Vai trò của Marketing mix trong một chiến lược marketing là vô cùng quan trọng. Bạn không thể nào tạo được một chiến lược tiếp thị hiệu quả nếu bỏ qua công cụ này. Marketing mix hầu như có thể quyết định đến 70% sự thành bại của một chiến dịch. Trước khi đi rõ phân tích các thành phần của marketing mix, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về vai trò của marketing trong kinh doanh đã nhé!
Vai trò của marketing trong chiến lược kinh doanh.
Marketing có vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán – giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa vào các mục tiêu đề ra của tổ chức mà các nhà quản lý sẽ xây dựng một chương trình hoạt động Marketing phù hợp bao gồm việc phân tích các cơ hội về Marketing, nghiên cứu và chọn lựa các thị trường có mục tiêu, thiết kế các chiến lược Marketing, hoạch định các chương trình về Marketing và tổ chức thực thi, kiểm tra các nỗ lực về Marketing.
Vai trò của marketing mix trong kinh doanh bán hàng.
Marketing Mix là gì?
Marketing mix là sử dụng nhiều công cụ cùng lúc để đạt được mục đích là tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thông qua kênh Marketing mix sẽ giúp các nhà Marketer tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị trên thị trường.
Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến).
Sản phẩm (Product):
Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên thị trường. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì hiếm khi có sản phẩm nào không tốt. Song song đó, khách hàng có thể trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ là sản phẩm không đạt chất lượng. Vì thế, câu hỏi về sản phẩm là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của họ muốn? Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp như chức năng, chất lượng, mẫu mã, đóng gói, nhãn hiệu, phục vụ, hỗ trợ và bảo hành.
Giá cả (Price):
Mức giá nào mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẵn sàng trả? Ở đây là vấn đề chiến lược định giá – đừng để cho việc này tự nó diễn ra. Thậm chí nếu doanh nghiệp quyết định giảm giá hay bán phá giá thì doanh nghiệp cũng cần phải xem xét vấn đề này kỹ càng vì nó là một phần của chiến lược định giá. Mặc dù cạnh tranh về giá là một phương pháp rất xưa, khách hàng thường vẫn rất nhạy cảm về giảm giá và khuyến mãi. Tuy nhiên, quan niệm về giá cũng có mặt không hợp lý. Chẳng hạn mọi người thường quan điểm là cái gì đắt thì phải tốt. Do đó về mặt dài hạn thì cạnh tranh về giá đối với nhiều công ty không phải là một giải pháp hay.
Thị trường (Place):
Điều này muốn nói tới tính sẵn có của thị trường về đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng. Một số cuộc cách mạng về công nghệ đã làm thay đổi khái niệm thị trường, chẳng hạn như thị trường internet và điện thoại di động. Địa điểm, Hậu cần, Kênh phân phối,Thị phần, Mức độ phục vụ khách hàng, Internet là những vấn đề quan trọng của thị trường mà bạn cần đánh vào.
Tiếp thị (Promotion):
Tiếp thị là cách thông báo cho những khách hàng mục tiêu về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này bao gồm tất cả các loại vũ khí trong kho vũ khí của marketing như quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ khách hàng, v.v. So với các chữ P khác, tiếp thị là chữ P quan trọng nhất cần tập trung vào. Quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông, bán hàng trực tiếp, ngân sách là những yếu tố mà bạn cần tập trung vào.
Bài viết trên vừa chia sẻ với các bạn một vài lưu ý cũng như vai trò của Marketing mix là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các bạn hãy tham khảo qua và đừng bao giờ bỏ qua bước này nếu muốn có một chiến dịch marketing hiệu quả nhé!