Tại sao nên viết bài chuẩn SEO cho website? Đây là đề tài được các chủ sở hữu trang web quan tâm nhiều nhất hiện nay. SEO là một lĩnh vực mà các nhà kinh doanh không thể xem nhẹ khi quảng bá sản phẩm. Để quảng bá thương hiệu, giúp tăng doanh số bán hàng tốt hơn, chúng ta không thể bỏ qua công cụ SEO quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
1. Đầu tư bài viết thật chất lượng
Lí do nên tập trung đầu tư vào content
Xây dựng nội dung theo số lượng rất dễ dàng cho một website, chỉ cần vài thao tác copy là bạn đã có được đa dạng nội dung khác nhau. Tuy nhiên, việc làm này là vô nghĩa đối với thời đại của internet, khi nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao. Các dạng bài viết sáo rỗng, nội dung cũ khi xào nấu lại, không mang tính sáng tạo, không khoa học sẽ được đẩy ngay khỏi tâm trí khách hàng.
Một khi nội dung không chất lượng, không đáp ứng được tính thực tế gần nhất, không đảm bảo nhu cầu tìm kiếm thì ngay lập tức họ sẽ đáng giá không tốt về website của bạn và loại bỏ ngay việc tìm kiếm thông tin trên web. Đặc biệt khách hàng rất nhạy cảm đối với các website chuyên copy nội dung và nội dung kém chất lượng.
Chính vì thế, nội dung content cần phải đi kèm với chất lượng khi xuất bản bất kì một bài viết nào. Nội dung bạn mang đến cho người đọc phải đảm bảo tính có ích, phải đầy đủ thông điệp nhằm giải quyết được vấn đề nào đó cho độc giả. Vì vậy, một khi đầu tư vào content thì hãy tìm nơi xây dựng nội dung chất lượng. Một bài viết đạt yêu cầu phải có nội dung sắp xếp hợp lí, khoa học và có mục đích hướng khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ ngay khi theo dõi bài viết.
Lên ý tưởng và dàn ý viết bài
Việc đầu tiên tất nhiên là bạn phải tìm một chủ đề/từ khóa để bạn có thể bắt đầu viết rồi. Bên dưới tôi sẽ chia sẻ cho bạn 4 cách mà tôi thường dùng để nghiên cứu từ khóa/chủ đề để bắt tay vào tạo dựng content.
Nghiên cứu từ khóa
Hãy lưu ý một điều nho nhỏ là, bạn đừng nên nhắm vô từ khóa ngắn để SEO quá làm gì. Bởi vì sự thật mà nói, hiện tại phần lớn mọi người khi tìm kiếm, họ thường tìm kiếm những từ khóa cụ thể về nhu cầu của họ trên internet. (biểu đồ bên dưới)
Tiếp đến, khi người dùng tìm kiếm những từ khóa dài, họ thường có nhu cầu cụ thể. Từ đó bạn biết chính xác họ muốn gì mà cung cấp cho họ thứ họ cần một cách dễ dàng hơn.
Và cuối cùng, những từ khóa dài thường có xu hướng ít cạnh tranh và dễ SEO hơn rất nhiều lần so với các từ khóa ngắn.
Bây giờ giả sự tôi chọn chủ đề tối sẽ viết là “bài viết chuẩn SEO”, lúc này tôi sẽ cần tìm hiểu những từ khóa mà người dùng sẽ tìm kiếm để từ đó có thể tối ưu chúng.
Bên dưới là 2 cách mà tôi thường sử dụng để tìm kiếm những từ khóa liên quan (LSI keywords) này.
Sử dụng Ahrefs
Cách nhanh nhất mà tôi thường làm đó là sử dụng Ahrefs để biết được những từ khóa liên quan cũng như chủ đề nhỏ (subtopic) cần đề cập trong bài để “thỏa mãn” người dùng.
Đơn giản chỉ với 3 bước nhỏ bạn có thể làm được
- Gõ từ khóa bạn muốn nhắm tới lên trên google (vd: backlink là gì)
- Copy Url của 3 vị trí đầu và bỏ vào trong Ahrefs
- Nhấn organic Keywords của từng Url này
Lúc này Ahrefs sẽ cho bạn thấy, mỗi bài viết này hiện tại trên google đang đứng top các từ khóa nào. Bạn chỉ cần đảo qua các từ khóa mà các bài viết này đang đứng đầu thì bạn dễ dàng có được những từ khóa liên quan rất nhanh chóng.
Bởi vì, khi bạn SEO một bài viết và có được một độ uy tín nhất định (thường là lên top 10 & có traffic). Google bắt đầu đối chiếu nội dung bài viết bạn với dữ liệu của họ để xem nội dung bạn còn liên quan được với các từ khóa nào trong dữ liệu, từ đó google sẽ cho bạn lên những từ khóa này thêm (tất nhiên bạn phải tạo điều kiện cho google thì họ sẽ làm điều này nhanh và chính xác hơn, đó là lý do cần LSI keywords)
Bây giờ là cách thứ 2
Google Search Box
Google suggestion là gợi ý của google mỗi khi bạn tìm kiếm từ khóa.
Bạn chỉ cần gõ từ khóa bạn muốn nhắm đến “cách viết bài chuẩn seo” sau đó bạn kéo xuống cuối cùng của google. Bạn sẽ thấy những keywords (từ khóa) mà google gợi ý.
Lần lượt bấm vào những keywords này rồi lại kéo xuống, bạn sẽ lại ra những từ khóa liên quan khác.
Chỉ bằng cách đơn giản này bạn đã có kha khá những từ khóa liên quan rồi.Tạo cấu trúc bài viết
Ok, bây giờ thì bạn đã có trong tay những từ khóa bạn sẽ nhắm tới trong bài viết rồi. Lúc này bạn đã đi được 30% đoạn đường. Điều quan trọng lúc này đó là bạn cần có một cấu trúc bài viết mạch lạc để người dùng dễ theo dõi, tiếp thu, dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp,….
Đừng tin vào lời ba mẹ bạn
Có phải cha mẹ bảo bạn rằng: “con phải để phần hay nhất cuối cùng” khi còn nhỏ?
Có lẽ nó sẽ rất hữu ích trong trường hợp khi nói về ăn uống, nhưng trong bài viết, nhất là các bài SEO copywriting thì nó lại là một lời khuyên tệ hại.
Khi bạn đi học bạn được thầy cô bảo bạn phải xây dựng một cái kết tuyệt vời và xuất sắc. Tất cả mọi thứ phải dồn vô cái kết!
Nhưng sự thật khi bạn viết các bài viết cả Content Marketing & Coypwriting, mọi người không ở đó vì cái kết. Sự thật là chỉ có 30% độc giả sẽ đọc hết bài viết của bạn.
Vì vậy lúc này, tốt nhất bạn nên để content “truất’ss” nhất của bạn lên vị trí đầu
Được rồi, do đó, người tạo content bán hàng hay content marketing mới tiêu chuẩn sắp xếp các bài viết của họ theo những dòng này:
Bắt đầu từ đầu với thông tin ít quan trọng nhất và xây dựng đến một thông tin tuyệt vời ở phần cuối của bài.
Nhưng vào thời điểm bạn vừa chỉ đưa một chút thông tin trung bình, gần như tất cả độc giả của bạn đã không còn đọc nữa.
Thay vào đó, những gì tôi đề nghị bạn làm là cấu trúc bài viết của bạn như thế này:
Bằng cách này – giống như khi bạn đọc một bài báo – khán giả của bạn có thể thu thập thông tin họ cần và nếu họ có bỏ giữa chừng, họ cũng đã có những thông tin cần thiết.
Bây giờ, điều này có thể sẽ hơi trái lại một chút với quy luật bạn viết trước ấy. Nhưng, bạn sẽ ngạc nhiên bởi kết quả của nó.
Ví dụ 6 trên 10 người sẽ chia sẻ bài viết của bạn mà không cần đọc đầy đủ. Vì vậy, bằng cách cung cấp cho họ thông tin sớm hơn, chứ không phải là sau này, bạn gần như được tối ưu hóa để chia sẻ.
Họ nhận được giá trị nhận thức cao nhất về nội dung của bạn và họ sẽ có xu hướng chuyển đổi sớm hơn.
Tối ưu content chuẩn SEO
Thật chất, tôi đã chia sẻ về việc tối ưu SEO onpage, như thế nào là thật sự là chuẩn rồi.
Bạn có thể tham khảo 14 checklist tối ưu Onpage SEO nhé.
Thậm chí, ngoài tạo ra 14 checklist tối ưu seo onpage, tôi còn làm một video hướng dẫn trực tiếp cách tôi tối ưu bài viết ra sao, bạn có thể tham khảo bên dưới.
2. Viết bài đều đặn mỗi ngày
Để duy trì thứ hạng tìm kiếm cho website của mình cần lượng bài viết và link như thế nào là đủ?
Website của bạn đã có nhiều từ khóa lên top và bạn muốn duy trì những từ khóa này, câu hỏi đặt ra là đi bao nhiêu link trên ngày để duy trì thứ hạng của nó phỉa không ? Câu trả lời ở đây là: Từ khóa trên website sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và đặc biệt là đối thủ của bạn đang làm những gì, họ sẽ cố gắng làm để vượt qua bạn, vì thế trước khi muốn duy trì được thứ hạng từ khóa bạn cần phải nghiên cứu đối thủ của mình.
Trong lĩnh vực có độ cạnh tranh cao, hãy thật thông minh với bất kỳ từ khóa nào bởi cách đặt tên từ khóa sẽ giữ được thứ hạng cho chính mình. Từ khóa của bạn làm có quá cạnh tranh không, nếu ở mức độ trung bình và khó thì bạn nên làm nội dung thường xuyên, và đặt những backlink thật chất lượng hàng ngày, có thể là 3, 4 link và nhiều hơn một chút, bạn không nên đề cao số lượng của link đi mỗi ngày.
Cách duy trì thứ hạng từ khóa.
+ Đa dạng hóa anchortext của backlink trỏ về với số lượng ít, và đều, nên theo mô hình link wheel, cố gắng tìm backlink chất lượng.
+ Chia sẻ đều đặn và quảng bá trên các mạng xã hội Facebook, Google+, Pinterest, Twitter, Youtube,.. về nội dung mới tương ứng và liên quan.
+ Post các bài liên quan đến các sự kiện trong năm để có được lượng visit, bởi visit mang yếu tố rất quan trọng.
+ Thực hiện ký sinh trong seo ở 1 số site có độ trust cao (bạn có thể dùng tool kiểm tra trust rank) và cùng chủ đề .
+ Có kế hoạch và chiến lược marketing cho toàn website.
+ Liên tục cập nhật bài viết mới với các chủ đề liên quan nhằm tạo fresh content.
+ Tăng Google +1 đều đặn với các bài viết mới.
+ Luôn tìm hiểu để có được giá trị về tư tưởng của seo brand name và ứng dụng nó.
+ Kiểm tra và gỡ bỏ các backlink xấu từ đối thủ ( xem Hướng dẫn sử dụng công cụ chặn Backlink xấu, spam của Google).
Chúc bạn thành công.
3. Cập nhật nội dung bài viết thường xuyên
Tại sao việc cập nhật nội dung lại quan trọng?
Giữ nội dung trang web của bạn luôn cập nhật mới không phải là một công việc dễ dàng để làm, nó có chi phí về cả mặt thời gian và tiền bạc. Mặt khác, lợi ích từ việc làm như vậy – đặc biệt là lợi ích lâu dài về giá trị và tiết kiệm chi phí.
Lợi ích từ việc làm cho nội dung trang web của bạn luôn mới
Tôi sẽ định nghĩa ý nghĩa của ‘nội dung mới’ trong phần tiếp theo và cũng cung cấp một số hướng dẫn về mức độ thường xuyên bạn nên cập nhật một trang web tùy thuộc vào loại hình của nó, vì bây giờ điều quan trọng là phải hiểu được những lợi ích từ làm như vậy.
Nó rất tốt cho SEO – Công cụ tìm kiếm yêu thích nội dung và đặc biệt là nội dung mới. Họ thích có các bài đăng chất lượng dài trong chỉ mục của họ để thỏa mãn người dùng của họ. Một trang web được cập nhật thường xuyên được thu thập thông tin thường xuyên hơn, có nhiều trang trong chỉ mục và nhiều khả năng để phát triển SEO bằng cách áp dụng các phương pháp liên kết nội bộ ( internal link ) tốt nhất.
Rất tốt cho mạng xã hội – Nếu bạn đang sử dụng tiếp thị qua mạng xã hội để quảng bá blog của mình, bạn biết rằng một trong những yếu tố thành công quan trọng nhất là nội dung bạn đăng trên các trang mạng xã hội. Nhiều sự cố gặp phải đó là vấn đề phá huỷ cố gắng của bạn chỉ vì thiếu nội dung. Có một trang web được cập nhật thường xuyên cũng sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu cho các chương trình quảng cáo qua mạng xã hội của bạn.
Phù hợp với người dùng của bạn – Các trang web nhằm mục đích phục vụ người dùng và cho người dùng nội dung mới làm họ vui vẻ hơn. Một người sử dụng vui vẻ có thể họ sẽ quay trở lại, chuyển đổi, đăng ký, mua hoặc giới thiệu trang web của bạn cho người khác. Tôi không nói rằng điều này là dễ dàng như đếm 1-2-3, trước tiên bạn cần phải thấy được trang web của bạn được chấp nhận từ phía người dùng để nó nhận được một số tương tác của độc giả và một khi bạn đạt đến điểm đó thì tất cả mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Đó là một tín hiệu cho thấy trang web hoặc doanh nghiệp của bạn đang hoạt động – Hãy tưởng tượng bạn ghé thăm 2 trang web giống hệt nhau bán cùng một sản phẩm với cùng giá nhưng một trong số họ có một blog cập nhật, diễn đàn hỗ trợ hoặc phần tin tức. Những thứ khác bình đẳng như nhau, bạn sẽ tin tưởng vào trang web nào hơn? Một trong số đó đã cập nhật nội dung cho bạn cảm giác rằng nó vẫn hoạt động và họ quan tâm đến khách hàng của họ.
Điều này cũng đúng khi bạn truy cập một diễn đàn hỗ trợ sản phẩm. Nếu cập nhật cuối cùng được thực hiện trên diễn đàn cách đây 2 năm, bạn có tin vào công ty đó và mua sản phẩm của họ khi biết sự hỗ trợ của họ là không tồn tại?
Cập nhật là hoạt động cốt lõi của tiếp thị nội dung – Mọi người đều nói về tiếp thị nội dung trong thời gian gần đây, nhiều người nói đó là một cách SEO mới và điều này cũng là sự thật. Không có nội dung bạn không thể làm tiếp thị trực tuyến được nhiều, với việc lên nội dung tốt một cách đều đặn thì bạn có thể làm được rất nhiều.
Nhiều doanh nghiệp cả online và offline đang sử dụng nội dung để tạo ra doanh thu và thúc đẩy nhận thức về thương hiệu. Các ví dụ rất nhiều: Lazada sử dụng nội dung để thúc đẩy công cụ lập kế hoạch truyền thông qua mạng xã hội của họ, Thế giới di động thì quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua nhiều nội dung hỗ trợ tốt. Rất nhiều ví dụ các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều sử dụng nội dung là yếu tố chính cho mọi tiếp thị.
Nội dung mới là gì?
Trước khi tham gia vào các chi tiết xuất bản, hãy để tôi giải thích thêm giúp bạn hiểu ý của tôi là gì khi chúng tôi nói rằng một trang web cần được cập nhật với ‘nội dung mới’. Đây cũng là điều mà nhiều người hiểu lầm và điều này làm cho công việc cập nhật nội dung của họ thậm chí còn khó khăn hơn.
‘Nội dung mới’ không nhất thiết là nội dung hoàn toàn mới của riêng trang web mà nó là nội dung mới cho trang web cụ thể VÀ KHÔNG được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên web trực tuyến theo chuẩn cùng một định dạng.
Ví dụ: bài viết bạn đang đọc là ‘nội dung mới’ dành cho tiếp thị kỹ thuật số vì nó là duy nhất, nguyên bản và không được tìm thấy trong bất kỳ trang web trực tuyến nào khác. Nếu bạn tìm kiếm google ‘Cập nhật nội dung mới thường xuyên rất tốt cho SEO’, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm bài viết nhưng nội dung cụ thể bạn đang đọc trong bài đăng này là duy nhất và độc quyền với trang web này.
Vì vậy, ‘mới’ không chỉ có nghĩa là các mục tin tức hoặc khái niệm mới hoặc các lý thuyết (mà là rõ ràng) mà còn một cái gì đó mới cho các trang web cụ thể hoặc blog.
Bao lâu nên thêm nội dung mới vào trang web hoặc blog?
Nhiệm vụ của mỗi trang web là khác nhau và như vậy là những yêu cầu cập nhật cũng khác nhau. Bạn không thể mong đợi một blog công ty được cập nhật thường xuyên như một blog thường xuyên có tin như blog tin tức hoặc thể thao.
Tôi đã có cơ hội làm việc với khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp họ cập nhật trang web và quản lý blog và trong các đặc điểm của web lớn có thể được phân loại trong các loại sau:
Thể thao / Thời trang / Người nổi tiếng / Công nghệ / Phong cách sống / Tài chính / Báo / Tạp chí
Trong thể loại này tôi đã thêm trang web hoặc blog đề cập đến các chủ đề thịnh hành. Đối với những trang web này cập nhật với thông tin mới vài lần mỗi ngày là rất quan trọng cho sự thành công của họ. Không có giới hạn về số lần cập nhật và càng nhiều thì càng tốt hơn. Hầu hết các lượt truy cập của họ đều đến từ việc khách truy cập quay trở lại, từ mạng xã hội và tin tức của Google. Các bài viết thường ngắn và nên vấn đề mũi nhọn và chứa rất nhiều hình ảnh.
Trang web / Blog Bình thường
Thể loại này bao gồm các blog giống như trang bạn đang đọc. Nói cách khác, các trang web cung cấp nội dung thường tự nhiên, tươi mới (nội dung có liên quan trong một khoảng thời gian dài). Trong thể loại này, bạn mong muốn tìm các blog phát triển cá nhân, hướng dẫn blog, blog thông tin, wiki, tiếp thị, giảm cân, nghiên cứu, phân tích, mẹo đi du lịch, đánh giá và nhiều hơn nữa.
Theo quy tắc chung 3 bài cập nhật mỗi tuần là quá đủ, không cần phải cập nhật hàng ngày trừ khi bạn có các nguồn lực để thực hiện việc làm như vậy.
Trang web Công ty / Blog
Đây là những trang web kinh doanh giới thiệu một công ty và các sản phẩm / dịch vụ mà họ cung cấp. Đây là một trong những loại trang web khó nhất để cập nhật thường xuyên vì mọi dữ liệu ban đầu thiết lập đã được thực hiện và thông tin về công ty được xuất bản, bạn không có bất cứ điều gì hữu ích để xuất bản.
May mắn thay có một lối giải quyết và đó là tạo ra một chuyên mục blog cho công ty. Hãy để tôi cung cấp cho bạn một vài ví dụ về cách một blog có thể giúp một trang web kinh doanh có nội dung mới hữu ích một cách thường xuyên.
Các công ty luật – Họ có thể sử dụng blog để xuất bản các bài viết về cách làm thủ tục và thông tin và tin tức về các chủ đề liên quan đến luật pháp.
Công ty bán lốp xe oto – Các bài báo về việc sử dụng các loại lốp khác nhau, các bài báo hướng dẫn thực hành liên quan đến bảo dưỡng lốp xe.
Công ty đầu tư – Các bài viết về mọi thứ liên quan đến lĩnh vực tài chính, từ kinh tế đến tư vấn đầu tư.
Trang web về công việc trực tuyến – Các bài viết về các ngành nghề có xu hướng hoặc đang cần, các bài báo hướng dẫn (‘Làm thế nào để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn việc làm’ của bạn chẳng hạn).
Trên đây chỉ là một vài ví dụ chứng minh rằng một blog có thể phù hợp với hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề. Những gì bạn cần là ý tưởng và nguồn tài nguyên để thực hiện việc viết blog chuẩn nhất.
Cùng một quy tắc xuất bản áp dụng như các trang web thông thường, tức là cập nhật có thể là 2-3 lần một tuần.
Tại sao hầu hết các blog của công ty đều thất bại: Trong nhiều lần tư vấn cho các blog của công ty về lý do tại sao họ lại thất bại và mặc dù đây không phải là chủ đề chính của bài viết này nhưng tôi sẽ đề cập đến những lý do thất bại phổ biến nhất:
- Không phân bổ đủ nguồn lực để làm cho nó hoạt động (cả tiền và thời gian).
- Thiếu nội dung hữu ích, độc đáo và mang tính thông tin.
- Lựa chọn sai của nền tảng viết blog.
- Không đo được hiệu quả và thu nhập từ đầu tư từ viết blog.
- Không cho nó đủ thời gian.
- Lựa chọn tiêu đề bài viết xấu.
- Không làm nghiên cứu đủ từ khóa.
Web thương mại điện tử
Tiếp thị nội dung là một trong những cách hiệu quả nhất để quảng cáo cửa hàng trực tuyến của bạn. Hãy để tôi phác thảo một số ví dụ về cách cập nhật nội dung có thể làm việc cho một trang web thương mại điện tử.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đã đưa trang web thương mại điện tử của mình đầy đủ với các sản phẩm của mình. Đối với mỗi sản phẩm bạn có mô tả, đánh giá và hình ảnh. Vậy những nội dung nào bạn có thể xuất bản trong blog của bạn?
- Các bài viết / Video về cách sử dụng sản phẩm của bạn
- Đánh giá sản phẩm chi tiết
- Đánh giá so sánh các sản phẩm tương tự
- Các bài viết liên quan gián tiếp đến vị trí của bạn. Ví dụ: nếu bạn bán nhẫn đính hôn bạn có thể cung cấp các bài đăng trên blog liên quan đến đám cưới, cách đề xuất vv
- Thông báo về sản phẩm mới, thay đổi đối với các sản phẩm hiện có
- Thông báo về các đề nghị đặc biệt và các sự kiện sắp tới
Bao lâu bạn nên cập nhật blog thương mại điện tử? Câu trả lời rất đơn giản, khi bạn có nội dung CHẤT LƯỢNG CAO mới để xuất bản. Đối với một trang web thương mại điện tử, bạn cần phải cẩn thận để đẩy khách hàng tiềm năng đi mà phải cung cấp cho họ nội dung mà họ cần. Nếu bạn có thể làm điều này trên cơ sở thường xuyên thì đó là tốt hơn, nhưng tôi biết từ kinh nghiệm của mình nhận thấy điều này là khá khó khăn để thực hiện.
Bạn có thể thuê dịch vụ ngoài để cập nhật trang web?
Nếu bạn là một blogger độc lập hoặc sở hữu một mình, tất cả những gì bạn phải làm là tạo một lịch trình xuất bản và phân bổ thời gian cần thiết để tạo ra nội dung và cập nhật cần thiết cho trang web của bạn.
Mặt khác, nếu bạn là một công ty vừa và nhỏ bạn thấy rằng mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút vì hầu hết có lẽ bạn không có tài nguyên trong công ty để quản lý viết blog và cập nhật. Trong những trường hợp như vậy việc thuê đơn vị ngoài cập nhật trang web của bạn là một lựa chọn tốt. Nó không phải là miễn phí, nó sẽ có chi phí nhưng nếu bạn giao việc này cho một công ty chuyên nghiệp biết làm thế nào để chạy một blog kinh doanh, lợi ích lâu dài là điều bạn sẽ nhận được. Trước khi đưa ra quyết định về việc phải thuê dịch vụ ngoài, đảm bảo rằng họ có một bảng giá giá dễ hiểu và họ có thể cho bạn thấy những ví dụ thực sự từ các công ty đang sử dụng dịch vụ content marketing cho trang web.
4. Đặt tiêu đề bài viết hấp dẫn
Sử dụng các con số
Hầu hết tất cả người đọc đều ấn tượng mạnh đối với những con số. Vậy nên bạn có thể đặt tiêu đề dưới dạng một danh sách để gây sự chú ý đối với độc giả.
Theo nghiên cứu của Conductor thì tiêu đề chứa con số có khả năng tăng lượt nhấp chuột 36% so với những tiêu đề không chứa con số.
Và một cuộc điều tra khác từ 150.000 tiêu đề tiết lộ các tiêu đề số lẻ có CTR (tỷ lệ nhấp) tốt hơn 20% so với tiêu đề số chẵn.
Ví dụ: thay vì ghi “Các bước để có kế hoạch nội dung tiếp thị (content marketing plan) hiệu quả, hãy đặt con số vào tiêu đề này như “5 bước để có kế hoạch nội dung tiếp thị hiệu quả”.
Hoặc nếu không muốn viết tiêu đề dưới dạng danh sách, bạn có thể sử dụng các con số đối lập để gây shock hoặc tò mò cho người đọc. Phương pháp này hay được áp dụng đối với những bài viết về thủ thuật, hướng dẫn, mẹo vặt…
Nguồn: backlinko.com
Ví dụ:
Tăng 50% lượng khách hàng chỉ trong vòng 1 tuần (ở đây có sự đối lập giữa lượng khách hàng tăng lên và thời gian để đạt được điều đó)
Kiếm được 10 triệu/tháng chỉ với 1 triệu đồng tiền vốn
Những tiêu đề như thế này luôn gây tác động mạnh đến tâm lý người đọc và khiến họ “không thể cưỡng lại” mà click vào xem.
Tiêu đề gợi sự tò mò
Đây là cách được khá nhiều người làm content marketing sử dụng. Bạn có thể sử dụng một trong các gợi ý sau đây của Levica để thử nghiệm phương pháp này:
Sử dụng cấu trúc câu bỏ lửng và dấu “…” cuối câu
Hẳn khi lướt Facebook xem tin tức, bạn đã từng bắt gặp những bài báo giựt tít kiểu như thế này: “Ai cũng cười nhạo cô bé xấu xí cho đến khi…” hoặc “Sơn Tùng bị tố đạo nhạc nhưng…”
Đôi khi những title như vậy khiến bạn thấy khó chịu vì sự lấp lửng, không rõ ràng nhưng không thể phủ nhận được sức hấp dẫn khó cưỡng của chúng đối với người đọc. Với một cấu trúc bỏ lửng như trên, bạn có thể “thiên biến vạn hóa” ra muôn vàn kiểu tiêu đề khác nhau.
Ví dụ:
Làm SEO, nghề Hot nhưng…
Bill Gates là tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng không ai ngờ rằng….
Sử dụng ngôn ngữ bí ẩn
Hãy viết một title có sử dụng các từ ngữ mới lạ, kỳ bí. Điều này sẽ giúp khơi gợi trí tò mò của người xem. Nếu quá khó để nghĩ ra những câu từ mới lạ, bạn có thể sử dụng các mô típ quen thuộc hơn bằng cách đưa ra các cụm từ như: bí mật đằng sau…; bí mật chưa bao giờ được tiết lộ…; sự thật gây sock về…
Ví dụ:
SEO chính phái và SEO tà đạo (Sử dụng ngôn ngữ bí ẩn, mới lạ)
Bí mật thật sự đằng sau các chiến dịch marketing thành công trên thế giới
Bí ẩn chưa có lời giải của tam giác Quỷ
Tiêu đề có chứa yếu tố cảm xúc
Theo một thống kê của BuzzSumo thì có 7 chủ đề có khả năng thu hút rất nhiều người đọc, đó là: chân thành, hài hước, ngạc nhiên, truyền cảm hứng, sắc đẹp, cảnh báo và gây shock. Việc đánh vào yếu tố cảm xúc luôn tạo ra hiệu quả đột phá. Khi viết content marketing, hãy đặt tiêu đề với những cụm từ mạnh như: cười té ghế; không thể tin nổi; phẫn nộ; đắng lòng; thật xót xa; ai cũng phải rơi lệ;….
Ví dụ:
Cả thế giới phẫn nộ trước “màn tra tấn tàn độc” cậu bé khuyết tật
Cười té ghế với những tình huống thể thao siêu hài hước
Không nhịn được cười với hình ảnh Gordon Ramsay ngoài đời thực
Tiêu đề sử dụng câu hỏi
Câu hỏi luôn gợi lên sự hứng thú cho người đọc, thúc đẩy họ xem tiếp để tìm ra câu trả lời và cách giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số dạng câu hỏi thường được sử dụng:
Câu hỏi “Làm thế nào?”
Với kiểu câu hỏi như thế này, nó xứng đáng được vinh danh là “ông cố tổ” của các cách đặt câu hỏi vì đã xuất hiện từ hơn 100 năm trước và có mặt trong vô số bài báo, quảng cáo, content marketing. Tuy nhiên không phải vì câu hỏi này cũ mà chúng ta nghĩ nó thật nhàm chán. Câu hỏi “làm thế nào” giống như một lời “mời gọi” đầy quyến rũ”: “Hãy click vào tôi đi và tôi sẽ chỉ ra cho bạn một cái gì đó thật sự hay ho, hữu ích.”
Một số công thức chung bạn có thể áp dụng:
- Làm thế nào […] (Ví dụ: Làm thế nào để tạo ra kế hoạch marketing hiệu quả trên mạng xã hội (social network marketing?)
- Làm thế nào để […] mà không [ hành động gây khó chịu] (Ví dụ: Làm thế nào để có bài post gây tranh cãi mà không bị phản cảm ?)
- Làm thế nào để [ làm gì đó] trong [n] phút/giờ/ngày… (Ví dụ: Làm thế nào để viết 1 bài blog trong 20 phút)
Câu hỏi “Tại sao?”
Cụm từ “tại sao” được đặt ra không phải với dụng ý để đặt câu hỏi mà để đưa ra quan điểm và hứa hẹn một lời giải thích phía sau đó. Bạn có thể đặt tiêu đề dạng này theo cấu trúc sau:
Tại sao [hành động/ sự việc] là/ có thể là [ ý kiến/ sự khẳng định]
Ví dụ:
Tại sao những người nội tâm lại là những nhà tiếp thị nội dung giỏi?
Tại sao nội dung tương tác lại có thể là chiến thuật tiếp thị gây hứng thú nhất năm 2017?
Với 4 gợi ý viết tiêu đề trên đây, Levica hy vọng bạn đã có 1 vài ý tưởng sáng tạo cho tiêu đề bài viết trên website hay post trên facebook của mình. . Tuy nhiên khi đã có được một tiêu đề hấp dẫn, bạn cũng hãy nhớ chú ý phát triển phần nội dung. Đừng “treo đầu dê bán thịt chó” để người đọc thấy ngán ngẩm và không muốn quay lại nữa nhé!
>> Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO chuyên nghiệp từ A-Z bạn không thể bỏ qua (Phần 2)
Tâm Trần
Hay quá!
Chào bạn, bạn có thể tư vấn giúp mình cách seo web top5hot vn không?