Xây dựng một chiến dịch marketing online để kết nối với khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và cải thiện doanh số bán hàng có thể rất khó, nhưng không phải là không thể.
Để giúp bạn có những cái nhìn toàn cảnh về chiến dịch marketing online, hãy cùng khám phá ví dụ về công ty dưới đây, mà chúng tôi tin tưởng rằng, qua đó chúng ta có thể rút ra rất nhiều bài học quý báu. Các công ty trong ví dụ dưới không chỉ thực hiện marketing trên digital, họ còn tạo ra những trải nghiệm và nội dung có giá trị để khách hàng tin tưởng vào thương hiệu họ.
7 ví dụ về các chiến dịch Marketing Online thành công
1 – Zappos
Zappos, là một công ty chuyên bán giày dép qua Internet lớn nhất thế giới, công ty đã tạo ra những chuẩn mực về chăm sóc khách hàng trên online. Zappos không chỉ cung cấp hoàn tiền trong vòng 365 ngày, họ còn giao hàng miễn phí đồng thời cả 2 chiều cho khách hàng muốn trả, hoặc đổi sản phẩm mà họ mua trên website.
Kết quả là, Zappos không cần phải tốn quá nhiều công sức cho marketing trên online. Chính sách của họ đã quá đủ để hấp dẫn khách hàng mua sắm trên website Zappos. Tất nhiên, Zappos cũng có những đầu tư đúng đắn trên các kênh digital, đồng thời chiến dịch trên mạng xã hội cũng được thực thi hiệu quả.
Nhưng điều làm nên thành công của Zappos chính là bởi cách họ tập trung vào những gì khách hàng cần và mong muốn. Lắng nghe họ và đưa ra kế hoạch dựa vào những gì tìm được.
Bài học: Content marketing chính là xu hướng trong tương lai, nhưng nó phải được kiểm soát hiệu quả. Xây dựng content bao trùm giá trị cốt lõi mà công ty đem lại cho khách hàng là chiến lược đúng đắn.
2 – American Express (AMEX)
Rất nhiều công ty nói về ý tưởng “cộng đồng” và những chuyển đổi đem lại từ việc xây dựng công đồng. Tuy nhiên, có khá ít các doanh nghiệp xây dựng được các cộng đồng mang lại đủ các giá trị.
American Express đã thực hiện được điều đó khi xây dựng website Open Forum. Open Forum là dạng website hợp tác, American Express đã mời các tác giả làm content nổi tiếng từ nhiều nơi viết bài chia sẻ về kiến thức kinh doanh nói chung cũng như các lĩnh vực khác. Kết quả là họ đã xây dựng được một website giàu nội dung có giá trị, xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Bài học: Người sản xuất nội dung không nhất thiết phải là chính bạn. Tìm những người chuyên viết về ngành của bạn, đồng thời hợp tác với họ để viết một số bài trên blog. Nó vừa cung cấp các giá trị thực tế nhất, vừa dễ dàng lôi kéo traffic bởi sự trung tính của bài. Content tốt sẽ giúp doanh nghiệp tự tạo được một cộng đồng phát triển, đồng thời giảm thiểu tối đa tiền đầu tư marketing.
3 – Mint
Tham gia vào thị trường tài chính nổi tiếng là cạnh tranh khốc liệt là nhiệm vụ dễ làm các startup thấy nản chí. Nhưng với cách tiếp cận hoàn toàn mới là công cụ theo dõi tài chính, Mint đã chứng minh được về chiến lược marketing trên online đúng đắn của họ.
Mint đã đưa lên blog của họ hàng trăm nội dung chất lượng khác nhau, từ bài viết tới các infographics đầy sáng tạo. Kết quả là công cụ này đã phát triển nhanh chóng, trước khi bán cho Intuit với giá 170 triệu đô.
Bài học: Đầu tư vào content marketing đòi hỏi lượng thời gian và tiền bạc nhất định, nhưng cam kết về chất lượng nội dung và các quy chuẩn bài viết sẽ lập tức thu hút được người đọc.
4 – Uber
Được đưa vào hoạt động từ năm 2009, dịch vụ của Uber dựa trên một loại hình xa xỉ mà chúng ta thường mơ tới, nhưng chỉ có số ít có thể đủ tài chính chi trả: tài xế lái xe riêng. Chạm một vài nút trong phần mềm, đợi vài phút, một chiếc xe mới bóng loáng sẽ đến đón bạn đi bất cứ đâu bạn muốn. Dịch vụ của nó tốt đến mức không cần đến một chiến dịch marketing quá tốn kém nào hết.
Uber phát triển gần như thông qua marketing truyền miệng, thực tế là kênh có tỷ lệ chuyển đổi khá cao. Theo Nielsen, 84% khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên lời giới thiệu của bạn bè.
Họ cung cấp các mã code cho cuốc miễn phí để đổi lại việc mời bạn bè sử dụng ứng dụng. Uber đã phát triển rực rỡ nhờ vào đặc điểm tiết kiệm thời gian trong quá trình di chuyển cũng như tối ưu chi phí của mình.
Bài học: Marketing truyền miệng là một phương pháp đem lại hiệu quả rất cao. Uber trong những ngày đầu tiên đã nhắm tới cộng đồng công nghệ tại San Francisco, vì hiểu rằng những người này sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ trên cả online và offline. Bằng việc cung cấp dịch vụ mới lạ, đáp ứng được nhu cầu, khách hàng đã tự thay Uber quảng bá cho chính Uber.
5 – Airbnb
Airbnb đã thay đổi cách chúng ta đi du lịch và tìm kiếm chỗ ở.
Được hình thành khi founder của Airbnb không thể trả nổi tiền thuê nhà, phần mềm hiện nay đã có tới hơn 100 triệu người dung, 2.3 triệu danh sách chỗ ở và tổng giá trị công ty đạt 31 tỉ đô vào năm 2017.
Mục tiêu của chiến dịch nhắm tới cả 2 đối tượng người đi du lịch và người cho thuê phòng ở. Chiến dịch marketing online của Airbnb dựa chủ yếu vào người dùng đăng tải hình ảnh và video lên Facebook, Instagram và Twitter. Điều này giúp cho Airbnb không chỉ dừng lại là một phần mềm cung cấp dịch vụ, nó còn giống như một forum du lịch nữa.
Trong năm 2015, Airbnb thu hút được 13.3 triệu lượt tương tác, và số lượng người theo dõi trên mạng xã hội tăng 341%.
Bài học: Tạo ra các nhu cầu xung quanh sản phẩm và dịch vụ bằng cách tìm kiếm các topic liên quan tới ngành của bạn là một phương pháp tiếp cận được đánh giá rất cao.
6 – JetBlue
Một trong những sai lầm lớn nhất mà đa số các doanh nghiệp thường gặp phải khi xây dựng chiến dịch marketing online đó là chỉ đăng tải những quảng cáo giảm giá, ưu đãi,.. cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Thực tế là sẽ chẳng có ai muốn theo dõi những công ty chỉ muốn nói về bản thân mà không cung cấp được các giá trị thực tế.
JetBlue, là một trong những hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng. Thay vì sử dụng Twitter để đăng tải các mã giảm giá, chương trình ưu đãi đặc biệt, công ty đã sử dụng mạng xã hội với mục tiêu chính là chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Bài học: Xác định yếu tố cân bằng giữa các bài đăng quảng cáo và các bài đăng thông tin sẽ giúp tăng tương tác với khách hàng nhiều hơn.
7 – Mastercard
Mastercard là ông vua cũng những điều bất ngờ “vô giá”. Công ty cung cấp dịch vụ tài chính này liên tục đưa ra những trải nghiệm độc đáo dành tặng cho khách hàng của mình.
“Priceless” là cụm từ Mastercard sử dụng đi sử dụng lại trong các chiến dịch marketing của mình, đủ để thấy tầm quan trọng của việc trải nghiệm khách hàng sẽ ảnh hưởng thế nào tới thương hiệu.
Cùng xem một trong những video quảng cáo “Priceless” của Mastercard nhé:
Bài học: Giữ vững một đặc điểm xuyên suốt của thương hiệu sẽ định vị trong tâm trí khách hàng bạn là ai.
Theo maukinhdoanh.com
XEM THÊM:
Tổng hợp 12 cuốn sách về chứng khoán hay nhất năm 2019
Website là gì? 5 cách dễ dàng để tăng lượng truy cập trang web – Phần 1
Phân tích sự thành công của Nike trên Instagram: Nike tiếp cận và quản lý khách hàng thế nào?