Phát triển mô hình chuổi bán lẽ là mơ ước của rất rất nhiều doanh nghiệp từ bé đến lớn về việc xây dựng và sở hữu một hệ thống bán lẻ hiệu quả.
Tại sao lại như vậy? Bởi khi sở hữu chuỗi bán lẻ thì không những bạn làm chủ được thị trường mà bạn còn tối ưu được chuỗi giá trị lớn nhất của sản phẩm.
Trong mấy năm trở lại đây, có rất nhiều thương hiệu được xây dựng trên mô hình chuỗi với vốn đầu tư hàng triệu đô nhưng cũng không ít trong số đó sớm nở tối tàn.
Nhưng bên cạnh đó cũng đã có những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này. Họ sở hữu vài trăm đến hàng nghìn cửa hàng. Doanh thu hàng năm đạt vài chục ngàn tỷ vnd.
Nói như vậy để thấy rằng, mô hình chuỗi bán lẻ là miếng bánh khổng lồ cho những doanh nghiệp có tầm nhìn, có chiến lược bài bản và đúng hướng.
Là một người đã từng tham gia xây dựng hệ thống chuỗi 30 cửa hàng chuyên biệt trong suốt 5 năm và hiện tại đang xây dựng chuỗi bán lẻ cho chính doanh nghiệp mình. Tôi xin mạo muội được chia sẻ những kinh nghiệm về mô hình này. Có thể sẽ giúp các anh chị giống như tôi hoặc có dự định trong tương lai có một góc nhìn về chuỗi bán lẻ.
Mỗi cửa hàng là một sản phẩm và cần phải đóng gói.
Một người đàn ông ngoài 50 tuổi bước vào một cửa hiệu hamburger để mua một chiếc bánh mì kẹp thịt. Ông phát hiện ra một điều kỳ lạ mà ông chưa từng thấy ở một cửa hàng nào.
Cửa hàng hoạt động giống như một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ.
Ông nhận thấy đây không phải là một cửa hiệu làm bánh hamburger, mà là một cỗ máy in tiền.
Đó là vào năm 1952 tại San Bernardino bang California. Khi Ray Kroc bước vào cửa hiệu của hai anh em nhà MD và ông đã thuyết phục họ nhượng quyền kinh doanh cho mình. Và cho tới bây giờ Ray Kroc đã phát triển nó trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thành công nhất thế giới.
Tại sao họ làm được như vậy?
Trong buổi chia sẻ với các Ceo, diễn giả hỏi cả khán phòng:
– Ai đã từng ăn món gà rán của K..? Một rừng cánh tay dơ lên. Diễn giả hỏi tiếp:
– Ai có thể làm món gà rán ngon hơn thế? Vẫn có rất nhiều cánh tay giơ lên. Diễn giả bất chợt hỏi:
– Vậy ai có thể bán được hàng như họ? Cả khán phòng im lặng.
Đó chính là sức mạnh của mô hình chuỗi và là nền tảng của mô hình nhượng quyền kinh doanh mà người ta gọi nó là “cuộc cách mạng chìa khóa trao tay”.
Trong mô hình chuỗi, chúng ta cần xem cửa hàng như một sản phẩm chứ không phải là nơi để làm việc. Đây là một quan niệm rất đặc biệt và cũng rất quan trọng đối với những ai có ý định xây dựng mô hình này. Để xây dựng mô hình này hiệu quả chúng ta cần phải ghi nhớ một điều:
Cửa hàng là một sản phẩm và là một sản phẩm đặc biệt.
”Sản phẩm đặc biệt” này nó cũng có đầy đủ thuộc tính như những sản phẩm thông thường. Nó cũng cần được làm mẫu, đóng gói nhãn mác và sản xuất hàng loạt.
Nếu mở một cửa hàng riêng lẻ, chúng ta thoải mái bày kín những sản phẩm mà mình thích. Thì trong xây dựng mô hình chuỗi, chúng ta cần phải có ”công thức” để có thể đóng gói.
Có 5 nhân tố cần ghi nhớ khi xây dựng mô hình mẫu
:
– Công thức tạo ra sản phẩm
– Số lượng mã sản phẩm.
– Diện tích cửa hàng.
– Biển bảng và mã thiết bị phục vụ bán hàng.
– Số lượng nhân viên
Điều này rất quan trọng, bởi nó liên quan tới ”quy mô” và vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng.
6 nguyên tắc khi xây dựng mô hình mẫu mà theo Michael E. Gerber đã đưa ra, đó là:
– Logo, màu sắc, trang phục, trang thiết bị cần phải được sử dụng đồng nhất.
– Cửa hàng phải được xây dựng quy trình một cách trật tự và hoàn hảo.
– Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống.
– Xây dựng Kpi và hướng dẫn làm việc cụ thể cho nhân viên.
– Cửa hàng được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể.
– Giá trị đem lại cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, các nhà đầu tư hơn những gì họ mong đợi.
Hãy cùng Phân tích 5 nhân tố và 6 nguyên tắc tác động tới mô hình chuỗi ở phần sau.
Nguồn: Gr Phát triển doanh nghiệp Việt
Xem lại Kinh nghiệm ”bạc tỷ” khi xây dựng kênh phân phối cho doanh nghiệp(p1)
Kinh nghiệm “bạc tỷ” khi xây dựng kênh phân phối cho doanh nghiệp(p2)