Dữ liệu là gì? Là một marketer, hay bạn đang hoạt động trong lĩnh vực phân tích số liệu, kinh doanh. Bạn thường xuyên phải sử dụng đến công cụ phân tích (Analytics), điều khiển dữ liệu (data driven). Để thực hiện được những hoạt động đó điều đầu tiên bạn phải có cho mình kiến thức nề. Vậy Dữ liệu là gì? Tại sao cần có dữ liệu trong kinh doanh doanh nghiệp? Cùng giải đáp những câu hỏi ngay sau đây.
Dữ liệu là gì?
Dữ liệu mang một khái niệm trừu tượng, mọi thông tin, ngôn ngữ, hành động được tạo ra từ bất cứ vật thể nào đều có thể được xem là 1 dữ liệu.
Nhưng đối với máy tính, công nghệ thông tin thì khác. Dữ liệu (data) là một chuỗi 1 hoặc nhiều ký tự có nghĩa giải thích cho 1 hành động cụ thể nào đó mà máy tính có thể đọc hiểu được. Dữ liệu nhận vào cần được xử lý chuyển hóa thành thông tin. Việc xử lý dữ liệu được thực hiện theo từng bước, có quy trình rõ ràng. Dữ liệu đã được xử lý được gọi là dữ liệu thô, dữ liệu đầu vào của hệ thống
Nguồn dữ liệu là gì?
Bất kỳ file nào chứa dữ liệu đều được coi là 1 nguồn dữ liệu.
Nguồn dữ liệu (file, tệp dữ liệu) đơn giản có thể là hình ảnh: một nơi dữ liệu được lấy từ đó. Nguồn có thể là bất kỳ loại dữ liệu nào của bất kỳ định dạng nào, miễn là chương trình máy tính hiểu và biết cách đọc nó.
Nguồn cấp dữ liệu là luồng thông tin chúng ta có thể di chuyển qua. Nội dung xảy ra trong các khối trông giống nhau xảy ra lặp lại lần lượt. Ví dụ: nguồn cấp dữ liệu có khả năng là một nguồn cấp dữ liệu biên tập (chẳng hạn như danh sách bài content hoặc tin tức) hoặc là một danh sách (chẳng hạn như danh sách sản phẩm).
Vai trò của dữ liệu trong doanh nghiệp
Dữ liệu có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Cùng điểm qua một số vai trò nổi bật của dữ liệu trong doanh nghiệp:
- Thấu hiểu thị trường, khách hàng tiềm năng
- Nguồn đầu tàu đưa ra các dự báo, báo cáo kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
- Phát hiện cơ hội, thách thức trong tương lai
- Nguồn tin cốt lõi để thực hiện các nghiên cứu
- Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ xây dựng bộ nguyên lý, những nguyên tắc cơ bản
- Tích lũy, hình thành cơ sở dữ liệu, big data cho doanh nghiệp
Các loại dữ liệu sử dụng trong doanh nghiệp
Dữ liệu có cấu trúc
là bất kỳ dữ liệu hoặc nội dung nào được đặt trong một trường cố định trong một bản ghi hoặc tập tin được xác định. Thường là trong cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính. Về cơ bản, đó là dữ liệu được xây dựng theo một cách thức đã được xác định trước, được xếp trong các hàng và cột. Dữ liệu có cấu trúc thường được quản lý bằng Ngôn ngữ Truy vấn có Cấu trúc (SQL).
Dữ liệu có cấu trúc có dạng khách quan về số liệu, thông tin. Bởi vậy chúng dễ dàng thu thập, truy xuất, lưu trưc và sắp xếp. Các công ty cỡ vừa có thể khai thác một lượng lớn dữ liệu có cấu trúc.
Dữ liệu phi cấu trúc
là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ dữ liệu nào không ổn định so với các định dạng hoặc cơ sở dữ liệu có cấu trúc truyền thống.
Ví dụ như các trao đổi thông qua e-mail, văn bản trang Web, các nội dung bài viết trên phương tiện marketing xã hội, thông tin video, hình ảnh và bản ghi âm. Thường dưới dạng văn bản khối lượng lớn. Nhưng cũng có thể là những dữ liệu ở dạng ngày và số, hoặc những loại dữ liệu khác như hình ảnh.
Dữ liệu bán cấu trúc
là đường giao thoa giữa dữ liệu phi cấu trúc và có cấu trúc. Dạng dữ liệu này có một vài cấu trúc sẽ được sử dụng để đo đạt (như các thẻ hoặc các dạng đánh dấu khác). Tuy nhiên chúng thiếu cấu trúc nghiêm ngặt, cái mà chúng ta thường thấy trong cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính.
Dữ liệu nội bộ
Để đề cập đến thông tin về mà công ty của bạn hiện có hoặc có thể lấy. Dữ liệu nội bộ có thể được cấu trúc theo định dạng (như cơ sở dữ liệu khách hàng hoặc bản ghi giao dịch), hoặc nó có thể không được cấu trúc (như dữ liệu các trao đổi từ các cuộc gọi dịch vụ người mua hàng, hoặc phản hồi từ các cuộc phỏng vấn của nhân viên).
Đây là dữ liệu riêng tư hoặc độc quyền của chúng ta do công ty bạn sở hữu. Có rất đa dạng dữ liệu nội bộ, bao gồm dữ liệu khảo sát khách hàng và nhân sự, dữ liệu cuộc hội thoại từ cuộc gọi dịch vụ khách hàng. Dữ liệu kinh doanh, dữ liệu tài chính, dữ liệu nhân sự, hồ sơ người mua hàng, dữ liệu nắm bắt chứng khoán, dữ liệu clip CCTV
Dữ liệu khách hàng là gì?
Data khách hàng là tập hợp các loại thông tin cá nhân liên quan tới khách hàng từ tên, số điện thoại, giới tính, địa chỉ,…. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhiều hình thức khác nhau để thu thập được dữ liệu khách hàng. Ví dụ thông qua website, ứng dụng điện thoại, form khảo sát khách hàng, các con đường ngoại tuyến, trực tuyến khác.
Dữ liệu khách hàng được xem là nguồn tài nguyên quý báu của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Nó là trợ thủ, vũ khí đắc lực cho các chiến dịch, kế hoạch của công ty cho sản phẩm dịch vụ thành công.
Big Data là gì?
Big Data (dữ liệu lớn) là tập hợp các dữ liệu có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và biến động liên tục. Hiện nay, không một công cụ quản lý dữ liệu truyền thống nào có thể lưu trữ và xử lý nó hiệu quả.
Trong thời đại mà xã hội càng phát triển, con người và kinh tế đều cần đến công nghệ. Mặt khác công nghệ lại gắn liền với việc thu thập thông tin. Thông qua lượng thông tin có được, các tổ chức đa kênh có cơ hội thuận lợi để tạo nên những bước phát triển mới, thúc đẩy gia tăng năng suất công ty.
Với vai trò làm công cụ phân tích, đánh giá, lưu trữ, chẩn đoán, đảm bảo an ninh. Big Data (dữ liệu lớn) thường được ứng dụng nhiều trong ngành ngân hàng, y tế, thương mại, marketing. Tuy nhiên, với hàng loạt dữ liệu trùng lặp từ các Website và và các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada cùng với khối dữ liệu có sẵn đã khiến các doanh nghiệp phải đau đầu vì không cách nào kiểm soát được hết dữ liệu của mình.
Làm thế nào để phân tích dữ liệu?
Có hai cách để phân tích dữ liệu. Cụ thể như sau:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu định tính là phương pháp phân tích dựa trên từ ngữ, sự mô tả, hình ảnh, đồ vật. Trong đó phân tích dữ liệu dựa trên từ ngữ là được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu, phân tích. Thông thường, phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được tiến hành thủ công. Nói cách khác, các chuyên gia sẽ tiến hành đọc những thông tin có thể truy cập và tìm kiếm các từ thường được sử dụng.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Giai đoạn đầu tiên của phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành với mục đích kiểm tra thông tin định danh (nominal information). Cần chuẩn bị các dữ liệu sau đây:
- Xác thực dữ liệu (Data Validation).
- Chỉnh sửa dữ liệu (Data Editing).
- Mã hóa dữ liệu (Data Coding).
Điểm đặc biệt của phương pháp này là chỉ thể hiện thống kê bằng các con số, chứ không đi sâu vào tìm hiểu lý do tại sao có những con số này. Các chuyên gia dữ liệu sẽ dựa vào con số để nghiên cứu, đưa ra nhận định chủ quan.
Do đó, đòi hỏi chuyên gia phải có đủ năng lực và trình độ để đảm bảo không đưa ra các sai lầm, thúc đẩy doanh nghiệp đạt hiệu suất kinh doanh, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tổng kết
Dữ liệu luôn có tầm quan trọng to lớn trong việc xây dựng và phát triển của một doanh nghiệp. Việc thu thập, phân tích dữ liệu luôn là vấn đề cấp thiết. Hiểu được định nghĩa dữ liệu là gì và các vấn đề liên quan. Chúng sẽ giúp bạn phần nào trong công việc cũng như hiểu rõ để sáng tạo.
Xem thêm
- Top 10 công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu tốt nhất năm 2022
- Data mapping là gì? Những kỹ thuật lập sơ đồ dữ liệu đạt hiệu quả cao