Những năm gần đây, tại Việt Nam chúng ta đã nói nhiều về thương hiệu. Ai cũng hiểu rằng thương hiệu là một tài sản vô hình to lớn của doanh nghiệp. Nhưng khi làm thương hiệu thì nhiều doanh nghiệp lại không biết bắt đầu tư đâu, làm như thế nào. Để hiểu đúng, làm đúng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là chủ thương hiệu cần có tư duy đúng về thương hiệu. Doanh nghiệp có thể hiểu thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Như vậy để người tiêu dùng cảm nhận tốt và đúng với định vị mong muốn của doanh nghiệp là cả một quá trình đầu tư lâu dài. Nhưng không phải xây dựng thương hiệu là có được thương hiệu mạnh trong tâm trí khách hàng, mà thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận. Hôm nay mình sẽ đi định vị thương
Thương Hiệu và Sản Phẩm, cái nào có trước ?
Khi nào nên ưu tiên cho sản phẩm, khi nào nên tập trung cho thương hiệu? Trong quá trình phát triển của Doanh Nghiệp nói chung và việc Bán Hàng Online trên Fanpage nói riêng, Mình tin chắc rằng những Suy Nghĩ này đang hiện lên trong Suy Nghĩ và Tư Duy của rất nhiều các bạn trong số chúng ta ở đây.
Mình xin được nói RỘNG hơn một chút rằng Thương Hiệu không chỉ gói gọn trong việc Bàn hàng Online trên Fanpage mà Thương Hiệu còn Quyết Định Sự Sống Còn của chủ các Doanh Nghiệp.
Nếu chúng ta đã là người làm Marketing thì chắc hẳn ai cũng hiểu được một điều đó là : Sản phẩm & Dịch vụ là Cốt Lõi, sản phẩm là cơ sở và yếu tố cực kỳ Quan Trọng để tạo nên Thương Hiệu của chủ Doanh Nghiệp và Fanpage Bán Hàng. Chúng ta hiểu rằng, thương hiệu là một tài sản vô hình không thể nhìn thấy, không thể Chạm thấy nhưng Thương Hiệu lại là Cảm Xúc tạo nên Uy Tín cho Fanpage Bán Hàng của chúng ta cho nên Thương Hiệu là thứ vô cùng có giá trị đối với Doanh Nghiêp. Trong khi quyết tâm xây dựng thương hiệu, nhiều các bạn trong số chúng ta lại không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào. Để hiểu đúng, làm đúng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, thì đòi hỏi mỗi chúng ta đặc biệt là chủ thương hiệu cần có TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN về Thương Hiệu.
Thương Hiệu là tất cả sự Cảm Nhận của Khách Hàng Mục Tiêu
Nói một cách dễ hiểu nhất thì Thương Hiệu là tất cả sự Cảm Nhận của Khách Hàng Mục Tiêu về sản phẩm, dịch vụ của chúng ta. Để người tiêu dùng cảm nhận về Thương Hiệu tốt và đúng với định vị mong muốn của chúng ta là cả một quá trình đầu tư lâu dài. Mặt khác, không phải cứ có quyết tâm là sẽ có được Thương Hiệu Mạnh. Xét cho cùng, thương hiệu tồn tại khi và chỉ khi được Người Tiêu Dùng Xác Nhận mà thôi !!!
Nếu sản phẩm tốt thì người tiêu dùng sẽ yêu mến và lựa chọn
Mọi người trong số chúng ta vẫn luôn thường nghĩ: Nếu sản phẩm tốt thì người tiêu dùng sẽ yêu mến và lựa chọn, khi đó tự nhiên dần dần Thương Hiệu của chúng ta sẽ lớn lên, kiểu như “Hữu Xạ Tự Nhiên Hương”. Quan điểm này đưa ra dẫn chứng các câu chuyện làm Thương Hiệu của Việt Nam như: Kinh Đô, Trung Nguyên, Vinamilk, Bia Hà Nội ( rất rất nhiều )…
Ban đầu, các chủ Doanh Nghiệp này tập trung cho sản phẩm, sau đó tự nhiên thương hiệu được xây dựng. Nhưng thật ra, trong quá trình phát triển họ không chỉ chú trọng đến sản phẩm, mà họ đã quan tâm đến hầu hết các yếu tố làm nên bản sắc thương hiệu. Nhờ vậy mà thương hiệu của họ đã “ăn” sâu trong tâm trí khách hàng.
Thương Hiệu là phạm trù rộng lớn hơn sản phẩm
Chúng ta đều cho rằng cơ sở của thương hiệu là sản phẩm. Nghĩa là cần đầu tư cho sản phẩm vì sản phẩm càng tốt, càng được nhiều người đón nhận tức là việc phát tiển Thương Hiệu càng nhanh. Nhưng, sản phẩm không phải là tất cả. Nhưng các bạn là những người làm Thương Hiệu hãy nhận thức rõ Thương Hiệu là phạm trù rộng lớn hơn sản phẩm nhé !!! Ví dụ : Nếu nói P/S là chuyên gia chăm sóc răng miệng thì kem đánh răng, bàn chải, hay nước súc miệng là những sản phẩm cụ thể của P/S. Nếu nói An Phước là chuyên gia chăm sóc phong cách, thì áo sơ mi chỉ là một sản phẩm. Do vậy khi xây dựng thương hiệu, chúng ta cần quan tâm đến tất cả các vấn đề của Doanh Nghiệp chúng ta chứ không chỉ quan tâm đến sản phẩm, và trong đó cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người.
Chúng ta hãy tạo ra sự khác biệt để làm nên Thương Hiệu
Chúng ta hãy tạo ra sự khác biệt để làm nên Thương Hiệu vì tong thực tế, khi mua hàng, người tiêu dùng không chỉ mua phần Vật Chất là những cái họ trả tiền và Cầm, Nắm, Sử Dụng mà họ còn mua cả phần cảm xúc được chứa đựng trong sản phẩm. Yếu tố cảm xúc là cái bên ngoài sản phẩm, do những người làm Marketing chúng ta tạo ra, làm cho sản phẩm trở nên hoàn thiện và thuyết phục khách hàng mục tiêu rất quan trọng, có thể quyết định và làm gia tăng giá trị cho sản phẩm. Nếu trước đây giá cả thúc đẩy khách mua hàng thì ngày nay, giá trị của sản phẩm sẽ quyết định việc khách hàng có đến với Thương Hiệu hay không. Giá trị ở đây là tất cả những gì khách hàng có được khi đến với thương hiệu, chứ không chỉ đơn thuần là phần chức năng của sản phẩm. Vĩ dụ: Cùng là phương tiện đi lại, nhưng mỗi nhãn hiệu xe hơi mang đến cho khách hàng các mỗi giá trị cảm nhận hoàn toàn khác nhau, thông qua cái gọi là Định Vị Thương Hiệu. Với sự khác biệt đó, bằng các công cụ Marketing, chúng ta sẽ giữ chân khách hàng và gia tăng khách hàng trung thành.
Tùy từng ngành hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ với những đặc thù riêng, người làm Marketing chúng ta sẽ sử dụng các công cụ khác nhau để mang thông điệp sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu. Ví dụ để các bạn có thể dễ mường tượng nhất như với nhóm sản phẩm là dược phẩm hay thực phẩm dinh dưỡng, người làm Marketing chúng ta sẽ phải phân tích rất chi tiết về tính năng sản phẩm, từ tính năng đó chuyển sang lợi ích gì cho khách hàng mục tiêu. Nếu Abbott là loại sữa có chứa hệ dưỡng chất IQ, thì Dumex là loại sữa có chứa hỗn hợp Prebiotics hình thành hệ miễn dịch, khách hàng đã từ lâu nhận diện rõ như vậy… Hãy sẽ phải đưa ra những thông điệp thông qua các phương tiện truyền thông, để khách hàng hiểu rõ lợi ích của từng loại khác nhau. Với những ngành hàng như dược phẩm, công nghệ, máy công nghiệp…, đặc tính sản phẩm vượt trội có thể trở thành ưu thế. Làm Marketing các bạn hãy tập trung vào phát triển sản phẩm nhé !!!
Dĩ nhiền là không phải ai trong chúng ta là Marketing cũng gặp may mắn là sản phẩm có sẵn sự khác biệt về công nghệ hay lợi ích chức năng. Trong nhiều trường hợp, “sự khác biệt” do chính người làm Marketing chúng ta phải Tư Duy và Sáng Tạo, Cảm Biên liên tục so với thì trường để tạo ra. Tạo ra sự khác biệt, nhằm định vị cho Thương Hiệu, là cả một quá trình sáng tạo của người làm marketing. Thông thường, người làm marketing bắt đầu đi từ mong muốn của khách hàng, để gắn kết cảm xúc của khách hàng với sản phẩm, từ đó cảm xúc với thương hiệu được hình thành trong tâm trí khách hàng.
Làm thương hiệu phải kết hợp với yếu tố con người
Khi định vị thương hiệu, phải tùy thuộc vào điểm mạnh và nguồn nhân lực và tài chính của từng Doanh Nghiệp trên cơ sở là sự khác biệt. Trong quá trình định vị, chúng ta phải biết “hy sinh”, không ôm đồm; phải nhất quán và trung thành với mục tiêu của mình. Sự “hy sinh” của Doanh Nghiệp chún ta được thể hiện ở chỗ đã chọn lựa vị trí này thì phải bỏ vị trí khác. Một hình ảnh Sản Phẩm Dịch Vụ cao cấp thì chắc chắn không thể dành cho giới bình dân và ngược lại. Như vậy, làm Marketing cho Thương Hiệu không chỉ là quảng cáo hay những chương trình khuyến mãi hoành tráng, mà là làm tốt những điểm tiếp xúc của Thương Hiệu đối với khách hàng mục tiêu. Hệ thống tiếp xúc của Thương Hiệu đối với khách hàng mục tiêu có thể được hiểu gồm hai phần: “Phần Cứng” và “Phần Mềm”. “Phần cứng” là hệ thống nhận diện do Thương Hiệu, thiết kế để truyền thông Nhận Diện Thương Hiệu cho nhất quán và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Thương Hiệu vẫn không có được chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng nếu thiếu “Phần Mềm”.
Đó là yếu tố con người, là nụ cười của mấy cô nhân viên Bán Hàng Xinh Như Mộng là những chương trình chăm sóc khách hàng, là cách ứng xử, là bộ mặt của Doanh Nghiệp…Người làm Marketing chúng ta không nên tạo sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ chỉ đơn thuần về mặt chức năng, mà phải kết hợp với những yếu tố xúc cảm thông qua các công cụ và cách làm marketing này được gọi là Marketing cho Cảm Xúc Thương Hiệu và cái đích của nó là tạo những cảm nhận tốt đẹp trong tâm trí khách hàng đối với Thương Hiệu của chúng ta !!!
Nguồn: Tham khảo tài liệu Brandsvietnam
Ngọc Nguyễn – ATPSOFTWARE