Thời đại mới người người nhà nhà Startup bạn có tin không? Đúng vậy, thời gian gần đây các bạn trẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã và đang tự làm chủ bản thân, quản lý tiền bạc của chính mình thông qua việc khởi nghiệp. Rầm rộ nhất là khi chương trình Shark tank Việt Nam được khởi chiếu, để thấy được rằng ngành công nghiệp Startup đang là xu hướng lớn trong giới trẻ hiện nay. Vậy Startup là gì, xây dựng thương hiệu cho startup có cần thiết hay không? Mời các bạn đón xem bài viết sau đây của atpsoftware để cùng tìm hiểu, xem xét kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Startup là gì?
Start Up có nghĩa là khởi nghiệp
“Startup” từ này vốn của nó có rất nhiều nghĩa liên quan để nói đến tuy nhiên trong kinh doanh thì nó thường được hiểu nghĩa cơ bản là khởi nghiệp. Thường dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức, nhóm mới bắt đầu cho việc kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể.
Trong kinh doanh Startup là:
- Doanh nghiệp mới hình thành
- Khởi nghiệp
- Khởi nghiệp sáng tạo
- Tạo ra nguồn giá trị mới cho xã hội
Xây dựng thương hiệu cho Startup
Để xây dựng một thương hiệu thành công cho những người, bộ phận, nhóm công ty khởi nghiệp chúng ta cần thực hiện các bước sau.
1. Xây dựng câu chuyện cho sản phẩm
Trên thực tế mặt hàng, sản phẩm, lĩnh vực nào cũng đều đã và đang được khai thác trong xã hội. Việc bạn khởi nghiệp cho 1 sản phẩm chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc trùng lặp với các thương hiệu, công ty khác.
Vậy điều khách hàng quan tâm, lựa chọn trải nghiệm thương hiệu của bạn điều đầu tiên đó là gì? Đó chính là câu chuyện ẩn sâu bên trong sản phẩm của bạn. Xây dựng nên một câu chuyện độc đáo, cuốn hút, đánh đúng vào Insight của khách hàng mục tiêu, nhận được sự đồng cảm của khách hàng sẽ giúp thương hiệu của bạn bước đầu để lại một dấu ấn tốt tới khách hàng.
2. Giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của thương hiệu
Nhận diện đúng giá trị mà thương hiệu của bạn đem lại cho khách hàng có đáp ứng được nhu cầu thực chất mà khách hàng hướng tới.
Kết hợp khác biệt để cạnh tranh trong ngành cùng với giá trị đem lại cho khách hàng để hệ thống xây dựng nên giá trị cốt lõi của thương hiệu. Từ đó phát triển thương hiệu đi đúng hướng, đúng phân khúc để cạnh tranh.
3. Định vị thương hiệu đúng phân khúc
Thương hiệu mạnh là thương hiệu biết mình là ai, mình phục vụ gì cho khách hàng của hình, khách hàng của mình là ai. Việc xác định được đúng phân khúc khách hàng hướng tới để lựa chọn xây dựng thương hiệu đi theo đúng hướng.
Ví dụ như: Thương hiệu hướng tới là lứa tuổi 20 trở lên, tính cách năng động, sáng tạo, đa màu sắc, tươi tắn. Thì nên chọn thiết kế Logo trẻ trung, độc đáo. Hay có những chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu đầy cá tính, chiến dịch thi tài, năng động.
4. Lựa chọn tên thương hiệu
Tên thương hiệu không chỉ là tên gọi, nó còn là thứ quyết định việc có gây nên trào lưu, dấu ấn cho thương hiệu của bạn hay không.
Không nên đặt tên quá dài, cũng như quá khó đọc. Thương hiệu muốn để lại dấu ấn cho người nghe cần có sự độc đáo trong việc dùng vân, chơi chữ, hay đơn giản là bắt kịp xu hướng hiện tại hoặc trong tương lai cũng đủ để lại dấu ấn tốt cho khách hàng về thương hiệu của bạn.
5. Thiết kế Logo nhận diện thương hiệu
Logo luôn là thứ không thể thiếu cho bất kì một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Thiết kế logo nên đi kèm sát với tên thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn vừa để tạo dấu ấn, vừa có cái nhận diện nhanh nhất cho khách hàng khi tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ của công ty bạn.
6. Duy trì và không ngừng tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Để từng bước phát triển xây dựng thương hiệu đi lên từng ngày, việc duy trì nhận diện thương hiệu cho công ty là vô cùng quan trọng.
Bạn cần có những chiến lược tiếp thị, quảng cáo đủ mạnh, tốt để tăng sự xuất hiện của thương hiệu bạn trong mặt khách hàng. Kích thích mua hàng, chuyển đổi số với những chiến lược kinh doanh, PR sản phẩm dịch vụ. Từ đó giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Những điều cần lưu ý trong xây dựng thương hiệu
Là công ty, cá nhân mới khởi nghiệp, còn non trẻ trong ngành mọi bước đi của bạn đều nên cẩn trọng, chú ý để tránh nhận phải những cái kết không đáng có trong việc vận hành nhất là về vấn đề thương hiệu:
- Dự trù sẵn các kế hoạch xấu nhất có thể xảy đến trong quá trình xây dựng thương hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Chú trọng hiệu quả Marketing, tránh lãng phí chi quá nhiều cho công việc chạy quảng cáo mà làm thâm hụt đến ngân sách.
- Không ngừng cải tiến, sáng tạo ra những dòng sản phẩm mới thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã cho thương hiệu.
- Nên áp dụng, tối ưu hóa công cụ marketing trong kinh doanh. Nhất là thị trường, tiếp thị online
- Hạn chế gây bất đồng, tranh cãi với khách hàng vì đây dễ thành điểm yếu để các doanh nghiệp đối thủ đánh vào làm hạ thấp thương hiệu của công ty.
- Áp dụng tốt Marketing miễn phí chưa bao giờ là dư thừa
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ hữu ích cho những ai đã và đang xây dựng thương hiệu cho công ty, tổ chức, cá nhân đang trong giai đoạn khởi nghiệp của mình. Chúc các bạn sẽ thành công trên con đường mình đã chọn.
Tài liệu tham khảo:
Branding là gì? Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Chiến lược xây dựng thương hiệu đột phá từ khởi điểm số 0.