Viết bài Pr như thế nào? Làm sao để có thể viết bài Pr chuẩn mực? Hình thức quảng cáo ngày nay đang được ưa thích và hướng nhiều tới, đó là Pr trên các trang báo hay website lớn để có thể tiếp cận với một lượng lớn người dùng. Các bài Pr cho thương hiệu của doanh nghiệp giúp họ được viral trên các kênh truyền thông và mạng xã hội. Điều này mang lại các hiệu quả và độ tin tưởng hơn so với một vài hình thức quảng cáo thông thường.
Các bài Pr thương hiệu thường có các yêu cầu khắt khe, bởi nó có thể khiến cho khách hàng yêu thích hoặc có ấn tượng xấu về thương hiệu. Do vậy các Marketer hay Copywriter không ít lần “khốn đốn” vì các đánh giá khắt khe đó. ATP Software sẽ giúp các bạn thực hiện hoạt động Content Marketing này một cách dễ dàng hơn khi đọc bài viết: Làm sao để viết bài Pr cho thương hiệu? Cách viết bài Pr này của ATP sẽ giúp bạn bắt Trend và khiến khách hàng hài lòng với bài viết Pr của bạn!
Hãy cùng tìm hiểu cách viết bài Pr của ATP ngay sau đây nhé!
Kinh nghiệm viết bài Pr từ dự án ATP Media
Mình là Phương Duy, một Marketer và kiêm cả Copywriter tại ATP, mình là người tiên phong viết bài cho các dịch vụ Pr thương hiệu của ATP Media.
Với không ít lần làm “ngu”, không ít lần sửa đi sửa lại và “khốn đốn” khi làm không đạt yêu cầu của khách hàng. Sau những lần như vậy, mình tự tìm hiểu, học hỏi, cóp nhặt từ mỗi nơi một ít để ngày hôm nay mình có thể đưa tới các bạn bài viết hoàn chỉnh này! Nó dành cho những ai đang tìm kiếm trên Google với các từ khóa như: cách viết bài Pr, làm sao để viết bài pr, hướng dẫn viết bài pr… Hy vọng nó giáp đáp và giúp phần nào đó cho khó khăn bạn đang gặp phải.
Chúc bạn áp dụng thành công và sở hữu cho mình những bài Pr tuyệt tác và khiến khách hàng phải thốt lên “WoW” nhé!
Hiểu được mục đích của bài Pr
Bạn có từng đọc qua các cách viết Content cho Fanpage chưa? Cách viết bài Pr cho thương hiệu cũng có sự tương đồng như thế! Công thức viết bài Pr mình gửi đến bạn sau đây cũng có thể áp dụng và viết được cho bất kì nội dung nào.
Mục đích bài Pr –> Thu thập thông tin –> Xây dựng dàn ý –> Viết bài Pr
Mục đích bài viết Pr cần được chú ý nhiều hơn trong cách viết bài Pr. Các chiến dịch quảng cáo với bài Pr cần có một chuỗi các viết thể hiện các mục đích khác nhau.
Mục đích bài Pr:
Một số mục đích phổ biến ở các bài Pr được các doanh nghiệp quan tâm:
- Tăng nhận diện thương hiệu
- Tạo doanh thu bán hàng
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
- Xử lý các khủng hoảng truyền thông
Bạn có thể thảo luận với khách hàng của mình về các mục đích và mong muốn của khách hàng muốn truyền tải và nhận được từ các bài Pr. Đừng nên viết các nội dung gây hiểu lầm, không rõ ràng và không thể hiện mục đích.
Bằng cách này hay cách hàng hãy có một Form lấy thông tin và mục đích khách hàng muốn thể hiện trong bài Pr nhé! Cách này giúp bạn đỡ bị khách hàng phàn nàn hơn khi thực hiện mà không có yêu cầu gì cả!
Thu thập thông tin:
Đây là một bước khá quan trọng trong cách để viết bài Pr. Nếu bạn Pr cho doanh nghiệp hay sản phẩm của doanh nghiệp đó, ít nhất bạn cần có các thông tin cơ bản về doanh nghiệp và sản phẩm. Hoặc đầy đủ hơn thì cần các thông tin như:
- Thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm đang cung cấp
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh
- Hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm
- Thành tựu mà doanh nghiệp đạt được
- Website, Fanpage, Email, SĐT doanh nghiệp
- Tìm các nguồn thông tin tương tự trên Google
- …
Các thông tin này giúp bài Pr của bạn truyền tải được nội dung cơ bản đó là Pr cho doanh nghiệp. Việc của bạn là làm nó trở nên ấn tượng và “giật tít” trong mắt khách hàng.
Xây dựng dàn ý
Trước khi đặt tay lên phím gõ chữ, bạn nên xác định được những yếu tố sau đây:
- Mục đích bài viết
- Viết cho ai?
- Viết để làm gì?
- Keyword chính của bài viết là gì?
- Thịnh hành và phù hợp truyền tải trên kênh nào?
Ví dụ:
Khi viết bài Pr cho dịch vụ: Guest Post cho website của ATP Media. Mình đã xác định khác hàng mục tiêu và tìm hiểu những hành vi của người sử dụng như thế này!
Khoanh vùng đối tượng
- Khách hàng mục tiêu: Cá nhân, chủ shop sở hữu website tại HCM
Những vấn đề quay quanh cuộc sống của họ
- Thời gian bận rộn và chưa biết xây dựng backlink cho website của mình
- Thích học hỏi và muốn phát triển website
- Muốn đơn giản hóa, thực hiện hiệu quả và tiết kiệm chí phí
- Muốn thấy kết quả từ hoạt động bổ sung backlink cho website
Liên kết với dịch vụ – giải quyết những vấn đề mà KHMT đang đối mặt
- Guest Post là một hình thức quảng cáo và cách xây dựng backlink cho website đơn giản
- Guest Post khiến website phát triển và thu về một lượng truy cập mới (cái này quy về phần dịch vụ sản phẩm).
- Tiết kiệm tiền, thời gian cho hoạt động mua backlink khác (hiệu quả tương tự các hình thức quảng cáo)
- Website mua Guest Post xong phát triển và dễ dàng cạnh tranh top Google
Thử nghĩ mà xem, một bài quảng cáo giải quyết được những “điều chưa nói” của khách hàng thì việc sell tốt chỉ là vấn đề chiến lược & thời gian.
Cuối cùng là Viết bài Pr, để hoạt động này hiệu quả hơn bạn cần tham khảo thêm các ý dưới đây!
Đặt tiêu đề cho bài viết Pr và tạo thông điệp
Với các bài viết Pr trên báo, hay website tin tức thì đặt tiêu đề không nhất thiết phải chuẩn SEO. Bạn nên đặt tiêu đề có đề cập đến sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp mà bạn quảng cáo.
Khách hàng sẽ cảm thấy “chớt quớt” nếu tiêu đề Pr của bạn không ăn khớp với nội dung bài viết Pr. Điều này ảnh hưởng và giảm trải nghiệm người đọc khiến việc truyền tải trở nên thất bại. Bạn nên viết với Keyword chính được định hướng rõ ràng.
Nhớ là đặt trải nghiệm của người đọc lên hàng đầu khi thực hiện các bài viết Pr. Xây dựng nội dung một cách có liên kết và xoay doanh các địch hướng đã xác định.
Có 2 cách đặt tiêu đề Pr cụ thể như sau:
- Trực tiếp giới thiệu về công ty, hàng hóa , chương trình, dịch vụ
- Gián tiếp đặt tiêu đề như một bài viết trung trung
Hãy nhìn những ví dụ minh họa dưới đây để biết được “thế giới” đang vận hành hàng loạt những bài PR của mình với tiêu đề ra sao:
Lưu ý đến độ dài của bài viết PR
Không phải cứ nói càng nhiều, viết càng nhiều là hay. Việc các bài viết Pr trên báo hay website lớn quá phô bày nội dung khiến khách hàng có thể bỏ lỡ một vài thông tin quan trọng. Hãy lưu ý đến yếu tố này bởi vì các bài viết Pr chuẩn mực có một số lượng từ giới hạn.
Thông thường trên báo giấy, số từ cho phép từ 150 -300 chữ, báo online cho phép bạn viết nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 500 – 650 chữ (trên ngoisao.net, afamily, kenh14.vn,…)
Vì vậy, tập trung vào các định hướng và chuẩn bị bố cục rõ ràng, phù hợp với số lượng từ giới hạn của bài viết. Đừng viết quá dài dòng để khi bị cắt xén khiến bài viết không ăn khớp và kém thu hút.
Thu thập thông tin cho bài Pr
Cập nhật, nghiên cứu và thu thập thông tin là cách bắt buộc bắt buộc bạn phải làm để có được nội dung phù hợp với thời điểm và tâm lý người dùng.
Nếu bài viết Pr không truyền tải hết thế mạnh của sản phẩm và doanh nghiệp của mình. Liệu bạn có chi trả cho bài viết đó? Sự khác biệt và lý do khách hàng nên chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn không được làm rõ tức là “nước đi này đã sai rồi”.
Do vậy, hãy mở đầu cho bài viết Pr khi bạn đã thu thập “nát” thông tin trên Google. Lúc này, đặt mình vào vị trí của khách hàng, đặt vị trí mình vào doanh nghiệp, mình đứng ở đâu, mình có điểm yếu gì, ưu điểm gì, mình có ích gì… Hãy thể hiện nó một cách khéo léo nhất qua ngôn từ của mình.
Việc thu thập thông tin, khiến bài viết Pr là nguồn thông tin hữu ích. Lúc này sẽ giúp thu hút được một lượng traffic lớn trên các kênh báo online.
Thông tin ở đây bao gồm:
- Doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ
- Khách hàng tiềm năng
- Đối thủ cạnh tranh
- Lựa chọn thay thế
Tham khảo và thu thập thông tin trên Google cũng là cách để bạn biết mình biết ta và thừa kế để tốt hơn.
Thấu hiểu tâm thế khách hàng tiềm năng
Trong các chiến dịch Pr, khách hàng mục tiêu sẽ là đối tượng mà bạn cần quan tâm tới trong bài viết cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp! Người dùng từ các trang báo hay website lớn đặt bài Pr sẽ cung cấp cho bài viết một lượng traffic có sẵn, hoặc traffic từ các kênh social của đơn vị cung cấp dịch vụ viết bài Pr.
Khả năng sắp xếp và xây dựng nội dung của bạn cần cập nhật và làm mới để “ALL” có thể tiếp cận và giảm bớt khoảng cách với khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Bạn đang viết bài Pr cho 1 tiệm trà sữa trong dịp 20/10 sắp tới. Chiến lược là cho ra mắt các hương vị trà sữa “hoa hồng”, trà sữa “hồng trà”, trà sữa “collagen” vô cùng độc đáo với cách trang trí nữ tính và tinh tế cho phái đẹp.
Đối tượng khách hàng mục tiêu ở đây không ai khác đó là tất cả các chị em phụ nữ. Điều cần làm lúc này là:
- Lựa chọn hình thức, ngôn ngữ tiếp cận phù hợp
- Cách dẫn dắt đánh trực tiếp vào hành vi, sự quan tâm của phái đẹp
- Bổ sung thông tin phù hợp, điểm mạnh sản phẩm để khách hàng thấy được lý do nên chọn sản phẩm ý nghĩa cho dịp 20/10.
- Điểm khác biệt và yếu tố khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải ai khác.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Cách để bạn tốt hơn chưa bao giờ tốt hơn đó là thừa kế cái tốt hơn.
Có lẽ không sai khi nói rằng để cạnh tranh với đối thủ hiện tại, là “theo dõi” đối thủ trên thị trường. Rất có thể họ cũng đã thực hiện các bài Pr trên các trang báo, vì thế học hỏi từ các bài viết của họ là cách để bạn tốt lên.
Hãy học hỏi và thừa kế một cách thông minh để không “bị” sao chép và mất ấn tượng từ khách hàng của mình.
Bạn có thể làm tương tự hoặc nhiều hơn đối thủ để có thể cạnh tranh tốt hơn, hướng đến các trang báo khác nhau, các kênh social, thậm chí là các diễn đàn quảng cáo… Đảm bảo cho kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp bạn luôn tốt trên online.
Hãy viết như một bức thư “tình”
Sau nhiều chiến dịch Pr, hãy thử viết bài Pr như một bức thư “tình”. Tại sao lại là thư “tình”?
Bởi vì không một ai muốn đọc một bài PR khi nó cung cấp quá nhiều thông tin và tàn quảng cáo và những điều sáo rỗng. Hãy thừa nhận rằng thình thoảng bạn cũng có quan tâm tới một vài bài viết vì sức hút mãnh liệt của nó!
- Theo dõi câu chuyện của một doanh nghiệp và khâm phục nghị lực phi thường của những nhà sáng lập, chú tâm theo dõi hành trình thương hiệu và khao khát áp dụng những bí quyết họ đã thành công.
- Tìm được một loại sản phẩm phù hợp với mình nhưng không chắc về hiệu quả mà nó mang lại, nhưng nhìn ra những minh chứng từ xã hội (Social proof …..) khiến bạn an tâm hơn?
- Nhìn thấy một nhãn hàng kem giới thiệu một chương trình khuyến mãi có sản phẩm hấp dẫn và không gian ở đó lại trúng ý bạn cho đợt cuối tuần?
- Bị choáng ngộp với những Content chuyên môn Pro và bố cục màu sắc khiến bạn không thể nào rê chuột sang trang khác?
Cách thể hiện ngôn từ khéo léo chính là “dẫn xuất” tốt nhất để người tiêu dùng để ý đến hàng hóa, dịch vụ mà bài pr đang đề cập.
Cách thức để viết bài PR
Có đến hàng trăm cách thức viết bài pr khác nhau (nghe thật choáng váng phải không nào)? Vì vậy mình đã giúp bạn tổng hợp những cách thức cốt lõi nhất, được sử dụng nhiều và áp dụng rộng rãi:
Công thức 3s
Thật lòng đây là công thức mình yêu thích và cảm thấy nó khá hiệu quả. Để viết bài Pr theo công thức này, đòi hỏi bạn phải cứng tay và đã có sẵn trải nghiệm viết lách.
3S là viết tắt của:
- Star (Ngôi sao)
- Story (Câu chuyện)
- Solution (Giải pháp)
Để ứng dụng công thức này, đầu tiên bạn phải hiểu:
- Star: Bài Pr của bạn xoay quanh một đối tượng chính, đó rất có thể là nhân vật/sản phẩm/ dịch vụ/ doanh nghiệp không lan man, không nên “tham” quá nhiều “ngôi sao” khiến bài viết mất đi tính tập trung, dài dòng, khó hiểu.
- Story: “Nhân vật” của bạn đã trải qua câu chuyện như thế nào? Hãy chọn lọc những nội dung ấn tượng nhất của câu chuyện để đưa lên đầu tiên, “ngôi sao” của bạn sẽ theo đó mà tỏa sáng.
Gợi ý: Bạn có thể share một case study về hành trình thương hiệu, nghiên cứu sản phẩm, start up một brand, một idea, một company.
- Solution: Điều gì đưa “ngôi sao” trong bài viết của bạn đến đỉnh cao như ở thời điểm hiện tại? Hãy diễn tả nó một cách ly kỳ nhưng không kém phần chân thật để có thể khiến người đọc ấn tượng.
Công thức 4W
Khi bạn cảm thấy công thức 3S hơi khó “xơi”, thì 4W là một lựa chọn dễ thở hơn chút. Nếu mới bắt đầu viết bài pr, bạn hoàn toàn có thể thử ngay với công thức này.
4W là viết tắt của:
1. What’s i have got for you?
Tôi có gì cho bạn?
Công thức này có ưu điểm ở chỗ, ngay từ phần đầu tiên, nó đã giúp bạn định hướng đối tượng trong bài viết. Sau đó chọn cách giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp là tùy bạn. Hãy sử dụng văn phong & vốn từ của nó cho phù hợp với đặc tính của sản phẩm/dịch vụ/ tên thương hiệu trong bài PR để có được một bài viết hay nhất.
2. What it’s going to do for you?
Sản phẩm/dịch vụ của tôi giúp bạn giải quyết vấn đề gì? Như thế nào?
Đặt mình vào vị trị của khách hàng để hoàn toàn có thể khai thác hành vi của họ tốt nhất. Bằng cách đặt các câu hỏi như:
- Nếu không có hàng hóa, dịch vụ của bạn khách hàng phải tự mình đối diện với những vấn đề ra sao?
- Hàng hóa của bạn sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào? Đó có phải là sự chọn lựa tốt nhất chưa?
- Những bằng chứng cho thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng tiềm năng
3. Who i am?
Tôi là ai mà bạn phải tin?
Đây là bước đáng kể để xây dựng lòng tin với khách hàng & mình thấy nó luôn có hiệu quả đối với những bản kế hoạch pr với tham vọng thúc đẩy doanh số.
Bạn có thể chứng minh cho người tiêu dùng thấy sự đáng kể của sản phẩm/dịch vụ mình bằng những thông tin đáng kể sau đây:
- Các chứng nhận về sản phẩm: Chứng nhận chất lượng hàng hóa, giải thưởng,…
- Đánh giá từ cộng đồng: Khách hàng đã từng sử dụng hoặc những KOL có sức ảnh hưởng,…
- Ưu đãi sản phẩm: Chính sách bảo hành, chương trình ưu đãi giảm giá,…
4. What you need to do next?
Bạn cần làm gì tiếp theo?
Viết đến đây, bạn nên khéo léo khơi gợi độ tin cậy từ phía khách hàng, thúc đẩy khát vọng chiếm lĩnh sản phẩm của họ. Bạn rất có thể sử dụng các call to action, nhưng chú ý là hãy đưa nó vào bài viết thật tự nhiên, ít sặc mùi quảng cáo.
Công thức là vậy, dẫu thế mình vẫn khuyến khích các độc giả nên tạo ra phong cách riêng cho những bài viết của bản thân, sáng tạo và không rập khuôn.
Lỗi thường gặp khi viết bài Pr
Lỗi ngữ pháp
Ngay cả đến những Content Marketing đỉnh nhất, họ vẫn viết sai ngữ pháp nên bạn không có việc gì phải buồn khi mới khởi đầu câu cú vẫn còn lộn xộn.
Để hạn chế được điều này, yêu cầu bạn phải đọc thật nhiều tài liệu về Content Marketing, xem các tips hướng dẫn viết nôi dung từ các nguồn tham khảo khác nhau như sách báo, website về Content.
Mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài quyển sách mà trước đó mình đã đọc qua và cảm thấy nó giúp ích rất nhiều cho việc viết. Bạn hoàn toàn có thể xem review chi tiết trên blog của mình:
- Sách Content hay nói thay nước bọt
- 90 – 20 – 30 : 90 bài học vỡ lòng về ý kiến và câu chữ
- Làm bạn với hình, làm tình với chữ
Sao chép Content
Một trong những lí do khiến bài Pr của bạn trở nên kém hấp dẫn chính là việc vay mượn thông tin từ quá nhiều nguồn khác khiến bài viết trở thành một nồi lẩu thập cẩm không có nét đặc trưng riêng.
Thay vì vậy, hãy tập trung ngay từ đầu để viết một bài pr có thông điệp rõ ràng, thể hiện được những nét riêng
Lỗi lặp từ & lỗi chính tả
Là một Marketer, hơn ai hết mình hiểu được rằng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không review lại những bài viết. Trước khi đưa bài PR đến với công chúng hãy đảm bảo là bạn đã đọc lại nó ít nhất 2 -3 lần để fix các lỗi chính tả, lỗi dấu câu.
Kết luận
Mình biết rằng sẽ có chút khó khăn khi mới bắt đầu để viết bài Pr, bạn cần có thời gian để rèn luyện. Theo thời gian, bạn sẽ học nhiều hơn, viết nhiều hơn, có nhiều vốn sống hơn và bằng cách này hay cách khác ATP tin rằng bạn sẽ viết tốt hơn.
Cách để viết bài Pr hay nhất đó là viết từ cái tâm và bám sát nội dung từ đầu đến cuối. Nhớ là làm thật tốt, để không bị khách hàng đánh giá công việc của bạn là “bèo bọt” nhé! Việc đọc nhiều sách, note bằng ghichu.vn hay một quyển sổ nhỏ khi mình cần sẽ giúp bạn viết tốt hơn.
Viết với vai trò là khách hàng, doanh nghiệp, đối thủ mà sản phẩm/ thương hiệu/ doanh nghiệp bạn đang hướng đến, điều đó giúp bạn viết đúng – trúng và chuyên nghiệp hơn.
Phương Duy – ATP Software