Ý nghĩa của màu sắc trong Marketing – Lựa chọn màu sắc phù hợp là yếu tố của thành công – Sau đây là ý nghĩa của một số màu sắc (và các tone màu của nó) trong các khái niệm văn hóa của phương tây. Đương nhiên nó phần nào cũng ứng dụng khá tốt với các truyền thống phương đông.
Màu đỏ
Màu đỏ là màu của lửa và máu, nó đi liền với sức mạnh, quyền lực, sự quyết tâm; nó cũng là biểu tượng của sự đe dọa, nguy hiểm và chiến tranh. Màu đỏ cũng là màu của cảm xúc, nhiệt huyết và tình yêu. Màu đỏ là màu của sự dũng cảm và hy sinh, đó là lý do ta thấy một số quốc kỳ của một số nuớc (trong đó có Việt Nam) có màu đỏ là màu nền.
* Màu đỏ nhạt: là màu của sự thụ hưởng, đam mê, nhạy cảm và tình yêu cũng như tính dục (sexuality)
* Màu đỏ tím (pink): là biều tượng của lãng mạn, tình yêu và tình bạn. Nó thể hiện sự cảm xúc nữ tính (feminine passiveness)
* Màu đỏ đậm: là biểu tượng của sự quyết tâm mạnh mẽ, sự lãnh đạo, dũng cảm, đợi chờ. Ở một sắc thái khác là sự giận dữ tột độ.
* Màu nâu: màu của sự vững bền và chắc chắn. Đồng thời nó cũng là sự tượng trưng cho nam tính.
Màu cam
Màu cam được thụ hưởng sự mạnh mẽ của màu đỏ và sự hạnh phúc của màu vàng. Nó đi liền với sự vui tươi, nhẹ nhàng và tươi mát. Màu cam biểu trưng cho sự cố gắng, thu hút, quyết rũ, hạnh phúc, sáng tạo. Với mắt người màu cam tương đối nóng và chính vì thế nó mang tới cảm giác ấm nóng, tuy nhiên nó không mạnh mẽ màu đỏ. Theo một số nghiên cứu, màu cam có khả năng tăng cường oxy lên não và do đó cho phép não hoạt động tốtt hơn và sáng tạo hơn (chú thích: nhưng đừng vì thế mà cả ngày ngồi nhìn màu cam nhé, điên đấy!)
* Màu cam đậm: cẩn thận với màu này, nó mang nghĩa dối lừa và không tinh tưởng.
* Màu cam đỏ: mang ý nghĩa đòi hỏi, hấp dẫn tính dục, và thỏa mãn.
* Màu đỏ vàng: mang đến cảm giác sang trọng và quý phái. Màu này còn mang ý nghĩa thịnh vượng, thông thái.
Màu vàng
Màu vàng là màu của nắng mặt trời ấm áp. Nó đi liền với cảm giác thụ hưởng hạnh phúc. Nó còn là màu của sự thông thái và mạnh mẽ. Màu vàng mang lại cảm giác ấm áp, làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc. Màu vàng nhạt còn mang sự thu hút đáng kể. Tuy nhiên khi màu vàng được sự dụng quá mức sẽ mang đến sự khó chịu và giận dữ, một số nghiên cứu đã cho thấy trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thuờng trong những căn phòng màu vàng. Màu vàng còn mang ý nghĩa danh dự và trung thành. Dù vậy trong một giới hạn nào đó, màu vàng được xem là yếu đuối và trẻ con.
Màu xanh lá cây
Màu xanh lá cây là màu của thiên nhiên. Nó cho tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận, tươi mát màu mỡ. Màu xanh lá cây còn mang lại cảm xúc an toàn. Đây là lý do tại sao đèn giao thông sử dụng màu xanh lá báo hiệu “ok, đi đi”… Màu xanh này còn mang lại sự nhẹ nhàng cho mắt. Màu xanh lá cây còn mang ý nghĩa của sự phát triển và hy vọng.
* Màu xanh lá cây đậm: tuy nhiên là mang ý nghĩa thèm muốn, keo kiệt và ganh tỵ
* Màu vang-xanh: mang ý nghĩa tiêu cực – ganh tỵ, bệnh họan và yếu đuối.
* Màu xanh biển: thể hiện tươi khỏe và bảo vệ.
* Xanh o-liu (olive green): là màu của hòa bình.
Màu xanh dương
Màu xanh dương là màu của trời và biển. Nó đi liển với cảm giác sâu thẵm, vững vàng và yên bình. Nó còn là màu của sự trung thành, tin tưởng, thông thái, tự tin, thông minh. Màu xanh dương còn mang lại sự ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Đây là lí do tại sao các nhãn hiệu của các hãng nước khoáng thường có màu xanh dương. Trái nghịch với các màu nóng như đỏ, cam và vàng; màu xanh có liên hệ đến sự nhận thức và trí tuệ (có lẽ vì thế mà IBM sử dụng màu xanh này chăng, IBM = DeepBlue or Big Blue). Màu xanh dương còn được cho là màu của nam tính, dựa vào một số thông kê đã cho thấy, tỉ lệ rất cao nam giới ưa thích và sử dụng màu xanh.
* Màu xanh dương nhạt: diễn tả sự nhẹ nhàng, mỏng manh, về tinh thần thì có nghĩa là thông cảm.
* Màu xanh dương đậm: thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng và mang tính chuyên nghiệp cao, nó mang lại cảm giác an tâm.
Màu tím
Màu tím (purple): màu tím là sự kết hợp giữa mạnh mẽ của màu đỏ và sự vững chắc của màu xanh. Màu tím là biểu tượng của sức mạnh, quý tộc, sang trọng và sự thèm muốn. Ở một góc độ khác màu tím còn là màu của sự huyền bí, ma thuật và sáng tạo. Các surveys đã cho thấy 75% trẻ thành niên lựa chọn màu tím hơn các màu khác. Một điểm dđáng chú ý là màu tím ít được tìm thấy trong tự nhiên, nên nó được xem là màu nhân tạo.
* Tím nhạt: đem lại cảm giác lãng mạn và hoài cảm về quá khứ
* Tím đậm: tạo cảm giác buồn và vô vọng. Màu này đem lại cảm giác khá khó chịu cho hầu hết mọi người.
Màu trắng
Màu trắng đi liền với sự trong trắng, tinh khiết, thánh thiện và trinh nguyên. Được xem là màu của sự hoàn thiện. Màu trắng còn có ý nghĩa đơn giản và an toàn. Các lý do trên lý giải phần nào: bệnh viện sử dụng màu trắng, các thiên thần mặc đồ toàn trắng và các sản phẩm sửa, các sản phẩm giảm cân, giảm béo (low-fat, low-cholesterol…) sử dụng tem màu trắng … Và không loại trừ hacker-mũ trắng (white-hat hacker)
Màu đen
Màu đen đi liền với quyền lực, thanh nhã, trang trọng. Ở một góc nhìn khác màu đen là hình tượng của cái tang tóc, cái chết, huyền bí và của quỷ (evil – devil). Màu đen còn là màu của sự sợ hãi và bí ẩn (lỗ đen vũ trụ). Nó thường đem lại ý nghĩa tiêu cực (danh sách đen, truyện/sách/báo đen, ngày đen tối). Nhưng nó đôi khi mang lại ý nghĩa cực kỳ tiêu cực nếu được sử dụng hợp lý: nó bao hàm ý nghĩa trang trọng,lịch thiệp và quý phái: đây là lý do tại sao các loại xe cao cấp (Mercedes, BMW,..) đều có màu đen. Đều đặc biệt là sự kết hợp của màu đen với các màu khác mang lại ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:
* Đen và trắng: tạo cảm giác tang thương và đau buồn..nhưng nếu hợp lý lại rất smart.
* Đen và nhóm màu nóng (red || orange): cảm giác khá sốc…
* Đen và nhóm màu lạnh (blue): cảm giác khỏe khoắn nam tính và hơi bị lịch thiệp.
Ý nghĩa của màu sắc trong Marketing – Lựa chọn màu sắc phù hợp là yếu tố của thành công
Tại sao Facebook lại có nền xanh? Hóa ra lý do rất đơn giản: Mark Zuckerberg bị mù màu. Mark không thể phân biệt được hai màu đỏ-xanh lá, nên màu xanh da trời, theo như chính Mark nói “là màu mà tôi có thể nhìn một cách trọn vẹn nhất”.
Vậy là việc chọn màu của Facebook là hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng đối với nhiều trường hợp khác, việc chọn màu lại không đơn giản như thế. Thị giác là giác quan phát triển hoàn chỉnh nhất của con người – bởi thế khi đưa ra đánh giá hay quyết định, chúng ta dựa tới 90% vào màu sắc. Rõ ràng giữa màu sắc và tâm lý con người luôn tồn tại một sự liên kết chặt chẽ. Những nhà marketing, người mà công việc chính là đọc vị khách hàng, đương nhiên không thể bỏ qua điều này. Việc tìm hiểu môn “sắc màu học” này đem lại những ứng dụng to lớn đến bất ngờ trong marketing nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Đầu tiên: Bạn có thể nhận ra bao nhiêu thương hiệu thông qua các màu sắc này?
Trước khi đi sâu vào phân tích, chúng ta sẽ làm một trắc nghiệm nhỏ để xem màu sắc thực sự có quyền lực mạnh mẽ tới mức nào trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu. Nhìn vào những ô màu này, bạn có nhận ra thương hiệu nào sử dụng chúng làm màu cơ bản không?
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Ví dụ 3:
Ví dụ 4:
Bài trắc nghiệm trên được thiết kế bởi designer của Youtube Marc Hemeon. Câu trả lời sẽ có ở cuối bài.
Màu sắc nào khơi gợi nên cảm xúc trong chúng ta?
Để hiểu được chính xác mỗi màu sắc nhất định sẽ khơi gợi nên cảm xúc gì trong con người hóa ra không hề đơn giản. Công ty Logo đã tạo nên một bảng phân tích rất tuyệt, cho thấy màu sác nào phù hợp với từng công ty và tại sao lại thế.
Bây giờ chúng ta sẽ xem thử các thương hiệu lớn áp dụng những điều trên thế nào vào logo và nhận diện thương hiệu của họ:
Màu vàng– lạc quan, rõ ràng và ấm áp
Các tên tuổi sử dụng: Nikon, Subway, Best Buy, IMDb, IKEA, Shell, McDonald,…
Màu cam – thân thiện, vui vẻ và tự tin
Các thương hiệu nổi tiếng:
Nickelodeon, Amazon, Fanta, Firefox
Màu đỏ – hào hứng, trẻ trung và chắc chắn
Các thương hiệu: Nintendo, Cocacola, Lego, Canon, CNN, Avis
Màu tím – sáng tạo, trí tưởng tượng bay cao, khôn ngoan
Các thương hiệu sính dùng màu tím: Yahoo, Barbie, Taco Bell
Màu xanh lam – tin tưởng, có thể trông cậy, mạnh mẽ
Các thương hiệu màu xanh: RIO, Dell, HP, Oreo, Facebook, Walmart, Oral-B, IBM, Vimeo
Màu trắng – cân bằng, trung lập, bình tĩnh và sành điệu
Các tên tuổi màu trắng: Apple, Wikipedia, Puma, Cartoon Network
Tại sao chúng ta muốn mua một món đồ gì đó? Màu sắc của chúng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ, khi người mua hàng muốn tìm sự thoải mái, họ tự động chọn những thứ màu xanh lá, bởi màu này tạo cảm giác thư thái. Đối với những mặt hàng xa xỉ, màu đen tạo cảm giác sành điệu hơn. Màu vàng chanh thể hiện sự trẻ trung và lạc quan nên những đồ màu vàng thường được đặt bên cạnh cửa sổ để gây chú ý. Trong đó, màu cam tạo cảm giác khí thế, hơi chói gắt, nên nó hay được dùng trong các thông báo hô hào mua hàng hoặc đăng kí. Riêng màu hồng, vốn được coi là “độc quyền của phái nữ”, nó thể hiện sự lãng mạn và dễ thương nên rất hay được dùng trong các sản phẩm dành cho nữ giới như thời trang, bao bì mĩ phẩm,…
Vậy làm sao để áp dụng màu sắc vào marketing hiệu quả bây giờ?
KISSmetrics đã làm một cuộc khảo sát tâm lý của hai nhóm khách hàng nam-nữ và những ảnh hưởng của màu sắc lên họ. Nếu bạn sắp làm một chiến dịch marketing hướng vào hai đối tượng này riêng biệt, thì phải nhớ những điều sau đây:
Phụ nữ thích: màu xanh lam, tím và xanh da trời
Phụ nữ ghét: da cam, nâu và xám
Sự lựa chọn của nam giới lại hơi khác:
Nam giới thích: Xanh lam, xanh lá cây và đen
Nam giới ghét: nâu, cam và tím
Cuối cùng, tại sao các link trên mạng lại có màu xanh lam?
Đây là giao diện xám-xanh nguyên thủy của Internet. Tim Bernes-Lee, người phát minh ra mạng, được cho rằng là người đầu tiên chọn màu xanh cho các đường link trên internet. Vào thời bấy giờ, trình duyệt cổ xưa Mosaic hiển thị các trang web trên một giao diện xám và chữ đen như bạn thấy trên hình. Bởi vậy, để cá liên kết được nổi bật trên nền ấy, Tim đã biến nó thành màu xanh lam Tới nay, màu sắc của link chưa từng bị thay đổi, dù giao diện trang web đã thay đổi hoàn toàn so với thời đó.
Rõ ràng màu sắc ảnh hưởng lớn tới tâm lý của chúng ta. Những hiểu biết này hẳn phải có ích đối với marketer, giúp họ một lần được bước sâu hơn vào tâm trí và trái tim khách hàng.
Đáp án: 1. Facebook. 2. Google. 3. Flickr. 4. LinkedIn
Xem thêm:
Bùng nổ đơn hàng trên Shopee dễ dàng với phần mềm hỗ trợ bán 1 không 2 Simple Shopee
Phần mềm kết bạn bán hàng tự động Simple Facebook
CRM Profile – Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook cá nhân
Tâm Trần – Tổng và edit
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096