Dropship là gì? Mô hình dropshipping và các mô hình kinh doanh bán lẻ khác có gì khác nhau. Dropship tối ưu dễ dàng tham gia như thế nào mà được hưởng ứng và phát triển mạnh trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết kiến thức về mô hình Dropship để có cái nhìn tổng quan cùng ATPSOFTWARE.
Dropship là gì
Dropship là hình thức kinh doanh bán lẻ mà người bán không cần thực hiện các thủ tục lưu kho, lên đơn, đóng gói hay vận chuyển sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tất cả sẽ được vận hành từ đơn vị cung cấp nguồn hàng cũng như là đơn vị áp dụng mô hình Dropship. Bạn chính là người bán trung gian trong mô hình đó. Những người bán trong mô hình Dropship không thấy được trực tiếp sản phẩm mà mình bán đi cũng như theo dõi vận chuyển đơn hàng đến tay khách hàng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình Dropship và các mô hình bán lẻ khác đó là người bán không cần kho hàng hoặc không có quy trình hàng lưu kho, nhập hàng. Mô hình này đang được sử dụng rộng rãi, nhất là đối với các sản thương mại điện tử Shopee, Tiki, Amazon,…
Các đại lý làm Dropship chỉ cần thực hiện quá trình truyền thông, marketing sản phẩm đến tay khách hàng một cách tốt nhất để thu hút bán hàng. Từ đó sẽ nhận được hoa hồng, hoặc mức chiết khấu phù hợp trên từng đơn hàng mà đại lý đem lại cho chủ doanh nghiệp, công ty.
Quy trình thực hiện Dropship
Để tham gia và thực hiện trở thành một Dropshiper bạn có thể tham khảo qua các bước thực hiện sau:
Bước 1: Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ Dropship
Tùy thuộc và sở thích cũng như sở trường của bạn trong một ngành hàng nhất định. Lựa chọn cho mình sản phẩm bạn cảm thấy mình có đủ khả năng để tham gia Dropship. Cũng như thực hiện marketing, PR sản phẩm.
Bước 2: Chọn nguồn Dropship, khách hàng mục tiêu
Tìm kiếm các nhà cung cấp đang kinh doanh theo mô hình Dropship. Bạn có thể tham khảo trên các sàn thương mại điện tử, Kênh mạng xã hội, hoặc nguồn tuyển dụng trên các website.
Liên hệ tham khảo hình thức Dropship của nhà cung cấp, mức hoa hồng chiết khấu sản phẩm. Cũng như quyền lợi mà bạn đạt được. Nên tham khảo nguồn hàng mà họ cung cấp và lựa chọn 1 nhóm phân khúc khách hàng mục tiêu để thực hiện trước. Như vậy sẽ dễ dàng lên kế hoạch marketing cũng như tiếp cận khách hàng.
Bước 3: Lựa chọn kênh bán hàng
Kênh bán hàng trực tuyến được sử dụng nhiều nhất trong mô hình Dropship. Bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội để thu hút khách hàng. Đi song song với hình thức bán hàng, liên kết tới gian hàng của bạn. Qua hình thức Bio Link hoặc gắn link trực tiếp vào các bài đăng.
Bước 4: Dropshipping trong hoạt động mua hàng
Khách hàng khi đã nhận được đủ thông tin sản phẩm từ quá trình marketing của bạn. Đưa ra quyết định mua hàng. Đây chính là quy trình cốt lõi của mô hình Dropship. Khi khách hàng đặt hàng từ bạn, đơn hàng sẽ được liên kết trực tiếp tới nhà cung cấp dưới tên đại lý là bạn. Nhà cung cấp lên đơn, đóng gói, bảo hành, cũng như vận chuyển tới tay khách hàng.
Khách hàng của bạn mọi thông tin chi tiết vận chuyển, thời gian nhận phụ thuộc vào nhà cung cấp. Và chịu sự giám sát, theo dõi của nhà cung cấp.
Tham gia kiếm tiền từ Dropship ở đâu?
Hiện tại nơi thực hiện mô hình Dropship phổ biến và được hưởng ứng nhất đó là Dropship sàn thương mại điện tử. Nổi bật kể đến ở đây là Shopee, sàn TMĐT thuộc top thế giới.
Về căn bản, bạn cần có một nền tảng bán hàng để có khả năng bắt tay vào làm kiếm tiền với Dropshipping. Bạn có thể kinh doanh trên Website, trang cá nhân, Zalo, hoặc các sàn thương mại và điện tử khác.
Mình sẽ tóm lược lại một số nền tảng kinh doanh ổn cho bạn kiếm tiền với Dropshipping:
Thị trường Việt Nam: Website bán hàng, trang cá nhân trang Facebook, Zalo, Lazada, Shopee
Thị trường Quốc tế: Website kinh doanh, Ebay, Amazon, …
Những mặt hạn chế của mô hình Dropship
Là một mô hình kinh doanh siêu dễ dàng thực hiện cũng như kiếm tiền nhanh chóng áp dụng cho mọi đối tượng tham gia. Tuy nhiên, mô hình nào thì cũng có những nhược điểm, hạn chế của chúng. Dropship cũng không ngoại lệ. Vậy mặt hạn chế của mô hình Dropship là gì? Mời các bạn đọc tiếp sau đây:
- Lợi nhuận thấp hơn so với mô hình bán hàng truyền thống:
Mức chiết khấu của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nhà phân phối. tùy thuộc vào vị trí, nơi hoặc đòi hỏi của bạn, nhà cung cấp sẽ tính giá cả hàng hóa cao hay thấp. Mức lợi nhuận này luôn bằng hoặc thấp hơn mức bán truyền thống.
- Chấp nhận mọi khủng hoảng với khách hàng
kể cả những lúc lỗi sai thuộc về nhà phân phối, bạn cũng phải gánh chịu hậu quả trước những phát sinh không tích cực từ phía người mua hàng. đây chính là lí do tại sao bạn phải chọn lựa nhà phân phối uy tín trong rất nhiều nhà quản lý phân phối trên Aliexpress.
- Xử lý đơn vận chuyển.
nếu khách hàng đặt 3 sản phẩm của 3 nhà cung cấp không giống nhau, Bạn có thể phải chịu phí ship cho từng hàng hóa. Và đương nhiên không có nhiều khách hàng sẵn sàng mất phí ship tới 3 lần, việc cộng tiền ship vào giá đơn hàng cũng kém khả thi bởi lúc đó giá hàng sẽ cao lên rất nhiều.
- Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu
So với các công ty Dropshipping, thương hiệu là vấn đề cực kỳ nan giải đối với họ. người mua hàng thì có khả năng không ưng ý với công ty về chất lượng sản phẩm, hoặc dễ hiểu là bởi shipper giao hàng quá chậm.Làm sao để Bạn có thể nắm bắt những yếu tố trên nếu bạn không thực sự là nhà sản xuất và cơ quan chuyển hàng.
- Đối thủ cạnh tranh lớn
Vì sự gia nhập thị trường đơn giản, Bạn có thể sẽ phải đối mặt với lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. cuộc tranh đấu giành giật nhà cung cấp chất lượng có thể sẽ rất cam go và khốc liệt.
Suy cho cùng nếu xem xét kỹ càng sẽ thấy được rằng mô hình Dropship có nhiều lỗ hổng rủi ro bất ngờ xảy đến với các Droshiper. Nhất là đối với những người mới vào ngành và chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc giải quyết khủng hoảng.
XEM THÊM:
101 điều cần biết về Dropshipping
Hướng dẫn kinh doanh chi tiết mô hình Droship