Facebook marketing là gì? – Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay trên thế giới và có hơn 30tr người VN sử dụng. Trung bình một người dành thời gian sử dụng Facebook khoảng 20 phút/ngày, 48% những người từ 18-34 tuổi nghĩ đến việc check Facebook đầu tiên khi họ thức dậy mỗi sáng.
Là một công cụ quan trọng hàng đầu của truyền thông xã hội, Facebook cung cấp khả năng truyền thông tương tác và tiếp cận khách hàng số lượng lớn với tính chính xác cao và nó cũng có thể là nền tảng cho các thương hiệu phát triển cộng đồng của mình.
Trong bài viết này, ATP Software sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức về Facebook marketing là gì? 6 chiến lược Facebook marketing “6L” giúp bạn ra nhiều đơn hàng hiệu quả nhanh chóng.
Facebook marketing là gì?
Để biết Facebook Marketing là gì? Thì trước hết cần nhìn qua những con số thống kê:
- Tổng số người dùng Facebook tính đến năm 2018 là 3,3 tỷ người chiếm 43% dân số thế giới (Nếu Facebook là một quốc gia thì đây chính là quốc gia đông dân nhất thế giới)
- Việt Nam có số người dùng đông thứ 7 thế giới (hơn 58.000.000 người)
- Ngày càng có nhiều người lớn tuổi sử dụng facebook (trên 45 tuổi)
- Số lượng người dùng Facebook trên thiết bị di động ngày càng tăng
Facebook Marketing là tất cả các hoạt động liên quan tới việc xúc tiến, quảng bá sản phầm dịch vụ đến khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội Facebook.
Một số hoạt động của facebook marketing
- Mua quảng cáo Facebook ads.
- Làm event.
- Tạo Apps hay.
- Thiết kế Fanpage và đăng sản phẩm.
- Kết bạn để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Mua bài đăng trên Fanpage nổi tiếng.
- Mua like Facebook.
Hiện hay, với sự phát triển của thế giới công nghệ nói chung và mạng xã hội facebook nói riêng đã tạo nên một cuộc cách mạng trực tuyến giúp các doanh nghiệp, cá nhân mở rộng các hoạt động kinh doanh vươn xa hơn, toàn cầu hơn.
Ưu nhược điểm của Facebook marketing
Ưu điểm
- Hiệu quả cao: Nhìn vào con số 58 triệu người Việt Nam đang sử dụng Facebook thì chỉ cần bạn tiếp cận được 1% của 58 triệu người đó bạn sẽ thu về kết quả như thé nào chưa?
- Chi phí thấp hơn những kênh khác: Chắc chắn với bạn là chi phí dành cho facebook Marketing sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc bạn đi book quảng cáo tivi, báo giấy, google adswords …
- Lan truyền tốt: Không nơi nào tốt hơn Facebook để lan truyền thông điệp quảng cáo. Người ta gọi đó là VIRAL MARKETING
- Đơn giản dễ làm: Không quá phức tạp như tạo website, không cần giỏi IT vẫn có thể làm Facebook Marketing tốt.
- Chủ động tiếp cận khách hàng: Khác với google adwords khách hàng chỉ tìm tới bạn khi có nhu cầu. Với Facebook bạn sẽ là người dẫn dắt cuộc chơi.
- Có thể nhắm đến khách hàng mong muốn: Thông qua việc target độ tuổi, vị trí, sở thích bạn có thể tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu dành cho sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh
Sử dụng Facebook ads để giới thiệu sản phẩm: thực đơn giảm cân
Nhược điểm
- Cạnh tranh cao: Cái gì tốt thì sẽ nhiều người làm và Facebook cũng không ngoại lệ. Thế nên bạn phải bắt đầu ngay từ bây giờ nếu không muốn hít khói đổi thủ
- Chính sách quảng cáo ngày càng khó: Facebook ngày càng thắt chăt việc quảng cáo. Nếu bạn vi phạm chính sách của họ thì sẽ bị khóa Fanpage, tài khoản quảng cáo mà không cần báo trước.
- Phải hiểu rõ bản chất marketing: Nếu bạn là một người tay ngang chưa biết gì về marketing thì mình khuyên bạn nên ít nhất cũng phải tìm hiểu những thứ cơ bản về marketing. Vì bản chất làm trên Facebook, website, … thì vẫn là một phần nhỏ của Marketing Online. Nếu không nắm rõ điều đó rất khó để làm marketing Faceobok thành công.
Sản phẩm/dịch vụ nào làm Facebook Marketing tốt nhất?
Trước khi trả lời câu hỏi này, mình xin hỏi ngược lại, bạn đã có TƯ DUY LÀM MARKETING chưa? Khi đã có TƯ DUY rồi thì bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng làm Marketing trên Facebook được hết. Bạn phải xác định rõ giúp mình:
- Khách hàng bạn hướng tới là ai? (ở đâu, tuổi bao nhiêu, giới tính, sơ thích hàng vi của họ là gì)
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác biệt?
- Bạn đã tìm được insight khách hàng chưa? (VD: Như bạn muốn bán thời trang cao cấp thì điều gì sẽ khiến khách hàng mua hàng: SẢN PHẨM ĐẸP, ĐẲNG CẤP, HÌNH ẢNH BẮT MẮT HAY GIÁ CẢ CAO?)
Có một số sản phẩm đặc thù, TỆP khách hàng trên Facebook nhỏ thì bạn có thể sử dụng Facebook làm kênh bổ trợ cho những kênh khác như Google, webiste để tăng hiệu quả.
VD: Khi khách hàng truy cập website của bạn thì đến 98% họ không mua ngay lần đầu tiền truy cập. Lúc này bạn có thể sử dụng công cụ Remarketing trên Facebook để nhắc nhớ khách hàng, thúc dục họ phải quay lại website để đặt hàng.
Chốt lại vấn đề: Nếu chưa biết cách tư duy đúng thì nên đi học marketing online nhé.
Trên Facebook có những kênh nào để làm Marketing?
- Facebook cá nhân: Bạn có thể tạo những tài khoản cá nhân để bắt đầu chăm sóc khách hàng. Ngoài ra bạn có thể thuê những người nổi tiếng (KOLs) để nhờ họ review.
- Fanpage: Nếu muốn tiếp cận khách nhiều và nhanh nhất thì nên sử dụng Fanpage bởi nó có chức năng quảng cáo Facebook
- Group: Trong trường hợp bạn muốn xây dựng một cộng đồng những người sử dụng sản phẩm dịch vụ nơi khách hàng có thể tự do thảo luận thì không thì tuyệt vời hơn Group.
Tùy vào mục tiêu bạn muốn làm thương hiệu, bán sản phẩm hay chăm sóc khách hàng mà chọn kênh marketing phù hợp nhé!
4 bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing
Bạn cần cái gì để bắt đầu
Trước khi bắt đầu một chiến lược marketing trên Facebook, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Một website đẹp
Website là bộ mặt của doanh nghiệp. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp và cung cấp cho khách hàng của bạn những gì mà họ cần.
Một kế hoạch và mô hình kinh doanh rõ ràng
Bạn đang kiếm tiền bằng cách nào? Đây là câu hỏi muôn thuở, nhưng nhiều doanh nhân vẫn không có một kế hoạch kinh doanh vững chắc và không hiểu được những điều như chi phí hàng hóa, bao nhiêu tiền họ có thể (và nên) đầu tư vào marketing.
Sử dụng email như một hình thức marketing
Một số sản phẩm tiêu dung có mức tiêu thụ lớn có thể không cần gửi email, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn cần phải sử dụng email marketing như một phần của chiến lược marketing tổng thể của họ. Email là cơ hội tốt nhất để bạn nhìn ra các khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình. Có rất nhiều nhà cung cấp email hiện có để bạn có thể lựa chọn, như: Constant Contact, AWeber, iContact, Infusionsoft, MailChimp, Văn phòng Autopilot và nhiều hơn nữa. Tìm thấy một phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Tối ưu hóa Facebook Page
Trước khi bạn bắt đầu thực hiện marketing trên Facebook, cần nắm vững các yếu tố cơ bản của một trang Facebook thu hút.
Một khi bạn đã thực hiện những điều này, bạn có thể bắt đầu tích hợp Facebook marketing với kế hoạch Marketing tổng thể.
4 bước để có được một chiến lược Facebook marketing hiệu quả
Đặt ra những mục tiêu
Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần bắt đầu với những mục tiêu xác định. Bạn muốn thu được gì từ Facebook page?
Bán được hàng chắc chắn là sự lựa chọn hiển nhiên, nhưng cũng có thể chỉ là mục tiêu thứ cấp trong việc đưa đến doanh thu. Cân nhắc một số các mục tiêu marketing trên Facebook sau vào kế hoạch của bạn:
a. Tăng sự nhận biết thương hiệ: Mục tiêu này có thể có chút khó khăn để kiểm chứng, nhưng cũng có thể biết được thông qua việc LIKE page.. Đưa ra con số mục tiêu (ví dụ, 500 khách hàng mục tiêu mới trong 3 tháng tiếp theo).
b. Tạo một cộng đồng fans trung thành: Mục tiêu này sẽ đánh giá được thông qua các số liệu tương tác thông qua People Talking About This (PTAT). Để cho mọi người hợp tác kinh doanh với bạn, họ thường cần phải tìm hiểu, thích và tin tưởng bạn đầu tiên. Tạo ra một cộng đồng tương tác có thể giúp bạn củng cố sự tin tưởng.
c. Thiết lập quyền hạn và thể hiện kiến thức của bạn: Facebook là một nơi hoàn hảo để giới thiệu công việc trước đây, kiến thức chuyên sâu của bạn về công việc và cho thấy cá tính của bạn trong công việc.
Các nhiếp ảnh ELC đã chia sẻ một câu chuyện và các bức ảnh đã cho thấy cá tính công việc của họ
d. Thu thập dữ liệu: Sử dụng Facebook như một kênh thu thập dữ liệu là một mục tiêu lớn. Sử dụng một số loại email opt-in là một cách tuyệt vời để thu thập dữ liệu từ những người có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Bạn có thể đưa ra một tiện tích miễn phí mà có liên quan đến sản phẩm, tổ chức một hội thảo trên web miễn phí mà hoặc tổ chức một cuộc thi và trao sản phẩm của bạn cho người chiến thắng.
Các marketer cung cấp một hội thảo trên web miễn phí để giới thiệu sản phẩm mới của họ.
e. Bán hàng: Bán hàng trực tiếp từ Facebook đôi khi là một thách thức không nhỏ. Bạn không thể đẩy thông điệp bán hàng của bạn trên các fan pages của mình quá thường xuyên (Theo tôi tối đa chỉ nên 10% -20% số bài viết). Nhưng bạn có thể theo dõi việc bán hàng của bạn.
Tthiết lập Google Analytics để theo dõi chuyển đổi. Nếu bạn đang chạy quảng cáo Facebook, hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi các chuyển đổi quảng cáo đó.
Naturebox có một liên kết theo dõi đặc biệt mà sẽ theo dõi khi có người đăng ký từ Facebook.
Khi bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình, hãy chắc chắn rằng nó được gắn con số và thời hạn cụ thể với từng mục tiêu. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào để kiểm chứng những số liệu đó.
Nghiên cứu
Nghiên cứu Facebook sẽ bao gồm các lĩnh vực:
a. Xác định đối tượng và nơi bạn sẽ dành thời gian cho họ: Nếu bạn biết khách hàng mục tiêu hiện tại của bạn, bạn có thể nhìn vào lượng tương tác của bất kỳ trang Facebook bằng cách nhấp vào tab Thanks để có được thêm thông tin.
Có nhiều thông tin về lượng người tham gia trên bất kỳ trang page facebook nào.
b. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì: Tìm kiếm các trang khác trên Facebook đã thực sự gặp khó khăn hơn với việc tìm kiếm mới.. Bạn có thể làm một số tìm kiếm cơ bản trên Facebook, nhưng bạn nên sử dụng Google để tìm Facebook Pages.
Facebook search results bị giới hạn với Graph Search.
c. Hiểu biết về các tính năng mới nhất: Hãy chắc chắn rằng bạn biết những tính năng mới nhất trên Facebook để có thể hiệu quả. Theo kịp với các xu hướng, bạn sẽ biết những gì cần phải làm.
Thiết kế một trải nghiệm trên Facebook
Bây giờ mục tiêu của bạn thiết lập, quay ngược lại từ những mục tiêu ban đầu để biết làm thế nào bạn sẽ đạt được chúng. Bạn muốn nhận được 500 fans mới trong 3 tháng tới? Hãy chắc chắn rằng bạn có những hoạt động hoặc ngân sách marketing để hỗ trợ mục tiêu đó.
a. Thiết lập những việc sẽ làm: Có một kế hoạch cho những gì bạn sẽ đăng mỗi tuần giúp bạn sắp xếp hợp lý hoạt động vì bạn có thể đưa lên một số bài viết với nội dung tốt và thường xuyên hơn..
>> SIMPLE ACCOUNT – GIẢI PHÁP NUÔI TÀI KHOẢN FACEBOOK AN TOÀN – HIỆU QUẢ – TIN CẬY
b. Thiết lập một lịch hoạt động cụ thể: Một điều nữa mà bạn nên làm là lập kế hoạch hoạt động của bạn. Bạn có thể lên lịch hoạt động hàng ngày của bạn, hoạt động hàng tuần và hàng tháng hoạt động bằng cách sử dụng một bảng tính Excel đơn giản.
Cũng mất khá nhiều thời gian để vạch ra các hoạt động dài hạn và kế hoạch marketing, cùng với các ước tính kết quả của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể biết những gì mà bạn cần phải làm.
Đo lường tiến độ
Hãy dành thời gian để nhìn lại sự tiến bộ của bạn trên Facebook, vì bạn sẽ biết chiến lược marketing mà bạn đang làm có hiệu quả hay không. Hiểu Facebook Insights làm việc thế nào để nắm rõ sự tương tác giữa các bài viết.
Bạn có thể sắp xếp bài viết của mình dưới dạng pin post (đính lên trên đầu trang) để theo dõi lượng người đang tương tác với nội dung của bạn, hoặc dùng một số cách như LIKE, SHARE, COMMENT và nhấp chuột liên kết).
Hiểu mục tiêu và những gì bạn nên làm trên trang facebook của mình.
Chỉ mất một chút thời gian để đánh giá và chỉnh sửa kế hoạch khi cần thiết. Và tự cung cấp cho mình một lợi thế vô cùng lớn mà các marketer không làm: thiết lập một kế hoạch!
6 chiến lược Facebook marketing hiệu quả 2019
1. Liên quan
Chiến lược liên quan nói rằng: Bạn phải chia sẻ đến sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Ví dụ:
Nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng về Đồng Hồ thì bạn hãy chia sẽ những thông tin những bài viết có liên quan đến Đồng hồ.
Status quảng bá cho chiêc đồng hồ của bạn trên Facebook có thể như sau: “Thời gian là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì thời gian trôi đi sẽ không bao giờ quay trở lại. Và để có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất, để thành công nhanh hơn. Thay vì bạn lở mất một cuộc hẹn với khách hàng quan trọng của mình bạn cần phải có một công cụ đo lường thời gian. Đó chính là chiếc đồng hồ này….(đưa sản phẩm của bạn vào)
Tát cả thông tin bài viết của bạn cần target vào sản phầm hay dịch vụ mà bạn đang kinh doanh để giúp cho người đọc có được hình dung tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
2. Liên tục
Bạn hãy thường xuyên và liên tục chia sẻ những thông tin liên quan đến sản phẩm bạn đang bán.
Trong một ngày có 24 giờ – Khách hàng của bạn sẽ rãnh rỗi vào những khung thời gian khác nhau. Vì vậy, trong một ngày, nếu như bạn có thể chia sẻ được nhiều nội dung hơn đặc biệt là những thông tin về sản phẩm, thông tin bổ ích thì khả năng tiếp cận với khách hàng sẽ cao hơn.
Và khi bạn liên tục chia sẻ những thông tin về mẹo, hướng dẫn, phương pháp,… Thì thông tin của abnjs ẽ được tiếp cận với lượng khách hàng nhiều hơn.
Bạn hãy kết hợp giữa Liên quan và Liên tục để áp dụng và đăng bài mỗi ngày.
3. Luôn tương tác
Hãy luôn tương tác với người dùng,khách hàng tiềm năng của bạn. Tậm dụng bất cứ khi nào có cơ hội như cmt, like, share,… để tương tác với những khách hàng của bạn.
4. Liên kết
Liên kết với những người có ảnh hưởng
Điều này rất qua trọng, nếu bạn hiểu rõ đâu là người có ảnh hướng trực tiếp đến khách hàng tiềm năng của bạn.
Ví dụ:
Nếu khách hàng của bạn là những người trẻ tuổi, họ thích những điều mới mẻ và thích Sơn Tùng vậy hãy thử tưởng tượng xem. Nếu Sơn Tùng là một người bạn của bạn và chia sẻ về sản phẩm của bạn chắc chắn độ viral – lan truyền của sản phẩm của bạn sẽ được lớn hơn đúng không?
5. Long lanh
Hãy lưu ý, “Long lanh” ở đây lầ nói đến ngôn từ bài viết của các bạn đăng chia sẻ trên Facebook. Ví dụ như khi bạn viết 1 bài post hãy lưu ý đến dâu chấm câu, dấu ngắc nghỉ, giãn dòng, icon…Bởi vì người đọc sẽ rất khó chịu khi phải đọc một bài viết dài dằn dặt từ trên xuống dưới.
Hãy thêm một vài dấu ngắt dòng, thêm những dấu giãn cách, icon phù hợp khi đó bài viết của bạn sẽ dễ đọc và gây thiện cảm hơn.
Thứ 2 là hình ảnh của bạn khi lựa chọn đăng bài cần phải đẹp đẽ nhất, thể hiện rõ nhất về sản phẩm dịch vụ của bạn. Vẫn lấy ví dụ về đồng hồ: nếu sản phẩm đồng hồ bạn kinh doanh từ 2 triệu trở lên chẳng hạn nhưng hình ảnh bạn đưa lên rất xấu và không thể hiện được rõ được bề mặt sự sang trọng của sản phẩm – Điều này sẽ thể hiện cho khách hàng thấy bạn không tôn trọng họ và tất nhiên sẽ gây mất thiện cảm với họ
Hãy luôn tôn trọng khách hàng qua việc làm cho nội dung và mọi thứ thể hiện cho khách hàng thấy ở một trạng thái tốt nhất.
6. Là người
Tất cả những bài viết trên mạng của chúng ta thật ra đằng sau đều có những con người đang chia sẻ. Đôi khi có những vấn đề khi bạn kinh doanh online trên Facebook như: 1 Fanpage hay 1 Profile có quá nhiều người đăng bài khiến cho mỗi người sẽ có một cách hành văn riêng điều này dẫn đến sự không thống nhất. Những nội dung bạn chia sẽ hay thôi hồn vào để nội dung để thu hút người đọc và khiến cho khách hàng dễ tiếp nhận và chú ý. Hãy chia sẻ những nội dung đúng như một con người có cảm xúc có vui buồn để chạm vào tâm khảm người đọc.
Lý do chúng ta cần tìm hiểu về những điều này bởi vì trong marketing một từ khó cực kỳ quan trọng là Customer insight– Nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
Ví dụ:
Nếu khách hàng của bạn là đối tượng Nữ – hoặc là đối tượng nữ làm kinh doanh – họ không những phải ra đường làm kinh doanh mà còn chăm con, lo việc nhà, thậm chí lo toan cả về mặt tài chính…Và nếu bài viết của bạn chạm đucợ với những nhu cầu tiềm ẩn của họ thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ được đón nhận nhiều hơn và thu hút được lượng chú ý từ đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Thuật ngữ Facebook marketing
Actions
Số lượng hành động được thực hiện đối với quảng cáo, trang, ứng dụng hoặc sự kiện của bạn sau khi quảng cáo của bạn được phân phối cho ai đó, ngay cả khi họ không nhấp vào. Hành động bao gồm thích trang, cài đặt ứng dụng, chuyển đổi, phản hồi sự kiện và hành động khác. Ví dụ: 2 lượt thích trang và 2 bình luận sẽ được tính là 4 hành động.
Average CPC
Là chi phí cho mỗi nhấp chuột trung bình của bạn. Đó là số tiền trung bình mà bạn thanh toán cho mỗi nhấp chuột trên quảng cáo của bạn.
Average CPM
Là chi phí trung bình trên mỗi nghìn lần hiển thị. Đây là số tiền trung bình bạn thanh toán cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo của bạn. CPM trung bình được tính theo:Số lượng nghìn lần quảng cáo của bạn được phân phối / Chi phí cho quảng cáo đó trong cùng thời gian = CPM trung bình
Bid (or maximum Bid)
Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn cho biết bạn sẵn sàng thanh toán cho mỗi nhấp chuột (nếu giá thầu trên cơ sở CPC) đối với quảng cáo trên Facebook của bạn.
Giá thầu giúp xác định độ mạnh của quảng cáo trong đấu giá quảng cáo. Facebook sẽ chỉ tính phí bạn đúng với số tiền được yêu cầu để quảng cáo của bạn chiến thắng đấu giá, có thể thấp hơn giá thầu tối đa của bạn, vì vậy tôi khuyên bạn nên nhập đúng giá thầu tối đa khi tạo quảng cáo của bạn.
Billing Manager
Có thể tìm thấy liên kết Trình quản lý Thanh toán trong trình quản lý quảng cáo của bạn ở phía bên trái của mọi trang trình quản lý quảng cáo.Trình quản lý Thanh toán cung cấp cho bạn tóm tắt toàn diện về các khoản phí trong tab Tóm tắt Thanh toán. Trình quản lý thanh toán cũng tham chiếu Phương thức Thanh toán bao gồm nguồn thanh toán chính và phụ cùng với phân bổ tín dụng nếu có.
Billing Summary
Bạn có thể tìm thấy Tóm tắt Thanh toán trong liên kết Thanh toán trong Trình quản lý Quảng cáo của bạn. Tóm tắt Thanh toán sẽ hiển thị cho bạn một danh sách tất cả các phí quảng cáo trong quá khứ của bạn. Nhấp vào từng liên kết mô tả sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phí thẻ tín dụng đó, bao gồm ngày tính phí và quảng cáo cụ thể đã chạy trong thời gian đó.
Campaign
Chiến dịch có mục tiêu quảng cáo và bao gồm một hoặc nhiều nhóm quảng cáo.
CTR (click through rate)
Số lần nhấp chuột bạn nhận được chia cho số lần hiển thị.
Click
Số nhấp chuột là tổng số nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Tùy thuộc vào nội dung bạn quảng bá, số nhấp chuột có thể bao gồm thích Trang, phản hồi sự kiện hoặc cài đặt ứng dụng.
Conversions
Là số lần thích Trang hoặc Địa điểm của bạn, phản hồi sự kiện của bạn, thực hiện hành động trên trang web của bạn hoặc cài đặt ứng dụng của bạn trong vòng 28 ngày kể từ khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Thông tin này có thể được liệt kê trong báo cáo “Chuyển đổi theo Thời gian Hiển thị”, nếu một trong các quảng cáo của bạn liên kết đến Trang Facebook, Địa điểm, Sự kiện, trang web hoặc Ứng dụng và đã cộng dồn chuyển đổi. Facebook không theo dõi chuyển đổi cho những quảng cáo liên kết đến Facebook.
Impressions
Số lần quảng cáo của bạn được phân phối.
Trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động của Facebook, quảng cáo được tính là đã phân phối vào lần đầu tiên quảng cáo được xem. Trên tất cả các giao diện khác của Facebook, quảng cáo được phân phối vào lần đầu tiên quảng cáo được đặt trong Bảng tin của một người hoặc mỗi lần quảng cáo được đặt ở cột bên phải.
CPM (cost per 1,000 impresstion)
Chi phí trung bình mà bạn đã thanh toán để có 1.000 lần hiển thị trên quảng cáo của bạn.
CPC (cost per click)
Chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp chuột cho các quảng cáo, được tính bằng khoản đã tiêu chia cho số lần nhấp đã nhận được.
Cost Per Unique Click
Trung bình chi phí cho mỗi người nhấp vào quảng cáo của bạn, được tính bằng khoản đã tiêu chia cho số lần nhấp chuột duy nhất đã nhận được.
Cost Per 1,000 reached
Chi phí trung bình đã thanh toán để quảng cáo của bạn phân phối cho 1.000 người duy nhất.
Cost Per Action
Chi phí cho mỗi hành động là số tiền trung bình mà bạn thanh toán cho mỗi hành động mà mọi người thực hiện đối với quảng cáo của bạn. Những gì bạn thanh toán bị ảnh hưởng bởi người mà bạn nhắm mục tiêu và số nhà quảng cáo khác đang cạnh tranh để hiển thị quảng cáo của họ cho đối tượng của bạn. Quảng cáo được thiết kế đẹp sẽ khuyến khích nhiều người thực hiện hành động và bạn càng nhận được nhiều hành động hơn cho ngân sách, chi phí cho mỗi hành động của bạn sẽ càng thấp.
Page Engagement
Tương tác với trang là tổng số hành động liên quan đến tương tác trên bài viết và trang của bạn trong cửa sổ thuộc tính mặc định của chúng tôi (1 ngày sau khi phân phối quảng cáo và 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn).
Hành động tương tác với trang bao gồm: thích bài viết, bình luận về bài viết, chia sẻ bài viết, yêu cầu ưu đãi, theo dõi câu hỏi, nhấp chuột vào trang web (chỉ dành cho các hành động đối với bài viết từ trang đó), xem ảnh, xem video, thích trang, check in, nhắc đến trang, xem tab, trả lời câu hỏi, theo dõi câu hỏi.
Page Like
Số lượng thích trên Trang của bạn như là kết quả của quảng cáo. Tùy chọn này biểu thị số lượt thích xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi ai đó xem quảng cáo của bạn hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
Post Engagement
Số hành động liên quan đến bài viết của bạn như là kết quả của quảng cáo của bạn. Tùy chọn này biểu thị số hành động xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
People Taking Action
Số người duy nhất đã thực hiện hành động chẳng hạn như thích Trang của bạn hoặc cài đặt ứng dụng như là kết quả của quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu cùng một người thích và bình luận trên một bài viết, họ sẽ được tính là 1 người duy nhất. Hành động của mọi người được tính trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.
Event Responses
Phản hồi sự kiện được tính là số lần mọi người RSVP trong vòng 24 giờ kể từ khi xem quảng cáo của bạn hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.
Daily Budget
Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn cho biết bạn sẵn sàng chi tiêu cho một nhóm quảng cáo cụ thể mỗi ngày. Facebook sẽ không bao giờ tính phí bạn nhiều hơn ngân sách hàng ngày của bạn vào một ngày đã nêu.
Frequency
Số lần phân phối trung bình quảng cáo của bạn cho mỗi người.
Link Click
Số lần nhấp chuột vào liên kết xuất hiện trên quảng cáo hoặc Trang của bạn chuyển mọi người đến trang ngoài Facebook như là kết quả của quảng cáo của bạn. Các hành động đã xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
Offer Claims
Yêu cầu ưu đãi là số lần ưu đãi Facebook của bạn được yêu cầu trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.
Optimized CPM
CPM tối ưu hóa là loại giá thầu hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn muốn. Với loại giá thầu này, bạn thanh toán cho số lần hiển thị (CPM). Ví dụ: nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là nhận thêm số lần thích trang, giá thầu CPM tối ưu hóa sẽ phân phối quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thích trang của bạn hơn. Giá thầu của bạn sẽ tự động điều chỉnh để giúp quảng cáo tiếp cận những người mà bạn quan tâm, nhưng bạn sẽ không phải chi tiêu nhiều hơn ngân sách của mình.
Outstanding Balance
Số dư chưa thanh toán của bạn là tổng số hóa đơn không được lập hóa đơn cho thẻ tín dụng của bạn. Nó không bao gồm bất kỳ cước phí nào cho quảng cáo chưa được lập hóa đơn.
Số dư chưa thanh toán sẽ bị xóa sau khi khoản phí của bạn được lập hóa đơn cho thẻ tín dụng. Bạn có thể xem tóm tắt toàn diện của khoản phí trong trình quản lý thanh toán.
Payment method
Bạn có thể xem tất cả các thẻ tín dụng hiện đang hoạt động cũng như mọi tín dụng quảng cáo đang hoạt động trong tab Phương thức Thanh toán trong tài khoản quảng cáo của bạn.
Các thuật ngữ trong phương thức thanh toán
Placement
Vị trí mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên Facebook chẳng hạn như Bảng tin trên máy tính để bàn, Bảng tin trên thiết bị di động hoặc ở cột bên phải. Tìm hiểu thêm về các vị trí trên Facebook trong Hướng dẫn Sản phẩm Quảng cáo của Facebook.
Potential Reach
Số người xem tiềm năng là số người thích hợp mà quảng cáo của bạn có thể tiếp cận, dựa trên tiêu chí nhắm mục tiêu của bạn.
Price
Giá là số tiền trung bình bạn thanh toán cho mỗi nhấp chuột (CPC) hoặc 1000 lần hiển thị (CPM)
Reach
Số người được phân phối quảng cáo của bạn.
Report
Báo cáo là tài liệu của số liệu quảng cáo quan trọng nhất có thể cho bạn biết cách bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Bạn có thể truy cập Báo cáo trong Trình quản lý Quảng cáo và tìm hiểu thêm về cách sử dụng chúng trong Hướng dẫn Bắt đầu dành cho Báo cáo trong Trình quản lý Quảng cáo của Facebook.
Social Click Rate
Tỷ lệ Nhấp có Liên hệ xã hội là Lượt nhấp Quảng cáo có Liên hệ xã hội được phân chia bởi Số lượt hiển thị Xã hội
Social Clicks
Số nhấp chuột quảng cáo của bạn nhận được khi quảng cáo được hiển thị với thông tin xã hội (ví dụ: Adam thích điều này).
Social Impressions
Số lần quảng cáo của bạn được phân phối với thông tin xã hội. Ví dụ: nếu 3 người được phân phối một quảng cáo 2 lần và quảng cáo bao gồm thông tin về bạn bè thích trang của bạn, chúng tôi sẽ tính là 6 lần hiển thị xã hội.
Social Reach
Số người được phân phối quảng cáo của bạn với thông tin xã hội. Ví dụ: nếu 3 người xem một quảng cáo 2 lần và quảng cáo cho biết có một người bạn thích trang của bạn, chúng tôi sẽ tính là 3 người xem xã hội.
Suggested Bid Range
Phạm vi thầu được đề xuất cho bạn thấy quảng cáo của bạn thể hiện phạm vi gói thầu của CPC hoặc CPM hiện đang trúng thầu cho người xem mà bạn đã chọn. Đặt thầu dưới phạm vi được đề xuất sẽ khiến quảng cáo của bạn không thể nhận được hiển thị, vì vậy tôi khuyến nghị nên đặt thầu trong hoặc trên phạm vi được đề xuất.
Giá thầu cần thiết cho quảng cáo cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do các thay đổi trong vùng quảng cáo có sẵn, cũng như hiệu suất của quảng cáo. Bạn có thể kiểm tra Trình quản lý Quảng cáo bất kỳ lúc nào để biết phạm vi thầu mới nhất cho mỗi quảng cáo mà bạn đang chạy. Phạm vi giá thầu đề xuất được đặt ở chế độ xem từng quảng cáo, bên dưới tham số nhắm mục tiêu.
Unique Click – Through Rate (uCTR)
Số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn chia cho số người bạn đã tiếp cận. Ví dụ: nếu bạn đã nhận được 20 lần nhấp duy nhất và quảng cáo của bạn đã được phân phối cho 1.000 người duy nhất, tỷ lệ nhấp duy nhất của bạn sẽ là 2%.
Unique Clicks
Tổng số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu 3 người nhấp vào cùng một quảng cáo 5 lần, sẽ tính là 3 người duy nhất đã nhấp.
Thuật toán EDGERANK 2.0
EdgeRank là một thuật toán được Facebook sử dụng nhằm xác định “Nơi nào?” và “Những bài viết nào?” sẽ xuất hiện trên trang Newsfeed cá nhân của người dùng Facebook. Ở phiên bản đầu (tạm gọi là 1.0) thì Edgerank áp dụng thuật toán dựa trên 3 biến số chính có tên gọi là: Affinity, Weight, Time-Decay trong đó.
Affinity
Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Affinity
Là biến số mô tả mối quan hệ giữa người sử dụng với những người xung quanh, ở đây có thể hiểu là những mối quan hệ chặt chẽ như anh-em, bố-mẹ, ông-bà, vợ-chồng, bạn-bè,.v.v. Những người mà bạn thường xuyên tương tác với họ thông qua các hình thức như comment, like, share. Mối quan hệ của những người này càng chặt chẽ thì khi đó người post bài lên tường sẽ có cơ hội hiển thị trên Newsfeed của những “mối quan hệ” khác càng cao.
Weight
Trọng số tương tác
Đối với fanpage hay tài khoản cá nhân, thì mỗi bài đăng dưới dạng như status, link, video, photo,.v.v sẽ có mức độ sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng tùy vào mức độ tương tác của người dùng.
Facebook sẽ đánh giá bài post đó fanpage có hiệu quả hay không, qua đó ảnh hưởng đến mức độ điểm khác nhau. Do đó bất kỳ loại bài post nào cũng có thể có lượng Reach cao chứ không riêng gì photos hay text.
Time-Decay
Đơn giản là những bài post trên facebook sẽ có “độ tuổi” và facebook sẽ ưu tiên hiển thị các post/thông tin mới, những post mới sẽ được ưu tiên hiển thị do chỉ số Time-Decay cao, còn ngược lại với những thông tin càng cũ thì Time-Decay càng thấp.
Thuật toán Edgerank 2.0
Gần đây thì Facebook có cập nhật lại thuật toán Edgerank và có điều chỉnh thêm các chỉ số như
Last actor
Facebook sẽ track 50 tương tác gần đây nhất của user để từ đó sàng lọc ra những người mà user đó hay tương tác nhất và ưu tiên xuất hiện trên khung chat hoặc Newsfeed.
Edge Weight
Trọng số tương tác mới
Story Bumping
Hiển thị bài viết bạn chưa xem. Việc một người không online trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ qua những nội dung hay, phù hợp với họ, facebook đã giải quyết vấn đề đó bằng việc đưa ra chỉ số Story Bumping.
Type of Viewing device
Facebook sẽ dựa trên thiết bị mà bạn đang sử dụng để “lướt” facebook để từ đó sẽ có một vài thay đổi trong kết quả Edge rank.
Bên cạnh các chỉ số trên còn có những chỉ số khác có tác động dù ít dù nhiều đến Edge Rank như: Relationship Settings, Post Types, Hide Post/Spam Reporting, Ad Clicks.
NFO (News Feed Optimization)
Nếu Google có những thuật toán riêng để hiển thị kết quả tìm kiếm hay thường được gọi là SEO ( Search Engine Optimization) thì Facebook có NFO ( News Feed Optimization). Hai công việc này cơ bản giống nhau về mục đích: cố gắng tiếp cận User ở trang đầu tiên ( page 1 on Google & News Feed), và cách thức thực hiện: làm hài lòng thuật toán hay yêu cầu của 2 bạn Google & Facebook
NFO đơn giản là cách thỏa mãn EdgeRank để tăng tỉ lệ hiển thị ở News Feed.
Một số Khái niệm cơ bản về Facebook marketing
Facebook marketer
Đó là những người muốn…
- Muốn phát triển thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân) thông qua tài khoản cá nhân (profile).
- Muốn tăng hiệu quả kinh doanh hoặc lợi ích thông qua tài khoản cá nhân (profile).
- Muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua tài khoản cá nhân (profile) – thường ít dùng.
- Muốn phát triển thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân) thông qua fanpage – thường dành cho người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng.
- Muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua fanpage – brands lớn đều có mặt trên đây.
- Muốn phát triển kinh doanh thông qua fanpage – rất nhiều công ty, cửa hàng, cá nhân có chọn kênh này.
- Muốn phát triển kế hoạch phi lợi nhuận (đi đến lợi ích về sau) thông qua fanpage – những fanpage tình yêu, nghệ thuật sống…
- Muốn phát triển cộng đồng nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân).
- Muốn phát triển cộng đồng nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu doanh nghiệp.
- Muốn phát triển cộng đồng nhằm phục vụ người dùng sản phẩm của mình thông qua Group
- Muốn phát triển cộng đồng với mục đích phi lợi nhuận (đi đến lợi ích về sau) thông qua Group
- Muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua Event – tổ chức các sự kiện,…
- Muốn phát triển thương hiệu cá nhân thông qua Event.
- Muốn phát triển kinh doanh thông qua Event.
- Muốn phát triển triển thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân) thông qua các cuộc thi (contest) trên các profile/ group/ fanpage/ event.
- Muốn phát triển triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua các cuộc thi (contest) trên các profile/ group/ fanpage/ event.
- Muốn phát triển kinh doanh thông qua các cuộc thi (contest) trên các profile/ group/ fanpage/ event.
- Muốn phát triển cộng đồng với mục đích phi lợi nhuận (đi đến lợi ích về sau) trên các profile/ group/ fanpage/ event.
…
Và bạn đang ở phần nào trong danh sách trên?
Ngoài ra còn khá nhiều cái muốn bất chính khác, như việc muốn phát triển cộng đồng để chửi bới, làm trò nhảm, muốn tăng nhiều bạn bè bằng cách tạo profile girl xinh,… những cái này mình xin phép bỏ qua.
Facebook user
Khi chúng ta biết mình muốn gì đã là một thành công, và việc tìm ra một (hoặc nhiều) người để chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu của họ lại là một thành công mới, hay đơn giản là tìm ra nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm của chúng ta – tất nhiên là trên kênh Facebook. Và mục đích cuối cùng là giá trị chuyển đổi (convert):
Profile: user-follower, user-friend, follower-friend, user- customer, follower-customer, friend-customer.
Fanpage: user-fan, user-customer, fan-customer.
Group: user-member, member-customer.
Event: user-member, user-customer
Contest: user-member
…
Tức là từ những người dùng Facebook xa lạ, từ những khách vãng lai ở đâu đó, điều mà 1 người Facebook Marketer cần là biến người dùng đó thành người like fanpage của mình, thành người follow mình, thành member trong cộng đồng của mình, tham gia vào sự kiện của mình, tham gia vào cuộc thi của mình,…
Và làm sao để làm được điều đó, khi chúng ta đã xác định được mục tiêu và đối tượng mục tiêu?
Facebook Marketing Strategy
Có rất nhiều cách để những Facebook Marketer có thể đi được đến trái tim, hay túi tiền của Facebook User, và chúng ta có thể tóm gọn nó lại trong 3 cách:
APPLICATION – App Facebook
Chiến lược Facebook Marketing có sử dụng Apps là chiến dịch rất hiệu quả và cũng rất dài hơi. Trong chiến dịch Facebook Marketing Application thường sẽ có 3 nhóm chính: User-Marketer-Developer App. Facebook Application sẽ được chia làm 2 loại chính theo nhu cầu của Facebook Marketer:
App Quality
Với những app chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là rất lớn, vì thế nên việc của người làm Facebook Marketer là nghiên cứu đặc tinh sản phẩm/dịch vụ, tìm ra điểm khác biệt. Nghiên cứu sâu về hành vi và nhận thức của người dùng trên Facebook, thể hiện rõ thông điệp, điểm khác biệt, hay việc đáp ứng được nhu cầu người dùng ra bên ngoài, mọi thứ đều cần phải đúng quy trình và chuẩn xác.
Vì không có ai muốn tiền của mình bỏ ra nhiều mà không thu về được nhiều cả. Đặc điểm của những App này là mang lại giá trị cho người dùng (tiền thưởng, quà tặng,…), chi phí đầu tư lớn, đầu tư xây dựng nội dung, giao diện đồ họa đẹp mắt, có khả năng tương tác, có yếu tố lan truyền cao, hiệu ứng tích cực, và ứng dụng hoạt động ngay trên nền facebook…
App Low
Với những app kém chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là ít, không đáng kể, app dạng này mọc ra như nấm, biến thiên đủ các trò, nhưng biến kiểu gì thì biến cũng chỉ dừng lại ở mức hiển thị định dạng Text, hoặc Image.
Những app dạng này thường có xu hường “lừa” người chơi, tạo cho họ một cảm xúc tò mò, ví dụ như những app: “Lúc nào bạn chết, Ai hay vào tường nhà bạn, Mách nhỏ,…”
Tuy không mang lại giá trị cho người dùng nhưng những app dạng này cũng đánh được vào tâm lý của người dùng, cộng với việc sử dụng một số thủ thuật, app low có yếu tố lan truyền khá cao, và ứng dụng thường không hoạt động trên nền facebook mà hoạt động ở một trang nào đó, nền trắng tinh và có 1 hình có nhiệm vụ CTA (Call to action) ở chính giữa màn hình.
ADS – Quảng cáo
Với những ưu điểm vượt trội của mình về người dùng, mức độ tương tác, là một thị trường béo bở với tất cả các bên. Không có lý do gì Facebook bỏ qua dịch vụ cho phép người dùng mua quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của họ.
Cách thức hoạt động của quảng cáo Facebook
Các doanh nghiệp trả tiền cho Facebook để hiển thị quảng cáo cho những người có thể quan tâm đến tin nhắn của họ.
+Các dạng quảng cáo Facebook
a. Facebook Promote
Là hình thức quảng bá các thông tin được cập nhật từ fanpage tới một số lượng người dùng nhất định đã “Like” page trước đó.
Bởi trên thực tế, nếu người dùng đã Like page nhưng không tham gia tương tác với page, timeline Facebook (màn hình hiển thị nội dung cập nhật từ bạn bè) của họ sẽ không hiện các cập nhật của page.
Khi người quản trị page đồng ý chi trả một số tiền nhất định để quảng bá nội dung vừa cập nhật từ page, Facebook sẽ đảm bảo việc nội dung đó sẽ được hiển thị trên timeline của những người dùng đã Like page bất kể có tham gia tương tác với page hay không.
Và thông thường, số lượng view tổng cộng sẽ lớn hơn số lượng view độc nhất do nội dung được quảng bá này sẽ hiển thị nhiều lần trên timeline của fan.
b. Facebook Ads – Quảng cáo Facebook
Facebook Ads hay còn được gọi là Sponsored Ads (quảng cáo được tài trợ) là các quảng cáo được hiển thị tại các vị trí đặt quảng cáo cố định trên website.
Và điểm khác biệt lớn nhất giữa Facebook Ads và Facebook Promoted Post chính là việc Facebook Ads sẽ được hiển thị đối với một nhóm người dùng cụ thể với các tiêu chuẩn đề ra trước đó.
Trong khi đó, Facebook Promoted Post chỉ hiện thị tới người dùng đã bấm Like page.
Và tất nhiên, trong số những người dùng nhìn thấy Facebook Ads, chắc chắn sẽ có một số lượng người dùng nhất định đã là fan của page. Và cũng giống như hình thức thứ 1, Facebook Ads có thể được hiện thị rất nhiều lần cho cùng một người dùng.
- Tham gia vào bài viết trên trang: Quảng bá bài viết cụ thể trên Fanpage của bạn tăng lượt view, share.
- Số lượt thích trang : Tăng like cho fanpage của bạn.
- Truy cập vào trang web : Tạo quảng cáo để mọi người truy cập trực tiếp vào website của bạn.
- Lựa chọn quảng cáo hiển thị cột bên phải hoặc trên cả bảng tin (nếu bạn có fanpage).
- Chuyển đổi trang web : Tạo pixel lấy code add vào website của bạn và theo dõi tỉ lệ chuyển đổi đến 1 trang mà bạn mong muốn quảng cáo sẽ được hiển thị.
- Lượt cài ứng dụng : Tạo quảng cáo đề khuyến khích mọi người cài đặt ứng dụng của bạn.
- Tham gia ứng dụng : tạo quảng cáo để có thêm hoạt động trên ứng dụng Facebook của bạn. Cách tạo quảng cáo tương tự lượt cài ứng dụng.
- Tham gia sự kiện : Tạo quảng cáo để quảng bá sự kiện
- Yêu cầu nhận ưu đãi : Tạo quảng cáo để quảng bá khuyến mại.
+ Một số tài liệu bạn có thể tìm đọc về quảng cáo Facebook
- Thăng hạng bài viết trên trang cá nhân: Promote Post Profile
- Ebook Power Editor (Tiếng Việt)
- Ebook Facebook Insights (Tiếng Việt)
- UID là gì? Nó có ăn được không?
Content
Phần cuối cùng, và cũng là phần quan trọng trong mỗi chiến lược Marketing Online nói chung, hay Facebook Marketing nói riêng, đó là CONTENT (nội dung).
Content là yếu tố dễ dàng nhất để đạt được đến độ lan truyền nội dung, lan truyền cảm xúc (Viral Marketing).
Một số loại content phổ biến trên Facebook:
- Cập nhật sản phẩm/dịch vụ từ các store.
- Nội dung ưu đãi.
- Bài viết dạng câu hỏi để người đọc có hành động comment trả lời.
- Tổ chức cuộc thi
- Tổ chức sự kiện
- Nội dung mang tính xã hội.
- Thông tin về các thương hiệu.
- Nội dung giao dịch cụ thể.
- Các loại nội dung khác.
- Và để làm Content tốt, ngoài việc phân tích Insight đối tượng mục tiêu, bạn cần phải có khả năng viết tốt (Copywriting).
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Nguồn tham khảo: moa.com.vn,facebook marketing, genk.vn
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé!
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096