, tuy nhiên việc gõ phím sẽ lâu hơn), nhưng chúng ta không phải cực khổ “nặn chữ” cả buổi mới ra được cái status 500-1000 từ…
Cũng không nhất thiết phải viết các bài quá dài, mới đầu chúng ta có thể rèn luyện với các post 5-10 dòng nói lên quan điểm/trải nghiệm của mình về một hoạt động gì đó trong ngày (hạn chế share “vô tội vạ” hoặc chỉ đăng pic + 1-2 dòng caption quá ngắn). Rồi dần dần chúng ta nâng độ dài lên khi có thời gian & tuỳ chủ đề…
Nhiều anh em nói với tôi rằng KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ?
(Hoặc bị bí chủ đề theo thời gian). Điều này không khó hiểu với những ai chưa có kỹ năng hoặc có quá ít trải nghiệm mới…
- Chúng ta có thể chia sẻ về bất kỳ va chạm nào mới mỗi ngày. Miễn điều đó bạn thấy hữu ích với chính mình & một số ít friends list.
- Hay cách dễ nhất & tốt nhất đó là viết về một trải nghiệm mới nào đó vừa học/đọc được theo quan điểm của mình (tôi hay nói ae nhân sự làm điều này mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng này)
- Nhận định cá nhân về một “chủ đề nóng” nào đó đang diễn ra (ex: điện tăng giá,…)
- …(Không nhất thiết với trang cá nhân Facebook, nó có thể là blog cá nhân, hay viết ebook thậm chí là viết sách)
Một số khác hơi “mặc cảm” về việc những nội dung mình tạo ra không ai quan tâm (rất ít tương tác), trong khi đó đăng ảnh hay gì đó ngắn gọn lại rất nhiều tương tác. Điều này sẽ gặp phải với giai đoạn đầu & với những nick có quá ít bạn bè (lời khuyên là ae nên cố gắng có full 5000 bạn bè trong niche chủ đề mình thường xuyên chia sẻ)
- Theo thời gian kỹ năng của chúng ta tăng sẽ có nhiều người quan tâm hơn
- Hoặc chí ít việc fail giai đoạn đầu hãy lấy đó làm động lực để rèn luyện tích cực hơn thay vì bỏ cuộc
- Theo thời gian chúng ta sẽ tối ưu được tệp user & nhóm chủ đề (tự bản thân cũng định hình được phong cách viết riêng & nhóm chủ đề phù hợp với tệp user mình đang tiếp cận)
- – …
4. TIPS KHÁC ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT
– Chọn một tiêu đề đủ hay & hấp dẫn (giống như post này, hiện này khá ít ae có tiêu đề với các status dài)
– Có thói quen ghi lại các suy nghĩ của mình trên notes điện thoại (điều này rất rất có ích cho bất kỳ ai đấy, tôi vẫn luôn làm nó mỗi ngày)
– Với mỗi chủ đề đang giải quyết. Bạn có thể dạo qua 1 vòng Google 2-3 bài để có ý tưởng viết hay hơn & tự tin hơn với nội dung mình tạo ra (tôi thường so sánh như thế để biết mình đang fail hay tốt hơn các nội dung đã có trên Google)
– Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook hoặc viết blog để rèn luyện kỹ năng viết mỗi ngày
– Đọc nhiều cũng là cách để giúp bạn viết hay hơn (khá nhiều ae hiện nay fail kỹ năng này cũng vì lười đọc)
– Chọn một pic đẹp & có liên quan để thu hút độc giả
– Trải nghiệm nhiều & quan sát từng hoạt động xung quanh để mở rộng chủ đề viết đa dạng hơn
– Giữ tinh thần & đầu óc thoải mái để viết tốt hơn
– Hãy sử dụng giấy & viết thay vì gõ phím để phát thảo ý tưởng & keywords chính (đây là cách rất tốt để tư duy giải quyết vấn đề & sáng tạo tốt hơn)
– Hãy ghi chép nhiều hơn trong các trường hợp (khi xem video/xem phim, khi học, khi họp hay thậm chí khi đọc post này). Hãy trở thành một reviewer để thực hành viết thường xuyên hơn…
– Hãy đọc lại & sửa các lỗi trước khi công khai nội dung (tôi cũng hay mắc lỗi chính tả & vẫn chưa thể sửa tốt việc này)
– Mở rộng môi trường/kênh để thực hành nó (group, fanpage, profile, blog, ebook,…)
– Hãy viết những chủ đề & nội dung hữu ích. Hạn chế các post “dạng rác”…
– Đừng quên Call Action cho các nội dung tạo ra.
Ex: “Nếu đọc đến phần này nhớ #like & #comment ủng hộ nhé!”
– HÀNH ĐỘNG sự rèn luyện mỗi ngày, ĐO LƯỜNG & TỐI ƯU theo thời gian để nâng cao kỹ năng này
– …
5. CHỐT LẠI
Với tôi KỸ NĂNG VIẾT rất quan trọng và giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống & công việc. Hi vọng những thông tin trên hữu ích & giúp ích được cho anh em để thực hành nâng cao kỹ năng này.