Để có được thành công thì việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cách xây dựng thương hiệu khi làm kinh doanh như thế nào?
Thành công là điều mà ai cũng mong muốn đạt được khi làm kinh doanh. Tuy nhiên, trên con đường thành công có rất nhiều khó khăn, chông gai chúng ta cần phải vượt qua. Để có được thành công thì việc xây dựng thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cách xây dựng thương hiệu khi làm kinh doanh như thế nào?
Để có được thành công thì việc xây dựng thương hiệu là yếu tố không thể bỏ qua
Trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm
Thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm của một công ty. Chính vì vậy, nếu muốn thành công trong kinh doanh thì bạn phải biết cách xây dựng một thương hiệu. Trải nghiệm sản phẩm là một trong những cách xây dựng thương hiệu đầu tiên khi làm kinh doanh mà bạn cần phải quan tâm.
Cảm nhận của khách về chất lượng dịch vụ, sản phẩm có tốt hay không đều dựa vào lần đầu tiên sau khi mua sản phẩm về sử dụng hay sau khi sử dụng một dịch vụ. Với thị trường diễn biến khá phức tạp hiện nay, để khách hàng có được những trải nghiệm tốt thì cơ sở kinh doanh đó phải tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Việc làm này sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu vững chắc, lâu bền hơn.
Tương tác, tiếp xúc với nhân viên
Yếu tố tiếp theo để xây dựng thương hiệu khi làm kinh doanh hiệu quả đó chính là phải xây dựng một bộ phận nhân viên chuyên nghiệp. Thương hiệu của bạn có để lại ấn tượng tốt hay không một phần sẽ dựa vào cảm nhận của khách hàng khi tiếp xúc, làm việc với nhân viên. Nhân viên phải được đào tạo qua trường lớp, nhiệt tình, cởi mở khi giao tiếp, như vậy mới để lại thiện cảm trong mắt khách hàng về doanh nghiệp.
Hoạt động truyền thông và marketing
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào những hoạt động truyền thông và marketing với mục đích xây dựng thương hiệu. Các hoạt động truyền thông và marketing này sẽ là những tác động mạnh mẽ đến khách hàng, tạo ra cảm nhận tích cực về thương hiệu. Ví dụ như:
- Quảng cáo hình ảnh về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các trang website, báo chí, các kênh marketing online, hay mạng xã hội (như Facebook, Zalo),…
- Tổ chức, tham gia, tài trợ vào các sự kiện, chương trình truyền hình lớn như các hoạt động triển lãm, hội chợ,…
- Tổ chức triển lãm, trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp như showroom,….
Đây cũng chính là lý do vì sao có rất nhiều doanh nghiệp, công ty mời những người nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu cho họ. Người đại diện cho thương hiệu sẽ giúp việc tương tác với khách hàng tăng cao. Ví dụ như ca sĩ Sơn Tùng MTP làm đại sứ cho thương hiệu Oppo. Khi nhắc đến Sơn Tùng MTP thì khách hàng sẽ nhớ tới thương hiệu Oppo. Bởi hình ảnh Sơn Tùng được quảng bá mạnh mẽ, rộng rãi đã tác động đến tâm trí của khách hàng.
Ngọc Nguyễn – ATPSOFTWARE