Tản mạn chuyện đi tìm Thiên Thời để lập nghiệp, đổi đời từ 2 bàn tay trắng.
Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi đang chia sẻ cho cộng đồng.
Bài học kinh doanh số 34 – Kinh nghiệm khởi nghiệp ngành F&B
Bài học kinh doanh số 33 – Nỗi khổ khi lao đầu vào khởi nghiệp với số vốn ít
Bài học kinh doanh số 32 – Có nên thuê quản lý cho quán Cafe?
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng
THIÊN THỜI
Chữ “Thiên Thời” làm nhiều người liên tưởng đến cơ hội trời cho. Thực tế trời không liên quan gì ở đây. Trong cụm từ này, chỉ riêng chữ “Thời” là có ý nghĩa.
“Thời” đơn giản là thời gian, là khi nào, là bao giờ. Làm bất cứ việc gì cũng phải đặt câu hỏi, có sớm quá không, có muộn quá không, có đúng lúc không? Chính ta phải tự trả lời câu hỏi này, chứ chẳng có ông Trời nào trả lời thay ta.
Thấy người ta nuôi cá trê phi có lời, mình nhảy vào nuôi theo thì lỗ. Sự khác nhau chỉ là, một bên thì tham gia đúng lúc và một bên thì bắt đầu khi đã muộn, đã có quá nhiều người bán (cung) và nhu cầu tiêu thụ thì ít lại vì các thương lái đã có mối hết rồi (cầu giảm). Đó là câu chuyện về mô hình kinh doanh phong trào, điển hình của Sài Gòn những năm 1980 mà tôi nghe cậu tôi kể lại sau này việc đã thua lỗ thế nào khi thấy nhà nhà làm và lao vô làm dù trước đó ổng đang có rất tiền khá từ kinh doanh sản xuất mực in. Thời đó, ai có sáng kiến thành công là cả xã hội đi theo. Rất tiếc, đa số không hiểu rằng, khi cơ hội kiếm tiền rõ ràng tới mức ai cũng nhìn thấy, thì đó là lúc đã quá muộn để tham gia.
Thị trường chứng khoán những năm 2006-2010 cũng cho nhiều bài học về tầm quan trọng của chữ “Thời”. 99% của sự khôn ngoan ở đây chính là “đúng lúc”. Những người tham gia thị trường chứng khoán quá sớm thì bị chôn vốn, những người rút chân ra quá trễ thì mất tiền. Ai mua chứng khoán đầu năm 2006 và bán cuối 2007 đều thành công; Ai mua chứng khoán cuối 2007 và 2008 bán sau đó đều thất bại là những bạn học tôi quen ở trường ĐH, ỷ nhà giàu có, cộng với không hiểu hiết nên hầu hết đều trắng tay số tiền gia đình cho sau đó.
Như đã nói ở trên, sự “đúng lúc” không phải do ông Trời thì thầm báo mộng. Chính ta, trước khi quyết định làm việc gì, phải tự trả lời cho các câu hỏi: có sớm quá không, có muộn quá không, có đúng lúc không?.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần có thông tin và tri thức về “xu thế phát triển tất yếu” của các quá trình tự nhiên và xã hội. Bạn phải có sự hiểu biết về sự vận hành theo chu kỳ của vạn vật.
Nếu bạn đi ngược xu thế, là bạn lỗi thời. Nếu bạn đi lạc chu kỳ, là bạn lỗi nhịp. Nếu bạn đầu tư vào một sản phẩm/dịch vụ đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống, là bạn không đúng lúc. Trong tất cả các trường hợp trên, khả năng thành công sẽ không cao.
Mọi sự vật trong vũ trụ đều trải qua một quy luật là . SINH–LÃO – BỆNH – TỬ.
Trong kinh doanh bất cứ công ty nào hay ngành nghề nào đều cũng phải qua các giai đoan Sinh ra – Lớn lên – Bão hòa – Chết.
Tất cả mọi ngành nghề đều có chu kì ví dụ như : Trồng Mía đường siêu lợi nhuận => cả làng kéo nhau đi trồng => khủng hoảng thừa=> giá rẻ => lỗ chết. Đầu cơ BDS siêu lãi => toàn dân đầu cơ => bong bóng=> nổ chết.
Tất cả các ngành đều không chống lại quy luật này dù là trồng cao su, tàu biển,thủy sản, công nghiệp, công nghệ…. như Kodak của Mĩ hàng Flim ảnh lớn nhất thế giới cũng phải chết dưới tay Nikon,Canon, hãng Nokia lừng danh 1 thời lại khốn khốn với Samsung, Apple.
Trong kinh doanh nếu bạn chọn được nghề nghiệp hay ý tưởng ở giai đoạn SINH RA – LỚN LÊN là bạn đã có thiên thời.
Ví dụ: bạn mua được một căn nhà lúc giá rẻ, sau đó nó tăng giá vù vù, người ta bảo bạn GẶP THỜI. Khi bạn mua Ngôi nhà ấy đúng đỉnh cao, giá nó giảm ầm ầm, bạn thua lỗ giai đoạn ấy thị trường BDS là Bão Hòa – Chết hay nhiều người gọi là HẾT THỜI.
Hiểu được vòng quay của THIÊN THỜI chính là bạn đã tự tạo ra đưsựợc THIÊN THỜI cho mình, nếu biết nắm lấy nó bạn sẽ thành công lớn.
Ngược lại chống lại nó, không thức thời điều chỉnh là bạn sẽ thất bại, như Nokia, Kodak… là 1ví dụ.
Ví dụ : Khi BDS hết thời, ngành XD cũng hết thời, khủng hoảng thừa, hợp đồng ế ẩm, tiền nợ đọng, cạnh tranh giành giật quá nhiều.. mà bạn đầu tư vào ngành XD lúc đó thì khả năng phát triển rất thấp nếu không muốn nói là rất dễ chết dù bạn CÓ GIỎI THẾ NÀO ĐI NỮA.
Trong xã hội đôi khi người giàu lại không phải những kẻ làm nhiều, thông minh hơn người, mà lại là những người biết quan sát, nhanh nhạy để ý sự dịch chuyển của đồng tiền trong xã hội đi vào ngành nào để đón trước tương lai.
Và 1 điều thú vị ít ai để ý là khi 1 ngành nghề nào đó sắp Hết Thời thì cũng đồng nghĩa sẽ có 1 ngành nào đó Sinh Ra và Lớn Lên với SP/DV khác để thay thế
Như khi xu hướng mua DVD xem phim chết dần thì xu hướng xem phim trực tuyến bản quyền sẽ Lớn Lên.
Và khi 1 ngành Đạt Đỉnh (nhiều người nhảy vào làm ào ạt) thì sẽ có 1 ngành mới sắp sinh ra để hỗ trợ cho các đơn vị đang nhảy vào ào ạt này và đây cũng là thiên thời.
Ví dụ như ngày xưa, nhà nhà ai cũng mở cafe dùng gỗ palet theo style chuỗi Milano thì 1 nhu cầu mới khai sinh là đóng bàn ghế gỗ tái chế pallet. Vậy lúc đó, ai tinh ý là đi nhận thầu đóng bàn ghế gỗ pallet sẽ nhanh giàu, còn đua ra mở cafe ghế gỗ pallet thì cạnh tranh dữ dội.
ĐỊA LỢI
Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã nắm được thời vận mà không có bất kỳ lợi thế gì từ nguồn lực bản thân để làm thì cũng vô dụng. Thấy cơ hội mà không tài nào nắm bắt được còn khổ sở hơn rất nhiều.
Thế nên mới có thêm chữ “Địa Lợi” phí sau “Thiên Thời”, tức lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực của bạn nếu bạn nắm bắt cơ hội làm ăn ở 1 khu vực nào đó.
Trước khi quyết định làm bất cứ việc gì khi thấy được cơ hội Thiên Thời, bản thân cũng phải đặt câu hỏi: ta có lợi thế gì để làm việc này hay không? Không có lợi thế, bạn rất khó thành công. Người Việt Nam hay nhấn mạnh từ đam mê. Nhiều người phán như Thánh: chỉ cần có đam mê… ĐAM MÊ KHÔNG LÀ KHÔNG ĐỦ ĐÂU.
NHÂN HÒA
Nhưng không lẽ vì vậy mà bỏ qua Cơ Hội Trời Ban, nên chúng ta sẽ đi tìm mảnh ghép để cùng làm, nên có thêm chữ nhân hòa. Hợp tác để cùng đạt mục tiêu chung. Như 2 nhà máy liên doanh với nhau, 1 hãng sx điện thoại hợp tác chuỗi cửa hàng điện thoại lớn để mở nhanh thị trường…
Thế nên nếu tuổi đời còn rất trẻ, lại chưa biết làm gì để đổi đời và giàu có, thì 3 việc cần làm:
– Mở rộng sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. Trải nghiệm càng nhiều càng tốt.
– Xây dựng và tích lũy mối quan hệ bản thân với nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đừng quá bó hẹp bản thân.
– Rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết trong công việc, nên biết chơi vài môn thể thao, nhạc cụ. Ngoài 1 chuyên môn thật giỏi thì cũng nên học về chiều rộng các chuyên ngành khác, đi đây đó nhiều mở rộng vốn sống bản thân.
Vì cuộc đời ta sẽ không biết cơ hội đến lúc nào. Để tránh khi ta nhìn ra 1 cơ hội thì lại không thể làm được vì sự hiểu biết hạn hẹp bản thân.
Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ nhận ra đâu mới đúng là thời vận để nhảy vô lập nghiệp.
– Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hùng –