Làm freelancer đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Ở Mỹ, nơi mà trào lưu làm freelance phát triển mạnh mẽ nhất, hiện có hơn 40 triệu lao động nước này từ bỏ một công việc toàn thời gian ở công sở để làm tự do. Vậy Freelancer là gì? Làm freelancer có khó không?
Freelancer là gì?
Theo Wiki giải thích thì hơi lằng nhằng như ảnh trên đây bạn có thể dịch lại, tuy nhiên bạn chỉ cần hiểu :
Freelancer là những người làm việc cho người khác (cá nhân, công ty) mà không có sự ràng buộc nào về thời gian làm mỗi ngày, miễn là hoàn thành công việc đúng thời gian đã thống nhất,cũng như cũng không phải cam kết làm việc lâu dài, đúng theo nghĩa từ “FREE”.
Như bạn thấy freelancer thực chất là đi làm thuê cho người khác, nhưng làm trong sự thoải mái, không có bất cứ sự áp lực từ đối phương dành cho bạn, tất cả đều đã thống nhất từ đầu.
Một công ty sẽ thuê freelancer khi có một công việc phát sinh đột xuất, không thường xuyên, công việc xuất hiện theo dự án và sẽ chấm dứt khi dự án kết thúc nên không cần phải thuê một nhân viên làm toàn thời gian.
Còn với nhân viên bán thời gian thì họ chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức để tham gia vào dự án cũng như việc công ty phải dành một chỗ ngồi cho họ gây tốn kém.
Một freelancer chuyên nghiệp sẽ phù hợp hơn vì họ đã cộng tác cho rất nhiều dự án, rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau mà một nhân viên toàn thời gian khó có thể có được. Lượng kiến thức, kinh nghiệm cực kì phong phú chính là một điểm cộng tuyệt đối cho Freelancer.
Kiếm tiền với Freelancer trên mạng cần những gì ?
Ngoài 1 chiếc máy tính có kết nối internet ra thì điều cốt lõi nhất khi bạn muốn làm Freelancer trên mạng là bạn cần phải có 1 “kỹ năng riêng”. Bởi vì bạn phải có kỹ năng thì người ta mới thuê bạn làm. Vậy bạn đào đâu ra những kỹ năng này, tất nhiên là bạn phải trải qua quá trình học tập & trải nghiệm thực tế
Các kỹ năng freelancer phổ biến hiện nay là :
- Dịch thuật/viết lách
- Thiết kế
- Viết bài
- Làm video (intro, PR,…)
- Các dịch vụ về SEO (backlink, content,…)
- Làm website, blog,… (Xem thêm các loại website kiếm tiền tốt trong năm nay )
- Viết phần mềm
- Lập trình
- Marketing online
- Tăng lượt truy cập cho website
- Tăng like fanpage, like ảnh,….
- Quản lý fanpage
- Tăng lượt xem Youtube, Video, lượt nghe nhạc,…
- …..bất cứ thứ gì mà bạn có khả năng và người khác cần khả năng của bạn.
Làm sao để có được những kỹ năng này ?
Làm freelancer cần những kỹ năng riêng, những kỹ năng này bắt nguồn từ :
- Học tập : Ví dụ thiết kế web, thiết kế, dịch thuật, lập trình….
- Những thủ thuật mẹo được hình thành trong quá trình bạn online tìm hiểu, vọc vạch như : tăng like, tăng lượt truy cập cho website, tăng lượt xem Youtube,….
- Từ trải nghiệm : Ví dụ viết lách, design, làm video,…
Các ưu điểm khi tham gia kiếm tiền với Freelancer
Tiềm năng kiếm được tiền, thậm chí rất nhiều tiền.
Có rất nhiều làm freelancer như 1 công việc làm thêm kiếm vài triệu mỗi tháng, nhưng cũng không thiếu nhiều người làm Freelancer full time, có nghĩa là họ dành hết tất cả thời gian của họ để làm freelancer, lý do là đơn hàng nhiều và kiếm được rất nhiều tiền.
Cũng có 1 số người lập thành 1 team freelancer, mỗi người đảm nhận 1 vai trò khác nhau để làm việc tốt hơn, đa dạng hóa dịch vụ, và nếu làm tốt thì freelancer kiếm được khá nhiều tiền.
Làm việc bất cứ khi nào bạn muốn
Bạn không phải chịu 1 áp lực nào đối với thời gian làm việc, có nhiều người làm việc ban ngày, nhưng cũng không ít người làm làm việc hiệu quả hơn vào ban đêm, vì vậy ban ngày họ có thể đi chơi, hoạt động, làm các việc khác và ban đêm làm freelancer.
Bạn có thể thoải mái sắp xếp thời gian làm việc cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn, chỉ cần bạn đảm bảo thời gian hoàn thành dự án mà bạn và người thuê bạn đã thống nhất với nhau.
Bạn có thể làm việc bất cứ địa điểm nào.
Làm freelancer rất tự do, bạn không cần phải đến một nơi nào làm việc, bạn có thể làm việc nơi đâu bạn muốn như ở nhà, quán cafe, thư viện….bất cứ nơi đâu mà bạn cảm thấy thoải mái.
Thậm chí bạn vẫn có thể làm việc trong lúc đi du lịch. không như đi làm ở công sở bạn phải đến nơi làm việc, bị kiểm soát thì freelancer sẽ tự do cho bạn về nơi làm việc, điều này có thể giúp bạn có thể làm việc hiệu quả hơn.
Càng làm, kỹ năng của bạn càng được nâng cao
Khi bạn làm freelancer, bạn sẽ tối ưu hóa được khả năng của mình, từ dự án này qua những dự án khác, bạn càng ngày càng được thực hành nhiều, kỹ năng càng được nâng cao, có nhiều thủ thuật, phương thức làm việc tối ưu và hiệu quả hơn, qua đó sẽ hoàn thành các dự án tiếp theo nhanh hơn, nhận nhiều dự án hơn, phát triển được thêm nhiều công việc liên quan.
Không ai có thể kiếm soát.
Bạn thoải mái làm công việc của bạn miễn sao hoàn thành công việc cho khách hàng đúng thời gian đã thống nhất, không có ai hối thúc hay rầy la bạn. Không giống một nhân viên công sở, có thể nói bạn như là “ông chủ”của chính mình, tự kiểm soát thời gian làm việc, nơi làm việc, tiến độ công việc, chịu trách nhiệm về các dự án,….
Có nhiều cơ hội hợp tác, phát triển.
Nói về cơ hội khi làm freelancer, bạn có rất nhiều : Cơ hội kiếm được nhiều tiền, cơ hội được làm việc tự do về địa điểm, giờ giấc, cơ hội cải thiện, nâng cao kỹ năng,…
Nhưng ngoài các cơ hội này ra, có 1 cơ hội khác rất quan trọng đó là “cơ hội hợp tác”. Trong khoảng thời gian bạn làm freelancer chắc chắn bạn sẽ gặp gỡ với nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể họ cũng đang làm mảng bạn thích và 2 bên muốn hợp tác với nhau, mỗi bên đảm nhận các vai trò riêng, phát triển lĩnh vực kiếm tiền nào đó,…
Những cơ hội này rất quan trọng vì có thể nó sẽ đánh dấu 1 bước phát triển mới cho cuộc đời của bạn, và bạn nên tận dụng điều này.
Freelancing là cách thức hữu hiệu giúp bạn không phải rơi vào tình trạng “chới với” khi đột nhiên bị mất việc. Nó giúp bạn khắc phục những khó khăn cho đến khi tìm thấy công việc khác, hơn nữa bạn còn có cơ hội học hỏi những kinh nghiệmquý gía về dịch vụ khách hàng và các kế họach đa dạng khác nhau. Ai biết được, sau một thời gian làm freelancer, bạn có thể tự tin quyết định lựa chọn cách làm việc độc lập này thay vì cứ mải mê tìm kiếm người khác thuê mướn mình.
3. Nhược điểm khi tham gia kiếm tiền với Freelancer
Khởi đầu khó khăn cho người mới, không phải ai cũng làm được
Để làm freelancer thì bạn phải cần có 1 kỹ năng, như vậy lại rất khó cho nhiều người mới, còn lạ lẫm với lĩnh vực marketing online, kiếm tiền online. Như vậy, nếu như bạn cũng là người mới, bạn cần làm quen, đi học, tập tành các kỹ năng riêng để có thể làm công việc này, nếu bạn không có bất cứ kỹ năng, khả năng nào, bạn không thể làm freelancer.
Hơn nữa, ngoài Deadline ra thì freelancer không chịu bất kì ràng buộc nào, họ không ở công ty nên bạn không thể theo dõi tiến trình làm việc của họ.
Nếu bạn làm những việc dễ, cạnh tranh sẽ rất lớn
“Cạnh tranh” là vấn đề xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào, kiếm tiền freelancer cũng thế, nếu công việc của bạn đơn giản như tăng like, dịch thuật, thiết kế…thì bạn có rất nhiều đối thủ cũng đang làm freelancer như bạn.
Thậm chí dịch vụ của họ còn tốt hơn, giá dễ chịu hơn dịch vụ của bạn, vì vậy bạn phải không ngững nỗ lực tìm ra các dịch vụ, công việc “độc đáo” mà hiếm người có thì bạn mới có thể đột phá, có nhiều khách hàng cũng như làm lâu dài.
Cùng một lúc họ nhận nhiều dự án nên không biết là họ đã động đến dự án của mình chưa, nếu đã động thì động đến bao nhiêu phần rồi… như vậy sẽ gây khó khăn cho quản lý dự án. Và một trường hợp khủng khiếp hơn đó là họ bỏ dự án giữa chừng.
Việc này có nhiều nguyên do có thể từ 1 phía hoặc 2 phía nhưng có một điều chắc chắn rằng nó sẽ làm dự án của bạn chậm tiến độ… nghiêm trọng. Do vậy, khi tìm một freelancer doanh nghiệp cần tìm một freelancer có một Profile tốt hoặc các đánh giá khác từ người tuyển dụng trước.
Thu nhập có thể sẽ không đều đặn
Có người thuê, đặt hàng thì bạn mới có tiền, mời đầu làm freelancer sẽ có nhiều thời điểm lượng đơn hàng sẽ nhiều, ngược lại sẽ có nhiều thời điểm đơn hàng sẽ ít nên thu nhập của bạn cũng sẽ không đồng đều, trừ khi đơn hàng của bạn rất đặc biệt, có độ uy tín cao.
Và nếu cạnh tranh ngày càng nhiều mà bạn không có 1 kế hoạch nào làm dịch vụ của bạn cải thiện thì chắc chắn thu nhập của bạn ngày càng đi xuống.
4. Những “bí kíp” mang lại thành công khi kiếm tiền với Freelancer
Có 1 kế hoạch phát triển chuyên nghiệp
Dù bạn đang kiếm tiền với thể loại nào cũng phải nên có kế hoạch phát triển và mục tiêu, với freelancer thì bạn nên xác định từ đầu là mình có thể làm được gì, mình sẽ mở dịch vụ gì, đăng dịch vụ tại đâu, làm thế nào để nhiều người biết tới dịch vụ của mình, mình sẽ tiến hành như thế nào cho chuyên nghiệp,…bạn hãy lập ra “business plan” của riêng bạn và xem xét kỹ từng bước.
Ngoài kế hoạch tổng thế ra thì bạn cũng nên có các kế hoạch mỗi tuần bao gồm kế hoạch về phân phối thời gian làm việc, nghĩ các phương án chiều lòng khách hàng, bonus cho khách hàng, cải thiện dịch vụ,…
Hãy chọn nơi làm việc mà bạn cảm thấy thoái mái nhất
Hãy tận dụng lấy lợi thế khi kiếm tiền với freelancer, bạn có thể chọn nơi làm việc cho riêng mình, thường thì sẽ là ở nhà, bố trí góc làm việc hợp ý bạn, hoặc mỗi lúc muốn đổi không khí cho thoải mái có thể mang laptop đến 1 quán cafe yên tĩnh để làm việc, hoặc bất cứ nơi đâu mà bạn cảm thấy thoải mái.
Khi có được sự thoái mái thì bạn sẽ làm việc tốt hơn, và có thể có nhiều ý tưởng cho dự án của bạn hơn.
Luôn nói đúng sự thật với khách hàng của bạn
Hãy luôn trung thực với khách hàng, đảm bảo về số lượng, chất lượng của dịch vụ, đừng bao giờ “tâng bốc” dịch vụ của mình lên để rồi khi bàn giao công việc, khách hàng sẽ thất vọng về dịch vụ của bạn.
Nếu họ dễ tính, thì họ sẽ không nói gì nhưng sẽ khó có thể quay lại lần sau, hoặc nếu họ khó tính, họ thậm chí “đòi hỏi” bạn làm cho đúng những gì bạn đã viết, khi nào đầy đủ mới thanh toán tiền cho bạn.
Hoặc trong trường hợp bạn đã nhận nhiều đơn hàng, không có thời gian làm thêm nữa thì bạn hãy thẳng thừng từ chối hoặc hẹn khách vào 1 thời điểm nào khác, chứ đừng ôm hết để rồi phá vỡ thời gian biểu cá nhân, chậm trễ giao hàng, chất lượng đơn hàng đi xuống.
Hơn nữa, nếu bạn từ chối, khách hàng sẽ nghĩ rằng đơn hàng của bạn chất lượng, nhiều người đặt nên bạn không rảnh vào thời gian này, nên họ sẽ chờ để “được” đặt hàng dịch vụ của bạn.
Làm cho dịch vụ của bạn chuyên nghiệp hơn các Freelancer khác
- Nội dung dịch vụ : Phải rõ ràng, nêu đầy đủ cụ thể lợi ích của khách hàng khi đặt hàng qua bạn, bạn sẽ làm được gì, cam kết như thế nào,…
- Profile chuyên nghiệp : Ở các trang web cho phép bạn làm freelancer luôn có phần giới thiệu bản thân của bạn, hãy đầu tư phần này ngay từ đầu, hãy viết 1 profile thật tốt, nói rõ kinh nghiệm bản thân vì rất nhiều người đặt hàng vào “soi” thông tin cá nhân của bạn. Cũng như trên các trang mạng xã hội hãy tạo một profile tuyệt vời. Vì trên mạng xã hội là nơi tiếp cận nhiều người nhanh nhất:
- Logo/banner đẹp mắt : Mình tin rằng tính “chuyên nghiệp” là 1 yếu tố mà phần lớn khách hàng sẽ nhìn vào khi lựa chọn các dịch vụ giống nhau, nếu bạn có 1 logo hoặc/và banner thật bát mắt thì bạn sẽ nhận được nhiều chú ý hơn từ khách hàng, nếu bạn làm designer thì phần này bạn có thể lo được, còn bạn kiếm tiền freelancer mảng khác thì bạn lại phải đi thuê người khác thiết kế theo ý bạn.
- Có website/blog riêng chia sẻ kiến thức về lĩnh vực bạn làm : Thường thì mình thấy hầu như freelancer chỉ đăng bài lên các trang web trung gian tìm khách hàng, ít người có website riêng, nhưng điều này khá quan trọng, nó không chỉ mang lại sự chuyên nghiệp, giúp khách hàng có thể đọc nhiều thông tin về các dịch vụ của bạn hơn, và thậm chí nếu bạn biết SEO giỏi thì sẽ kiếm được rất nhiều khách hàng từ google thông qua website của bạn. Nếu bạn đã có website rồi thì đừng quên cập nhật nội dung hàng tuần để khách hàng biết rằng “bạn vẫn đang tồn tại và hoạt động”. Ngoài ra có rất nhiều cách marketing cho dịch vụ của bạn qua website.
Sử dụng các công cụ, phần mềm nhằm rút ngắn thời gian làm việc
Với bất cứ mảng nào bạn làm freelancer, chắc chắn sẽ có phần mềm hỗ trợ, miễn phí hoặc trả phí, giúp bạn tối ưu hóa thời gian làm việc thay vì làm thủ công, hãy tìm tòi cách nhanh nhất để làm việc để dành thời gian làm những việc khác.
Có nhiều công việc mà bạn phải mất hàng giờ đồng hồ để ngồi làm, trong khi đó có phần mềm hỗ trợ mà bạn chỉ cần thiết lập lần đầu tiên, lần thứ 2 chỉ mấy vài phút để chạy, như vậy bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Nếu bạn đang là free lancer kinh doanh trên facebook thì bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ marketing, kinh doanh, bán hàng hiệu quả PA sản phẩm nhanh nhất:
Simple facebook
Phân tích ưu và nhược điểm, tối ưu hóa dịch vụ.
Dịch cụ của bạn sẽ “chết” nếu dậm chân tại chỗ, hãy dành thời gian để xem xét các dịch vụ của đối thủ, xem họ có gì hơn mình, và bạn phải tối ưu hóa dịch vụ của bạn.
Nếu không thể hơn được đối thủ thì cũng phải có gì đó riêng biệt, ngoài ra bạn còn nên phải rèn luyện kỹ năng của bạn, nghĩ thêm nhiều thứ mới mẻ, chỉ có như vậy bạn mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.
Hoặc trên những trang cho phép bạn kiếm tiền với freelancer, cứ sau mỗi đơn hàng thì khách hàng có quyền để lại đánh giá, feedback về dịch vụ của bạn, hãy cố gắng nhìn vào những feedback này xem mình còn thiếu sót những gì, nhược điểm của mình là gì để cải thiện dịch vụ tốt hơn nữa.
Luôn sáng tạo
Sáng tạo luôn là chìa khóa thành công ở tất cả các mảng marketing online hay kiếm tiền online, vì vậy sau những ngày làm việc, bạn hãy nghĩ xem có thể biến hóa công việc của bạn như thế nào để tối ưu, có ý tưởng gì mới không.
Nếu nghĩ ra được thứ gì hay ho mình khuyên bạn nên note lại vào sổ hoặc trên điện thoại, vì những ý tưởng này sẽ thoáng qua, có thể ngày hôm sau bạn lại quên.
Hợp tác
Trong quá trình kiếm tiền với freelancer của bạn, bạn sẽ gặp gỡ, quen biết với 1 số freelancer khác, hoặc sẽ có những lúc bạn phải đi thuê freelancer, hoặc bạn sẽ có cơ hội làm việc với 1 số đối tác trong ngành mà bạn thích.
Nếu có cơ hội hợp tác với họ để gia tăng thu nhập, phát triển công việc, đôi bên cùng có lợi thì đừng ngại đặt vấn đề, có thể bạn sẽ có cơ hội làm việc với 1 dự án mới đầy thú vị.
Học cách quản lý tài chính
Kiếm tiền với Freelancer là công việc “gom gió thành bão”, đơn hàng với giá trị nhỏ, bạn phải làm sao có thật nhiều khách hàng để có được số tiền lớn, tuy nhiên nếu bạn không biết chi tiêu hợp lý, số tiền nhỏ này rất khó có thể trở thành số tiền lớn, thậm chí bị hao hụt.
Vì vậy bạn phải học cách quản lý tài chính, chỉ đầu tư mua thêm các công cụ, phần mềm cần thiết cho bạn, tiêu ngoài đời thực hợp lý, tiết kiệm tiền để dành cho việc làm những điều to lớn hơn.
5 thói quen cần có của mọi freelancer
Khách hàng đáng giá nhất của bạn là ai? Đó không nhất thiết phải là người mang đến cho bạn nhiều tiền nhất, cũng không phải người nổi tiếng nhất. Đó chính là bạn, trước khi làm việc cho ai khác, hãy tập trung làm việc cho chính mình, vì bản thân của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn luôn cần dành ra một phần thời gian để chăm chút cho quy trình làm việc của mình. Vậy những cách tốt nhất để quản lý công việc cho một freelancer là gì và tại sao bạn phải làm như vậy?
Các công ty đều hiểu rõ nguyên tắc này, đó là lí do tại sao họ dành nhiều tiền bạc, thời gian và nhân sự để xây dựng nền tảng, kế hoạch cho các sản phẩm của mình. Là người làm việc tự do, dù ngân sách hạn hẹp hơn so với các công ty, bạn chỉ cần dành ra một tiếng mỗi ngày cho “khách hàng quan trọng nhất” của bạn.
1. Theo dõi trang tuyển dụng của các công ty
Theo chia sẻ của nhiều chủ doanh nghiệp về cách thức tìm kiếm việc làm, một trong những lời gợi ý được đưa ra là: các freelancer nên theo dõi mục tuyển dụng trên trang web của công ty để có thể dự tuyển vào những vị trí phù hợp với không gian chuyên môn của họ cũng như của doanh nghiệp.
Mặc dù điều này nghe có vẻ “không bình thường”, nhưng sự thật là: khi công ty đăng tin tuyển dụng cho 1 vị trí, họ làm điều đó như một phản xạ. Ví dụ như, khi doanh nghiệp cần phát triển một website, hay design, họ lập tức đăng tin tuyển dụng cho vị trí đó trong công ty. Đây là cơ hội tốt cho bạn để liên hệ với doanh nghiệp trong vai trò của một freelancer.
Bạn có thể nói với họ rằng bạn có thể không phải là một thành viên lý tưởng cho nhóm của họ, nhưng bạn có thể xuất hiện kịp thời để giải quyết những vấn đề ngắn hạn phát sinh của công ty. Bạn không những giúp doanh nghiệp giảm tải số công việc phải làm, mà còn giúp họ có thêm thời gian trong khi chờ đợi tuyển dụng một thành viên mới phù hợp cho lâu dài. Hãy cho họ biết những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được ở bạn như một freelancer là gì và cam kết thực hiện điều bạn đã nói.
Như vậy, bạn đã có thể đặt chân được vào ngưỡng cửa của họ. Cho dù chỉ là làm việc tạm thời, bạn đã có được cái nhìn của người trong cuộc để tìm hiểu thêm những vấn đề còn thiếu sót trong công việc của công ty, và làm cách nào để bạn có thể giúp họ giải quyết cả những vấn đề khác nữa khi một nhân viên chính thức thay thế vị trí của bạn.
Gi ới thiệu luôn cho bạn top 10 trang web cho freelancer
Các trang web nước ngoài
Nếu tiếng Anh của bạn tốt, có thể chọn những trang web nước ngoài, họ sẽ trung gian cho bạn và khách hàng, mọi giao dịch sẽ qua trung gian, khi khách hàng đặt dịch vụ của bạn, tiền sẽ được các trang web trung gian giữ, bạn làm việc bạn bàn giao kết quả cho khách hàng, sau khi nhận được xác nhận từ khách hàng, các trang web trung gian sẽ trả tiền cho bạn.
- Fiverr.com : Nhiều bạn ở Việt Nam đang làm freelancer vì tính đơn giản của nó. Và cũng rất nhiều khách hàng đặt hàng trên fiverr mỗi ngày vì giá rẻ, bạn có thể xuất phát đăng dịch vụ với giá $5, khi khách hàng đặt hàng, bạn sẽ nhận được $4 và fiverr sẽ lấy $1. Bạn cũng có thể tạo thêm nhiều dịch vụ bổ sung cho đơn hàng.
- Upwork.com (oDesk cũ) : Đây là network freelancer có thể nói lớn nhất hiện nay, với 1,6 triệu khách hàng, Upwork là nơi kết nối bạn và khách hàng. Bạn có thể tìm khách hàng nhanh chóng vì mỗi ngày có rất nhiều khách hàng lên upwork đăng tìm freelancer theo đúng ý họ, bạn có thể vào chào giá, gửi CV, cung cấp các thông tin mà khách hàng cần để đặt hàng, bạn có thể làm việc được thanh toán theo giờ hoặc theo mỗi dự án tùy vào sự thống nhất của bạn và khách hàng.
- Freelancer.com : Một ông lớn khác của lĩnh vực freelancer, ngoài việc cung cấp hàng triệu dự án, freelancer.com còn thường tạo ra 1 số cuộc thi để giúp các freelancer giỏi tăng khả năng cạnh tranh của mình. Nếu bạn tự tin vào chuyên môn, có thể nhờ vào những cuộc thi này để lấy uy tín, chắc chắn với uy tín cao được đánh giá bởi Freelancer.com, bạn sẽ có rất nhiều đơn hàng
- Guru.com : Bạn có thể viết 1 bản giới thiệu thật tốt về kỹ năng làm việc của bản thân lên profile của bạn Trên Guru, vì những dòng này rất được khách hàng trên Guru lưu ý đến. Các tính năng tiên tiến của Guru cũng sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều cơ hội tốt, tính năng Guru Work Room sẽ giúp bạn có thể quản lý công việc của mình dễ dàng hơn.
- 99designs : Nếu bạn là freelancer với mảng thiết kế thì 99designs là sự lựa chọn tuyệt vời nhất , đây là 1 platform freelancer dành riêng cho thiết kế, bạn có thể đăng ký làm freelancer, đăng công việc của mình lên cũng như tham gia các contest để “thể hiện” trình độ kỹ năng của bạn.
Ngoài ra còn rất nhiều các trang web nước ngoài khác để bạn có thể làm Freelancer như : Elance, Toptal, Craigslist, Peopleperhour, Freelance Writing Gigs, Demand Media, College Recruiter, GetACoder, iFreelance, Project4hire, SimplyHired,……
Các trang web của Việt Nam
Nếu kỹ năng tiếng Anh của bạn không đủ để làm Freelancer ở các trang web nước ngoài thì bạn có thể chọn các trang web Việt Nam, sẽ dễ dàng hơn trong việc đăng tải công việc, trao đổi với khách hàng
- Vlance.vn : Đây là 1 trang web khá chuyên nghiệp về freelancer ở Việt Nam, kết nối hàng ngàn freelancer với khách hàng, bạn có thể nhanh chóng đăng ký, bổ sung hồ sơ cá nhân, kinh nghiệm bản thân, đăng tải công việc và đi tìm khách hàng ngay lập tức
- Freelancerviet.vn : FreelancerViet hoạt động từ tháng 9 năm 2013, đến Tháng 3 năm 2015 bản chính thức ra đời với hơn 35,000 thành viên và tổng giá trị dự án lên hơn 12 tỷ đồng với 2,500 công việc. Đây cũng là 1 sự lựa chọn tốt cho bạn.
- 50k.vn : Đây cũng là 1 nơi mà mình đã kiếm tiền với Freelancer ngay từ những ngày đầu tiếp cận với Internet marketing. 50k là cộng đồng mua bán dịch vụ trực tuyến kết nối người mua và người bán (freelancer) qua những dịch vụ và sản phẩm (đơn hàng) được đảm bảo với các mức giá từ 50.000 đến 10.000.000+ đồng. Người mua có thể tìm kiếm, đánh giá, và giao dịch những đơn hàng phù hợp một cách an toàn qua hệ thống thanh toán đảm bảo của 50k.
2. Tìm hiểu và liên hệ với những khách hàng tiềm năng lý tưởng
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc làm freelance là khả năng lựa chọn người mà bạn sẽ hợp tác cùng. Hãy tận dụng lợi thế này một cách hợp lý. Tim Ferriss – tác giả cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” từng viết “cuộc sống vừa quá ngắn, vừa quá dài để làm việc với những người mà bạn không thích”.
Hãy viết mail, liên lạc với những người, những doanh nghiệp mà bạn muốn hợp tác cùng. Sử dụng LinkedIn để kiểm tra xem liệu có bất kì quan hệ chung nào giữa bạn và người đó, hoặc công ty đó và liệu có ai trong số đó có thể giới thiệu bạn hay không.
Nếu bạn thực sự muốn đầu tư, bạn có thể đính kèm một món “quà” kèm theo các email để thu hút sự chú ý của họ. Ví dụ như, nếu bạn làm về marketing, bạn có thể làm một slide mà khách hàng có thể đăng lên Slideshare, hoặc một bức ảnh thiết kế mà họ có thể post lên Facebook. Nếu bạn là một freelancer viết lách, bạn có thể viết một bài nói về công ty, hoặc ngành nghề, những chủ đề liên quan đến hoạt động của công ty. Tất cả đều đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư nghiên cứu hoạt động của khách hàng, những gì xoay quanh và những điểm còn thiếu sót – những điểm bạn có thể giúp họ khắc phục.
Công cụ giúp bạn phát triển content hơn từ thu thập các content fanpage hay trong group- Autoviral content
Bạn có thể tìm họ trên facebook hoặc trên website, nhưng hầu hết giờ tìm facebook hay mạng xã hội nào đó là dễ dàng hơn. Công cụ giúp bạn tìm.
3. Học tập các Freelancer khác
Trong khi việc nghiên cứu khách hàng tiềm năng và các cơ hội là rất quan trọng, kiến thức hiểu biết chung của bạn cũng quan trọng không kém. Khi bạn tự quản lý công việc kinh doanh của mình, nhạy bén với các ý tưởng mới là điều vô cùng quan trọng, và bạn có thể tìm thấy từ nhiều nguồn tin phong phú bên ngoài môi trường làm việc của bạn.
Làm việc freelance cần đi kèm với khả năng cập nhật kiến thức hầu như mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể đọc sách điện tử, xem các buổi phỏng vấn, đàm thoại hay nghe các bản tin, mục đích là để có thêm thông tin bất cứ khi nào. Điều này đòi hỏi bạn cần có trách nhiệm: những người làm thuê có thể nghĩ và làm gì họ muốn, nhưng một khi bạn đã chọn chọn con đường freelance, bạn phải nghĩ và làm những gì cần thiết cho bạn.
Dù bạn đang đối mặt với bất kỳ một vấn đề nào, dù khó khăn đến đâu, gần như chắc chắn rằng một ai đó đã từng gặp phải vấn đề này trước đây. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy tìm hiểu những trường hợp của những người hay doanh nghiệp đã từng hoạt động với ngân sách, nguồn lực giới hạn nhưng vẫn thành công với những gì họ đã đạt được.
4. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Danh tiếng gần như là yếu tố sống còn cho sự nghiệp freelance của bạn. Đó là chiếc chìa khóa dẫn đến khách hàng và nhiều khách hàng hơn nữa, đến sự kết nối trong mạng lưới freelance.
Bạn sẽ không thể tin được ngoài kia có bao nhiêu cơ hội cho những người dám làm và dám chia sẻ với mọi người. Bạn làm một điều gì đó rất thú vị và bạn kể với tất cả mọi người về điều đó… Như vậy, khi một người muốn thực hiện điều gì đó liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn sẽ là người đầu tiên mà họ tìm tới.
Phần lớn các freelancer đều chỉ nói suông với khách hàng về những gì chọ thể làm. Tuy nhiên, luận điểm của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn có thể cho mọi người thấy những gì bạn có thể làm cho họ. Chẳng hạn như nếu bạn là một freelance designer, bạn có thể design lại ứng dụng vừa được phát hành, hoặc bạn có thể thiết kế lại một bộ nhận diện thương hiệu cho họ.
Bạn cũng có thể dành thời gian để viết sách điện tử hoặc blog để giúp những người khác giải quyết các vấn đề. Điều này không chỉ giúp bạn mài giũa tư duy mà còn giúp bạn xây dựng danh tiếng cũng như có thêm thu nhập ngoài lề. Bạn có thể đăng lên các diễn đàn, facebook ,hay mạng xã hội nào đó, mục đích bạn là PA bản thân, giống như bạn đang bán hàng (dịch vụ) của bạn, vậy bạn phải nhắm đúng mục tiêu của người mà cần thấy bạn trên facebook
Tham khảo phần mềm: simple uid ( Quyét tệp đúng đối tượng trên facebook) và simple facebook ( Tự động xây dựng thương hiệu trang cá nhân trên facebook hiệu quả)
5. Tinh chỉnh cơ sở hạ tầng của bạn
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc áp dụng ở mức vi mô hơn, một thứ gì đó giống như cơ sở hạ tầng cá nhân – một hệ thống mà một người sử dụng để hoàn thành công việc của mình. Ví dụ như bạn có thể xây dựng một hệ thống các quy tắc của riêng bạn như không check Facebook cho tới 6 giờ tối hay đi dạo để giúp đầu óc sảng khoái.
Mục đích của việc tinh chỉnh kế hoạch làm việc của bạn là để thêm vào và thử nghiệm một vài hệ thống hoặc giải pháp mà bạn đọc được trên mạng hoặc một nguồn tin đáng tin cậy. Nếu bạn đọc được một phương pháp nào đó giúp tăng hiệu quả công việc mà bạn cảm thấy hữu ích, hãy dành 1 khoảng thời gian để thử nghiệm giải pháp đó.
Trong một tiếng dành ra mỗi ngày, ngoài việc nghĩ về cách hoàn thành công việc của bạn nhanh hơn và tốt hơn, hãy thử đối chiếu những gì bạn làm được với những gì bạn dự định trong 6-12 tháng trước. Bạn có tiển triển gì tới mục tiêu đã đặt ra không? Bạn có đang tiến gần hơn tới việc làm việc cùng các khách hàng, đối tác trong mơ? Nếu không thì lí do là gì?
Hãy nhớ rằng, đây là thói quen một tiếng mỗi ngày và cần duy trì trong thời gian dài để giúp bạn luôn cập nhật những tình huống, đối phó với các vấn đề phát sinh mà không ảnh hưởng nhiều đến lịch làm việc cố định. Điều quan trọng không chỉ là nhận ra điều cần thiết đối với nghề freelancer là gì mà bạn cần phải thực hiện chúng, một cách thường xuyên để biến các công việc này trở thành thói quen hàng ngày.
Nếu bạn cảm thấy việc lao đi tìm kiếm và dồn phần lớn tâm sức của bạn cho khách hàng, đối tác luôn là ưu tiên trước nhất thì đã đến lúc bạn cần thiết nhận ra rằng hãy dành thời gian cho chính mình trước tiên.
2. Tìm hiểu và liên hệ với những khách hàng tiềm năng lý tưởng
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc làm freelance là khả năng lựa chọn người mà bạn sẽ hợp tác cùng. Hãy tận dụng lợi thế này một cách hợp lý. Tim Ferriss – tác giả cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” từng viết “cuộc sống vừa quá ngắn, vừa quá dài để làm việc với những người mà bạn không thích”.
Hãy viết mail, liên lạc với những người, những doanh nghiệp mà bạn muốn hợp tác cùng. Sử dụng LinkedIn để kiểm tra xem liệu có bất kì quan hệ chung nào giữa bạn và người đó, hoặc công ty đó và liệu có ai trong số đó có thể giới thiệu bạn hay không.
Nếu bạn thực sự muốn đầu tư, bạn có thể đính kèm một món “quà” kèm theo các email để thu hút sự chú ý của họ. Ví dụ như, nếu bạn làm về marketing, bạn có thể làm một slide mà khách hàng có thể đăng lên Slideshare, hoặc một bức ảnh thiết kế mà họ có thể post lên Facebook. Nếu bạn là một freelancer viết lách, bạn có thể viết một bài nói về công ty, hoặc ngành nghề, những chủ đề liên quan đến hoạt động của công ty. Tất cả đều đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư nghiên cứu hoạt động của khách hàng, những gì xoay quanh và những điểm còn thiếu sót – những điểm bạn có thể giúp họ khắc phục.
Phần 2: Freelancer là gì?Top 5 công việc dành cho freelancer hot nhất (P.2)
Freelancer là gì?Top công việc dành cho freelancer hot nhất (P.2)