Digital Marketing Manager là người chịu trách nghiệm lên kế hoạch, thực thi, và theo dõi hiệu quả hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Vị trí này chịu trách nhiệm chính trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu.
Trong giai đoạn hiện nay, có một xu hướng phát triển của vị trí này, đó là các manager không còn chung chung nữa, mà đi vào đảm nhiệm theo từng nhóm kênh hay kênh marketing cụ thể. Community Manager là một điển hình cụ thể cho sự phân hóa này. Vị trí này được sinh ra dựa trên nhu cầu làm marketing trên môi trường social media, cũng như sự phát triển chóng mặt của các công cụ social media như Facebook, Instagram, Snapchat,…
Công việc hàng ngày của Digital Marketing Manager
Về cơ bản, phần việc hàng ngày của vị trí này bao gồm:
- Lên kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp theo thời điểm, theo mùa, theo năm, hay theo đợt phát hành sản phẩm (tùy vào mục đích của doanh nghiệp)
- Theo dõi các chỉ số đo đếm hiệu quả theo kênh và chỉ số chung, từ đó đưa ra những dự đoán và hành động cần thiết
- Đưa ra những chiến lược và kế hoạch thực thi marketing cho phòng marketing
- Hợp tác với các phòng ban hay bộ phận có liên quan để thực thi một mục tiêu kinh doanh theo chỉ đạo của cấp trên. Thường thì bộ phận marketing sẽ hay hợp tác cùng các phòng như Bán hàng, Branding.
- Phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự mới cho phòng marketing (nếu cần)
(Nguồn: marketingai.admicro.vn)
Những yếu tố để trở thành Digital Marketing Manager chuyên nghiệp
1. Tư duy chiến lược
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với một Digital Marketing Manager là phải có khả năng suy nghĩ, óc phân tích và phải có tư duy chiến lược, lên kế hoạch cho mọi chiến lược, mọi tình huống có thể xảy ra, có thể nói tư duy chiến lược là một kỹ năng sống còn của Digital Marketing Manager, với khả năng tư duy chiến lược tốt chắc chắn bạn sẽ xây dựng được một chiến lược phát triển, đánh giá hiệu quả công việc được tối ưu hơn.
Tư duy chiến lược ở đây bao gồm cả khả năng nắm bắt suy nghĩ của người khác như thế nào. Nếu không nắm bắt được suy nghĩ của khách hàng, một Digital Marketing Manager không bao giờ hiểu được họ cần gì, coi như thất bại ở khâu lên kế hoạch.
2. Khả năng phân tích dữ liệu
Đối với digital marketing, sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu bạn không nhanh nhạy về con số. Lý do là bởi để thực thi và cải tiến chiến lược marketing, bạn cần đọc và hiểu dữ liệu về chiến dịch, khách hàng, cũng như hiệu quả các kênh digital marketing. Không chỉ sáng tạo trong chiến lược, bạn còn với sự hỗ t trợ của các công cụ phân tích dữ liệu. Để từ đó thực hiện và cải tiến các chiến lược tiếp thị thông qua các kênh tiếp thị để “tăng lợi nhuận” và cải thiện hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
3. Học hỏi từ đối thủ
Chớ nên làm tiếp thị cách thụ động. Đổi lại, hãy tập học hỏi từ chính đối thủ của mình: xác định họ là ai? họ đang hoạt động ra sao?
Chẳng có gì phải ngại khi làm vậy cả. Ngoài ra, marketers còn phải tìm hiểu xem đối thủ sắp thực hiện những chiến lược nào và họ so với mình có những điểm mạnh điểm yếu ra sao?
Chính những việc này giúp bạn hiểu rõ đối thủ của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Đối thủ đang xếp hạng 3 trong mục tìm kiếm Google? Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tập trung đẩy nhanh công việc kinh doanh của mình hơn nữa.
4. Phân khúc khách hàng hiệu quả
Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận với khách hàng mục tiêu có vẻ hiệu quả hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau.
Nếu là 1 marketer chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ biết nên hỏi gì để phân biệt những người đối tượng ấy với nhau.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.
Hẳn là bạn phải phân ra điều gì ảnh hưởng đến các mối liên hệ của mình. Để tìm ra được, bạn chỉ cần yêu cầu họ chỉ ra những vấn đề họ gặp phải từ danh sách bạn đã liệt kê ra trước đó.
Từ đấy, bạn dễ dàng phân khúc khách hàng thông qua những trở ngại kể trên và xếp họ vào các nhóm khác nhau. Với mỗi vấn đề cần đưa ra các cách giải quyết riêng biệt. Và marketing góp phần lớn lao trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.
5. Quảng cáo thông qua các mạng xã hội trả phí
Vài năm trở lại đây mạng xã hội Facebook bắt đầu nổi lên và được xem là kênh quảng cáo mang lại hiệu quả cao. Với một Digital Marketing Manager mà nói, kênh quảng cáo trả phí này giống như cánh tay phải đắc lực, hỗ trợ họ trong công việc triển khai và thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm, hình ảnh thương hiệu.
6. Email Marketing
Tiếp thị thông qua email hay còn gọi là email marketing là một trong những hình thức marketing đơn giản nhất, chi phí thấp xong hiệu quả công việc cao. Các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận ra tiềm năng và vẫn còn đánh giá thấp vai trò của email marketing.
Email Marketing là hình thức tiếp thị có mục tiêu, tức là người dùng có thể liên lạc với khách hàng đang quan tâm đến các sản phẩm, nội dung, thông tin hữu ích mà bạn trình bày, cung cấp trong email.
7. SEO
SEO nhằm mục đích để tăng khả năng hiện diện của trang web trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm của Google. Lĩnh vực này bao gồm 2 phần: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không mất phí hoặc trả phí click chuột bằng cách sử dụng AdWords của Google. Tất nhiên phần không mất phí bao giờ cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn để được công cụ tìm kiếm của Google đánh giá thứ hạng cao.
8. Kỹ năng sử dụng các công cụ miễn phí
Trên thị trường có rất nhiều công cụ miễn phí và hữu ích có sẵn cho Digital Marketing Manager lựa chọn, trong số đó bao gồm các công cụ như: Hootsuite, Tweetdeck, Facebook Insights, Twitter analytics hay Google analytics.
Việc hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ này giúp ích rất lớn cho các Digital Marketing Manager trong việc triển khai kế hoạch và chiến lược sáng tạo.
9. Marketing thông qua mạng xã hội
Một Digital Marketing Manager phải nắm rõ cách sử dụng và cách thức hoạt động các mạng xã hội khác nhau. Ngày nay mạng xã hội đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, là nơi kết nối mọi người ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới với nhau. Số lượng người dùng mạng xã hội ngày càng nhiều. Rõ ràng đây là một trong những lợi thế lớn cho người làm marketing.
10. Mạo hiểm, ưa thử thách
Đây là kỹ năng cốt lõi làm nên một digital marketing manager trong thời đại số. Ở thời buổi mà các công cụ digital phát triển với tốc độ chóng mặt, và có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hùng mạnh, doanh nghiệp sẽ khó có thể trụ vững nếu không liều mình thử nghiệm, đổi mới. Chỉ có bước ra khỏi vùng an toàn, doanh nghiệp mới có thể bỏ xa các đối thủ và giữ vị trí số một trong tâm trí của khách hàng. Vậy nên, không chỉ tuân theo các quy định, digital marketing manager còn cần đưa ra những ý tưởng táo bạo, và sẵn sàng “xắn tay” vào thực thi những ý tưởng đó.
Tất nhiên, còn có nhiều kỹ năng nữa mà bạn cần phải học để có thể vươn lên vị trí này, chẳng hạn như khả năng thấu hiểu khách hàng, nắm bắt xu hướng mới trên thị trường, kỹ năng đàm phán,
Nếu muốn trở thành Digital Marketing Manager chuyên nghiệp, trên đây là những gì bạn cần phải trang bị cho mình. Hy vọng sau bài viết trên này, bạn đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn đặc thù, và có cái nhìn tổng quan hơn về nghề, để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình nhé.
Nguồn: goodcv.vn