Hải sản tươi sống là thực phẩm bổ dưỡng luôn được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Kinh doanh hải sản là lĩnh vực kiếm được lợi nhuận rất cao. Đồng thời có rất nhiều cơ hội phát triển. Hải sản là nguồn dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của các gia đình. Vì thế, muốn khởi nghiệp kinh doanh. 1 gợi ý không tồi là bạn hãy bắt đầu với việc mở cửa hàng hải sản tươi sống.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặt hái được thành công. Bạn cần trang bị những kiến thức. Và kinh nghiệm kinh doanh hải sản trước khi mở cửa hàng của riêng mình nhé.
Tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng
Đây là khâu hết sức quan trọng. Vì không thể cứ thấy mặt hàng rẻ. Hoặc do ý thích chủ quan của bản thân mà ôm đại mặt hàng nào đó. Vì hàng tươi sống cần bán càng nhanh càng tốt. Nếu chẳng may không ai. Hoặc rất ít người thích mặt hàng đó. Thì bạn chỉ còn nước ngồi ôm 1 mình mà thôi.
Trước tiên, bạn nên hỏi những người thân quen của mình, bạn bè… Xem họ thích dùng hay thường dùng loại hải sản nào nhất trong các bữa cơm gia đình?
Bạn sẽ phải tính đến đối tượng khách hàng mà mình phục vụ. Họ là các bà nội trợ hay dân văn phòng? Hoặc các quán nhậu bình dân? Các nhà hàng, quán cơm… Khung giờ nào các đối tượng bạn phục vụ hay đi mua hải sản nhất? Từ đó có biện pháp bố trí nhân viên phục vụ khách mua tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo tại các siêu thị. Xem họ bày bán những loại hải sản nào và mặt hàng nào chiếm đa số.
Xác định nguồn hàng hải sản
Nguồn hàng là một trong những vấn đề mấu chốt giúp bạn thành công trong việc kinh doanh hải sản. Để có được giá rẻ và chất lượng đảm bảo, hãy lấy tại nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tránh lấy hải sản qua trung gian vừa không tươi ngon lại giá cả độn lên.
Nếu ở Hà Nội hoặc những tỉnh phía Bắc không có biển, kinh nghiệm mở vựa hải sản cho bạn là lấy hàng tại các nơi đánh bắt như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn…. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn lấy hải sản ở Vũng Tàu, Ninh Chữ – Ninh Thuận, Nha Trang…. Bởi hải sản ở những nơi này được đánh bắt và vận chuyển trong ngày nên vô cùng tươi ngon, đảm bảo.
Với những loại hải sản được nuôi trồng như tôm sú, tôm càng, cua, ngao, hến, hàu, sò… thì hãy lấy ở những khu nuôi, bè nuôi để có giá rẻ và chất lượng. Ở đây bạn có thể tới tận nơi lấy hàng hoặc làm hợp đồng với họ để họ vận chuyển tới cho bạn. Trước khi chọn nguồn hàng, hãy tìm hiểu xem họ nuôi trồng có an toàn không, có sạch sẽ không rồi mới quyết định nhé!
Quản lý cửa hàng kinh doanh hải sản
Khi bạn đang lên kế hoạch chi tiết cho việc kinh doanh sắp đến, sau khi chúng ta đã tìm được nguồn hàng hải sản chất lượng, giá thành phải chăng, tìm được mặt bằng kinh doanh thì bạn cần phải lưu ý đến việc quản lý cửa hàng. Cụ thể như sau:
+ Thiết kế kệ trưng bày thật bắt mắt, sang trọng, phân chia rõ ràng khu vực trưng bày dành riêng cho từng mặt hàng để khách hàng dễ dàng chọn lựa.
+ Đảm bảo không gian cửa hàng phải luôn sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
+ Phải thống nhất chung một mức giá bán hải sản cho một loại hải sản riêng biệt, nếu có thể thì bạn hãy đặt sẵn mức giá lên mặt hàng mình kinh doanh (như trong siêu thị) để khách hàng dễ chọn lựa.
+ Nếu phát hiện các hải sản chết, hải sản có màu sắc bất thường thì bạn cần giữ lại các mặt hàng đó để báo lại nhà cung cấp.
Bảo quản hải sản tươi sống
Mở cửa hàng hải sản tươi sống phải bảo đảm hàng còn tươi tới tay khách hàng. Vì thế, bạn yêu cầu người cung cấp vận chuyển tới kho của bạn ngay sau khi đánh bắt. Hải sản phải được để trong thùng chứa nước biển và có thổi, sục ôxy.
Cửa hàng bạn cần trang bị sẵn các thùng hoặc bồn chứa nước biển. Và máy thổi ôxy. Khi nhận hàng là thả liền vào để giữ hải sản được tươi sống.
Bảo quản sống. Thời gian chỉ được khoảng 5h đồng hồ. Với việc phải thả hải sản trong nước biển và có sục khí liên tục.
Bảo quản tươi. Thời gian để được lâu hơn, khoảng 12h đồng hồ. Bảo quản trong đá. Hải sản tuy chết nhưng giữ được độ tươi nhiều nhất.
Bạn cần trang bị tủ cấp đông, tủ lạnh để trữ hải sản khi không thể bán hết ngay. Khi còn tồn hàng. Hoặc chưa kịp giao cho khách hàng.
Tổng kết
Từ các kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống vừa được nêu trên, mình hy vọng sẽ giúp ích cho bạn định hướng được mục tiêu kinh doanh cũng như cách tiếp cận khách hàng, cách bày bán sản phẩm của mình. Hãy cố gắng học hỏi những kinh nghiệm này, nâng cao kiến thức để thu về được lợi nhuận cao nhất.
Chúc bạn thành công!!!
Đăng Quốc – Tổng hợp