Dụng Nhân Như Dụng Mộc. Nằm trong chuỗi bài “Tâm Sự Đời Làm Chủ” tôi đang viết cho cộng đồng
Bài học kinh doanh sô 45 – Mô hình kinh doanh tích hợp homestay và F&B
Bài học kinh doanh số 46 – Công tác quản lý kho của nhà hàng
Bài học kinh doanh số 47 – Tự động hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tôi đã đi qua những con đường quanh co, leo lên khỏi những miệng hố do lỡ vấp phải, tóc cũng đã rụng đi rất nhiều, thậm chí bạc tóc trên con đường tự thân lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Bao nhiêu đêm tôi trăn trở mất ngủ, trong đầu toàn là việc phát triển công ty, xoay sở gỡ rối những khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Một trong những nỗi sợ không tên mà ai đã từng đi qua việc khởi nghiệp đều mệt mỏi, thậm chí sợ hãi, đó là làm việc với con người.
Dụng Nhân Như Dụng Mộc
Không gì khó bằng làm việc với con người. Sớm nắng chiều mưa, nói giỏi hơn làm, lươn lẹo gian trá, trục lợi bản thân, hay bị thiếu động lực… là những gì bạn sẽ từ từ trải nghiệm khi dấn thân khởi nghiệp.
Và tôi thấy rằng, không ai kinh doanh giỏi mà lại làm việc và quản lý con người dở cả. Và đó là điều mà bất kỳ ai tham vọng làm lớn phải nỗ lực rèn luyện, còn không bạn sẽ chỉ mãi kinh doanh nhỏ lẻ mà thôi.
1. Hãy tìm người có năng lực ngay từ đầu
Hãy tìm đúng người, giao đúng việc từ đầu.
Mỗi người đều là duy nhất và có tài năng riêng của mình. Khi tuyển dụng nhân viên, mỗi chức vụ sẽ có những yêu cầu khác nhau, tài năng cần để vận dụng vào cũng không giống nhau. Đối với công ty khởi nghiệp mà nói, việc khó nhằn nhất là tuyển dụng và rủi ro nhất là tuyển dụng đài trà cảm tính không tiêu chí rõ ràng.
Việc tìm đúng người mới có thể giúp giảm chi phí lao động của công ty. Vì vậy, trong buổi phỏng vấn bạn nên tìm hiểu thêm cách nhìn của người ứng tuyển về chức vụ. Nên chọn những người không những có chuyên môn về mặt đó mà còn sở hữu niềm hứng thú.
Đừng vì tiết kiệm tiền mà tuyển người hoàn toàn không có tý chuyên môn vô làm việc, rồi bỏ công ra đào tạo.
– Ai sẽ đào tạo? Phí bỏ ra?
– Liệu chúng ta đào tạo nổi không?
– Liệu giữ họ được sau khi đào tạo?
Rõ là rất khó trả lời, chúng ta không nên đóng vai trò nhà trường, trung tâm dạy nghề nữa.
2. Giao đúng việc và bàn giao công việc tỉ mỉ
Với công việc chất xám (back offcice) thì cần làm thật rõ về mục tiêu công việc.
Với công việc lao động phổ thông thì cần làm rõ về danh sách đầu việc cần làm (checklist) và quy trình thực hiện công việc.
Mỗi vị trí trong tổ chức, dù cao/thấp, dù back offcice như kế toán, hr, r&d, marketing hay ở nhóm vận hành (front office) như sales, sản xuất, kho,… thì đều cần bàn giao công việc tỉ mỹ từng nhân sự khi mới vào nắm rõ:
– Nhiệm vụ công việc họ là gì?
– Họ chịu trách nhiệm gì nếu xảy ra sự cố?
– Quyền hạn công việc họ đến đâu?
– Họ báo cáo thế nào? Cho ai? các chỉ số gì?
– Tiêu chuẩn công việc của họ?
– Tác phong, thái độ họ cần có?
– Khối lượng công việc họ sẽ đảm nhiệm?
– Mục tiêu hàng tháng cần đạt của họ?
– Họ cần tuân thủ quy định gì khi làm?
– Họ cần làm theo quy trình gì khi làm?
– Những việc gì cấm, không được làm?
Nhân viên quản lý của một công ty tuyệt đối không được vượt quá 20%, còn lại nên là những tài năng thực hiện những nhiệm vụ, công việc nhất định.
Chỉ 20% nhân viên từng trải và có kinh nghiệm phong phú làm việc trong công ty, 80% còn lại không cần đến kinh nghiệm mà cần đến tinh thần thực thi mạnh mẽ.
3. Đặt kỉ luật lên đầu và nói rõ ngay ban đầu
Khó trước, dễ sau
Trong số nhân viên, những người có tính kỉ luật tuyệt đối xứng đáng được đề bạt và trọng dụng. Một người biết tự kỉ luật có yêu cầu cao đối với bản thân nên trong công việc họ cũng sẽ làm tốt hơn.
Hãy xây dựng quy định nghiêm ngặt cho từng vị trí ngay từ đầu, thực tế nếu ban đầu môi trường bạn xây dựng là nghiêm túc, rõ ràng thì cũng chẳng nhân viên nào khó chịu cả. Vì người siêng năng tài giỏi lại càng thích những môi trường rõ ràng, đâu ra đó.
Miễn là, đừng quá đòi hỏi kỷ luật trong khi lương bổng thì bèo bọt.
– Nên có quy định về tác phong làm việc.
– Nên có quy tắc ứng xử, giao tiếp nv.
– Nên có văn hóa làm việc ở đơn vị.
Làm sếp mà cứ cả nể cho qua các lỗi lầm là bạn khó lòng làm lớn được. Nv họ không cần bạn làm bạn với họ, họ cần 1 người lãnh đạo, để họ yên tâm vào tổ chức. Mà nơi nào mọi thứ làm việc rõ ràng, đâu ra đó, đó là chuyên nghiệp, mà chuyên nghiệp là họ thấy có tiền đồ.
4. Sa thải ngay lập tức nếu nhân sự
– Dạng Người Thủ Đoạn
Một đồng nghiệp có năng lực rất cao, nhưng thay vì tập trung toàn lực vào công ty, anh ta thường lợi dụng các nguồn lực của công ty để kiếm tiền riêng. Anh ta không bao giờ tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và cũng không chia sẻ kinh nghiệm. Không dừng lại ở đó, anh ta còn thuyết phục cả nhóm thành lập một tổ chức khác hoạt động kinh doanh tương tự như công ty đang làm.
Dạng này rất hay gặp
– Dạng Người làm nhiều việc riêng trong giờ làm tuyệt đối nên tránh
Từng có một nhân viên kiêm luôn việc bán đồ trên mạng, nhận các loại chuyển phát nhanh mỗi 5 giờ chiều. Đi làm thì gửi hàng, tan ca thì nhận tiền, đơn hàng nhiều vô kể. Cuối tuần cô ấy đến Hồng Kông để mua hàng hộ, lúc đó tôi có việc tìm cô ấy, đừng nói là không thấy bóng dáng ngay cả gọi điện cũng không nghe.
Những người không tập trung vào công việc trong giờ làm và dành nhiều thời gian để làm việc riêng tuyệt đối phải loại khỏi công ty, không nên nhận những nhân viên vào ngồi chỉ để lấy lương.
– Dạng Người Lơ Đểnh, Lười Học, người dạy mãi không sửa lỗi nên được loại bỏ
Không phải ai sinh ra cũng giỏi sẵn, phạm sai lầm trong công việc là điều khó tránh. Tuy nhiên, sau khi nhận ra thì nên lập tức tìm cách giải quyết thay vì cố chấp bảo thủ, dạy mãi không sửa.
Có một nhân viên lỗi lớn không nhiều nhưng lỗi nhỏ không dứt, khi chỉ ra những sai lầm, bề ngoài trông anh ta thừa nhận nhưng kiên quyết không sửa đổi. Phạm lỗi từ lần này đến lần khác, đây đã không còn là vấn đề năng lực làm việc mà là vấn đề về thái độ, giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.
5. Luôn Đánh Giá Thành Tích
Chế độ sát hạch là cách tốt nhất để kiểm tra tình hình công việc. Công ty mỗi tuần sát hạch một lần, tuần này không đạt tiêu chuẩn thì tuần sau sẽ bù vào. Tích lũy lại để hoàn thành chỉ tiêu của tháng, làm thành sát hạch hàng tháng sau đó dựa theo kết quả đánh giá mà khen thưởng hay xử phạt.
Một hệ thống tổ chức doanh nghiệp tốt là ở việc thiết lập một cơ chế đánh giá khoa học và công bằng với từng con người trong đó. Nếu cơ chế này không công bằng, nhất định sẽ để lại những người yếu kém, người giỏi từ từ ra đi hết.
Do đó chế độ kiểm tra đánh giá rất cần thiết. Thông qua đánh giá có thể nâng cao sự ràng buộc trong việc quản lý, từ đó nâng cao khả năng thực thi của nhân viên.
Và còn muôn vàn thứ # cần làm để quản lý con người, tôi sẽ chia sẻ trong các bài viết của chuỗi bài khi có thời gian. Nhưng chắc chắn 100% quản lý con người chưa bao giờ dễ dàng, tập đoàn nào giỏi cỡ nào cũng luôn có vấn đề về con người, không thể hoàn hảo 100%.
– Doanh nhân. Nguyễn Tuấn Hùng –