- Ngày nay, có thể gọi là kỷ nguyên của các sàn Thương mại điện tử (trong bài này mình gọi tắt là TMĐT ). Đã qua rồi cái thời các anh chị em kinh doanh Online bán hàng quần áo, đồng hồ… làm mưa làm gió trên các trang rao vặt như Muare, Enbac, Rongbay…(và rất nhiều diễn đàn khác mà mình cũng không nhớ nổi nữa ). Thời đó, các bạn chỉ cần mua một topic dính trên Muare là đơn hàng về ồ ạt, thấy lợi các thương gia tiếp tục đi mua lượt up, chèn link bán hàng vào chữ ký, đi comment up dạo..v.v.. thật rôm rả. Nhớ lại ngày ấy, cũng cách đây vài năm thôi chắc nhiều bác vẫn còn thấy nuối tiếc, đã có biết bao cửa hàng trở nên nổi tiếng, bao bác ăn nên làm ra, xây nhà sắm xe từ các topic huyền thoại ấy.
- Tuy nhiên bước sang Thương mại điện tử, ở một sân chơi mới không biết bao nhiêu thương gia trước đây không khỏi bỡ ngỡ. Chính vì thể hôm nay Đệ Nhất Độc xin giới thiệu một số Ưu điểm và Nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử để các bạn khi mới bắt đầu tìm hiểu thương mại điện tử có quyết định đúng đắn xem có nên tham gia Thương mai điện tử không?
>> Hướng dẫn làm Facebook marketing để kinh doanh bất động sản
1. Ưu điểm khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
-
- Giúp tiếp cận được lượng khách hàng lớn, thường xuyên với chi phí gần như bằng 0
- Công đoạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và bán hàng được các sàn TMĐT lo giúp nên không cần đầu tư nhiều tiền về mảng marketing & bán hàng
- Lượng đơn hàng đều và khá ổn định, nếu được tối ưu tốt (Em biết có những thương gia kinh doanh trên Lazada ngày đều đặn 200 đơn)
- Chi phí khá rẻ và dễ chịu ( chỉ từ 0 – 15% tùy từng sàn ) và có khi chỉ phải trả khi có đơn hàng thành công (điểm này ăn đứt các kênh bán hàng khác như facebook, google, website…)
- Được các sàn TMĐT hỗ trợ trong việc vận chuyển,chăm sóc KH cũng như giải quyết khiếu nại…
- Hạn chế bớt các rủi ro như : rớt đơn, hoàn hàng, lừa đảo…
- Các sàn TMĐT hay có chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi hay đào tạo cho nhà bán hàng cùng với đội ngũ Sale,
- Miễn phí chuyển hàng toàn quốc, tuy nhiên chỉ áp dụng với 1 vài sàn và 1 vài dòng sản phẩm (chi phí do sàn TMĐT bỏ ra).
- Lấy được uy tín từ các sàn TMĐT nên khách hàng sẽ mua nhiều hơn do được các sàn bảo trợ
2. Nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
- Do là kênh bán hàng thụ động, khách hàng tự tìm đến sản phẩm của mình khi có nhu cầu, nên doanh thu hầu như phụ thuộc vào hoạt động khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi của sàn TMĐT
- Sản phẩm dễ bị so sánh với các sản phẩm khác cùng loại dẫn đến cạnh tranh giá
- Quy trình bán hàng khá phức tạp và rắc rối, đổi khi hay gặp lỗi
- Phải đối mặt với nhiều quy định phức tạp mà nhiều khi không biết kêu ai, gọi lên tổng đài thì mỗi lần một nhân viên nghe máy làm nhà bán hàng phát bực.
- Khó chăm sóc đơn hàng và khách hàng do sàn TMĐT nắm các điều đó
- Không xây dựng được thương hiệu riêng vì khách chỉ nhớ SÀN mà không nhớ thương hiệu của bạn
- Đối mặt với 1 số hình phạt về tiền mặt khi không làm đúng quy định của sàn TMĐT như đóng gói sai quy cách, chuyển hàng muộn..
- Nêu các bạn đã quyết định mở của hàng trên các sàn TMĐT thì đừng quên bài viết Các bước mở shop và xử lý đơn hàng trên sàn thương mại điện tử cũng như 12 Tiêu chí bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử
3. Lời kết.
- Trên đây là một số Ưu điểm và Nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Với các ưu nhược điểm này sẽ cho các bạn cái nhìn đúng đắn khi bắt tay kinh doanh trên các sàn TMĐT.
- Các bạn nên coi các sàn TMĐT là một kênh bán hàng thụ động, giúp tiếp cận khách hàng và tăng thêm doanh thu bên cạnh kênh bán hàng chủ lực (như Web hay Page bán hàng).
>>Kinh doanh bán kim chi Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh – cơn sốt của giới trẻ
Nguồn : denhatdoc.com