Chia sẻ câu chuyện đặc thù về ngành đặc thù
Ngành của tôi đặc thù lắm, không cần làm điều đó đâu. (Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi đang viết chia sẻ cho cộng đồng)
Bài học kinh doanh số 38 – Tối ưu không gian khi làm F&B
Bài học kinh doanh số 39: Xu hướng Marketing – Bản đồ trải nghiệm khách hàng
Bài học kinh doanh số 40 – Nỗi đau thất thoát trong kinh doanh F&B
1. Tâm sự chuyện ngành đặc thù
Xưa, có lần mình cafe với 1 bác kinh doanh bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, mình kêu bỏ công xây dựng fanpage và seo từ khóa lên google, không Hùng ơi, ngành này nó đặc thù lắm, ai mà thèm search google, người ta bán qua mối quan hệ. Rồi vụ cháy chung cư carina cách đây rất lâu rồi (ai không biết có thể google), đơn vị nào mà nhanh tay ở trên top google lúc đó, đơn vị đó kiếm khá vì tỷ lệ search mua thiết bị phòng cháy chữa cháy cao nhất 10 năm qua trong thời điểm đó khi báo chí liên tục đăng tải, ai nằm top, doanh thu 1 tháng bằng 5 năm là bình thường, và bác ấy đã bỏ lỡ cơ hội…
Vậy nếu ai kinh doanh có sản phẩm phục vụ theo nhu cầu đặc biệt, khi KH có nhu cầu họ sẽ tìm nhà cung cấp thì việc đưa DN lên google là cần thiết, dù ngành là phổ thông hay đặc thù.
Coi chừng sự BẢO THỦ từ cách làm cũ trong ngành. Xưa nhớ thời đi làm ở 1 công ty dược, sản phẩm là dung dịch vệ sinh vùng kín của Nam Giới. Sau 1 tháng mình thử nghiệm đi mở thị trường, mình thấy kênh nhà thuốc do đội ngũ sales đi mở kênh hiệu quả kém, chi phí lại cao, mình đề xuất mở kênh mới do mình từng đi mời chào thử nghiệm và thấy hiệu quả rất cao là phòng gym, thì ban lãnh đạo lắc đầu từ chối vì nói là ngành dược đặc thù là sp chỉ phân phối qua nhà thuốc tây mới hiệu quả thôi, mình đành miễn cưỡng làm theo.
- Ngành này đặc thù lắm, chỉ bán dựa trên mối quan hệ.
- Ngành này đặc thù lắm, chỉ bán sỉ, ít ai mua lẻ,…
- Ngành này đặc thù lắm, không ai quan tâm đồ chính hãng,…
- Ngành này ns hay nghỉ việc lắm, khỏi cần đãi ngộ tốt chi cho mắc công? Vài bạn quản lý cafe từng nói với tôi thế đấy.
Ngành này đặc thù chỉ sales qua bàn nhậu, vài anh em kinh doanh xây dựng rất hay nói.
Nhiều năm về trước, lúc mình còn nhỏ (cũng là thời hoàng kim của Thiên Hòa), ông cậu mình có mua 1 máy lạnh của Thiên Hòa, khi hỏi nhân viên tư vấn về việc lắp đặt sao không được miễn phí, nhân viên trả lời “ngành này của em đặc thù không ai lắp miễn phí đâu anh ơi”, đến khi Điện Máy Xanh ra đời, họ ra họ bán họ lắp miễn phí luôn, chỉ phụ thu vật tư dây ống đồng, thế là ông cậu mình bỏ luôn Thiên Hòa từ đó.
Kiến thức quản trị và marketing được sinh ra là để tất cả doanh nghiệp đều có thể áp dụng bất kể lĩnh vực bạn đang làm là gì, vấn đề là bạn có chịu phân tích và có biết cách áp dụng hay không. Doanh Nghiệp ngành nào đi nữa thì cũng phải có sơ đồ tổ chức dù lớn nhỏ cỡ nào, cũng phải có thang bảng lương, hệ thống quy trình, mỗi vị trí phải có mô tả,… không làm theo là doanh nghiệp lao đao ngay
2. Lưu ý khi đầu tư vào lĩnh vực đặc thù
Vậy cần lưu ý gì, tìm hiểu điều gì khi dấn thân vào làm 1 ngành kinh doanh đặc thù? Rất nhiều cái cần lưu tâm, nhưng xin chia sẻ vài yếu tố cơ bản dễ khiến anh em thất bại khi lao vào các ngành kinh doanh siêu ngách, đặc thù.
1. Chuỗi Giá Trị KH kỳ vọng phổ biến rất khác
Mỗi ngành có chuỗi giá trị mà KH kỳ vọng khác nhau khi sử dụng SP/DV.
Thường vì không biết điều này mà bạn sẽ trả giá rất nhiều lần đến hết $. Thế nên cần làm quy mô nhỏ, nhiều phép thử khi dấn thân 1 ngành lạ là vì vậy.
Như trong F&B, nếu bạn hoàn toàn không hiểu tại sao các quán trong khu vực đông khách, không rõ KH ở phân khúc mình cần chủ yếu những giá trị gì cụ thể với mô hình nhà hàng bạn sắp mở, tin Hùng đi là nếu bạn mở thì 100% thất bại.
Cũng là 1 ông khách đó, nhưng khi đến nhà hàng sẽ kỳ vọng những giá trị khác hoàn toàn khi book và nhận phòng ở 1 homestay.
2. Rủi ro đến từ phía Khách Hàng khi vận hành
Như trong ngành Hospitality, như trào lưu kinh doanh homestay giới trẻ gần đây, đó là tỷ lệ lấp phòng trống từ KH vào các homestay không hề đơn giản, không phải lúc nào cũng full phòng được. Và không phải mùa nào cũng có KH. Như các homestay ở Đà Lạt sẽ hiểu rất rõ cảm giác này khi chỉ có vài tháng là KH đặt rất đông.
Như trong ngành edu là KH hay quên lịch học, nhớ nhầm ngày, xin hoãn học lại,…
3. Trải nghiệm mà KH cần để giữ chân
Mỗi ngành, dù vẫn là vị khách đó thôi, nhưng yêu cầu về trải nghiệm và sự phục vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ là hoàn toàn # nhau nhiều khi chính ta không hiểu được.
Tôi từng chứng kiến 1 vị KH rất dễ tính khi sử dụng dv của 1 homestay, nhưng khi cùng đi tour chung với tôi, xe khách của công ty lữ hành đến đón trễ 5 phút thôi là đã vô cùng khó chịu, thế đó.
4. Cách Tiếp Cận KH rất khó khăn, lằng nhằng
Những ngành càng ngách, thường khó lúc đầu vì tìm kh và tiếp cận khó khăn nhưng dễ lúc sau vì ít cạnh tranh, lợi nhuận nhiều.
Sẽ rất khó để chạy quảng cáo kiểu đại chúng vì không phải ai cũng cần, thậm chí còn ăn chửi là điều dễ thấy với ai kinh doanh ngành đặc thù.
Ngành của tôi đặc thù lắm, nếu ngành của bạn đang đặc thù như vậy, xin chúc các bạn thành công, vững bước
Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hùng